Yêu cầu trình dự thảo Nghị định về lấn biển trong quý II/2021
Ảnh minh họa |
Cụ thể, Phó Thủ tướng Nguyễn Văn Thành yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường tập trung xây dựng dự thảo Nghị định về lấn biển như đã được giao tại Nghị quyết số 134/2020/QH14 ngày 17/11/2020, Quốc hội khóa XIV, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định, đảm bảo chất lượng, sớm trình Chính phủ vào quý II/2021 để giải quyết căn bản các khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các dự án lấn biển.
Để đảm bảo đủ cơ sở xem xét vấn đề tháo gỡ khó khăn trong thực hiện các dự án lấn biển trong lúc Nghị định về lấn biển chưa được ban hành, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần tiến hành rà soát tình hình triển khai các dự án lấn biển trong thời gian qua để xác định, đánh giá cụ thể các khó khăn, vướng mắc liên quan đến giao khu vực biển, giao đất, cho thuê đất khi triển khai...; trên cơ sở đó, nếu thấy cần thiết, chủ trì, phối hợp với các bộ, ban, ngành, địa phương liên quan thống nhất giải pháp cụ thể, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Dự kiến, nội dung chính của dự thảo Nghị định về lấn biển gồm 6 chương, 40 điều quy định về nguyên tắc, yêu cầu đối với hoạt động lấn biển; việc xem xét, quyết định cho phép thực hiện các hoạt động lấn biển; quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư dự án có hoạt động lấn biển; nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp, các ngành trong quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động lấn biển.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, có nhiều vấn đề đặt ra đối với việc quản lý hoạt động lấn biển. Trong khi đó, pháp luật hiện hành gần như chưa có các quy định cụ thể đối với hoạt động này. Pháp luật đất đai chỉ quy định nguyên tắc chung về việc khuyến khích hoạt động khai hoang, lấn biển. Pháp luật về đầu tư chỉ quy định về thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư, quyết định đầu tư, trong đó có quy định liên quan đến thẩm quyền đối với một số dự án lấn biển có quy mô lớn. Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo chỉ quy định việc khai hoang, lấn biển trong phạm vi hành lang bảo vệ bờ biển chỉ được thực hiện khi có văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ; tuy nhiên, cơ bản hoạt động lấn biển lại không thuộc phạm vi hành lang bảo vệ bờ biển (vì nằm ngoài đường mực nước triều cao trung bình trong nhiều năm). Pháp luật bảo vệ môi trường có quy định một số dự án lấn biển có quy mô lớn phải thực hiện đánh giá tác động môi trường, tuy nhiên không có yêu cầu quy định cụ thể đối với các dự án có hoạt động lấn biển…
Tiềm năng to lớn từ khu vực ven biển Việt Nam có chiều dài đường bờ biển trên 3.260 km với 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giáp biển (chiếm tới gần 1/2 diện tích và dân số của cả nước), có 136 huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (trong đó có 12 huyện đảo) và 675 xã, phường, thị trấn tiếp giáp biển; dọc bờ biển Việt Nam có trên 50% số đô thị lớn của cả nước, có 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc - Trung - Nam. Là vùng chuyển tiếp giữa lục địa và đất liền, khu vực ven biển được coi là tâm điểm cho sự phát triển trong tương lai với sự gia tăng dân số, mở rộng các ngành công nghiệp, du lịch và quá trình đô thị hóa. |
Tổng Bí thư: Tiếp tục nỗ lực làm tốt vai trò huyết mạch nền kinh tế Ngày 5/5, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức Lễ kỷ nhiệm 70 năm thành lập Ngân hàng Việt Nam. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tham dự và phát biểu chỉ đạo về định hướng phát triển để ngành ngân hàng phát huy vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng là huyết mạch của nền kinh tế. |
Phân công công tác của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 593/QĐ-TTg phân công công tác của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ. |
Phó Thủ tướng: Sẽ rà soát và xử lý nghiêm các dự án lấn sông, lấn biển Nhiệm vụ quan trọng trong thời gian tới đó là phải kiểm tra toàn bộ các dự án đầu tư ven biển, yêu cầu điều chỉnh lại dự án để dành không gian biển phù hợp với yêu cầu người dân và đúng quy định của pháp luật. Thu hồi xử lý nghiêm những hành vi lấn chiếm đất đai, không gian công cộng ở bờ sông, bờ biển. |