Xúc tiến thương mại, đầu tư giữa doanh nghiệp Việt Nam và Campuchia
Đồng Nai và Kampong Thom (Campuchia) hợp tác thúc đẩy phát triển trên nhiều lĩnh vực Ngày 12/12, tại thành phố Biên Hòa, UBND tỉnh Đồng Nai và Chính quyền tỉnh Kampong Thom (Vương quốc Campuchia) đã ký kết Bản ghi nhớ thiết lập quan hệ hữu nghị nhằm tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực như: y tế, giáo dục, nông nghiệp, văn hóa,… |
Phụ nữ tỉnh Gia Lai và hai tỉnh Rattanakiri, Stung Treng (Campuchia) chung tay vun đắp tình đoàn kết, hữu nghị Là địa bàn có đường biên giới với Campuchia, những năm qua, Hội LHPN tỉnh Gia Lai cùng với Hội Phụ nữ Campuchia vì Hòa bình và Phát triển tỉnh Rattanakiri, Stung Treng (Campuchia) tăng cường mối quan hệ “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, bền vững lâu dài”. Phụ nữ 3 địa phương đã phối hợp triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa, góp phần xây dựng, củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa 2 dân tộc. |
Chiếm số đông đại biểu tham dự là đại diện các doanh nghiệp Việt Nam, đến từ nhiều địa phương như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, An Giang…
Quang cảnh hội thảo xúc tiến thương mại và đầu tư giữa doanh nghiệp Việt Nam và Campuchia. |
Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Phan Văn Trường, Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Campuchia cho biết sau hơn hai năm bị ảnh hưởng bởi dịch VOVID-19, kinh tế hai nước đang dần phục hồi và phát triển vững chắc. Cùng với đó, quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai bên cũng đang tăng trưởng nhanh chóng, doanh nghiệp hai nước ngày càng tăng cường tìm hiểu, tìm đối tác phát triển kinh doanh.
Theo ông Phan Văn Trường, với phương châm lấy doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ của công tác xúc tiến thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Campuchia phối hợp với Tổng cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Thương mại Campuchia), Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Campuchia và Hiệp hội Cơ khí Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo xúc tiến thương mại và đầu tư giữa doanh nghiệp Việt Nam và Campuchia, nhằm giới thiệu, kết nối doanh nghiệp giữa hai nước, tạo diễn đàn để các doanh nghiệp tự giới thiệu và tìm đối tác hợp tác, phát triển thị trường, mở rộng hoạt động đầu tư kinh doanh.
Trong tham luận trình bày tại hội thảo xoay quanh chủ đề “Kế hoạch xúc tiến thương mại của Bộ thương mại Campuchia đối với thị trường Việt Nam”, ông Tan Yuvaroat, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Thương mại Campuchia) cho rằng Campuchia và Việt Nam là hai nước láng giềng có quá trình giao thương lâu đời, Chính phủ hai nước đã nỗ lực thúc đẩy thương mại chính ngạch với các mặt hàng chủ lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất như phân bón nông nghiệp, phân hữu cơ, giống cây trồng, vật tư xây dựng…, cùng các mặt hàng phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng ngày như rau, cá, thịt, đồ uống…
Theo ông Tan Yuvaroat, Việt Nam có thị trường du lịch giải trí hấp dẫn như điểm đến Phú Quốc, cùng thị trường du lịch khám chữa bệnh, loại dịch vụ mà người dân Campuchia đang có nhu cầu. Trong lĩnh vực đầu tư, Campuchia từng nhận được nhiều dự án đầu tư từ Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp nhưng bị đình trệ trong giai đoạn COVID-19 vừa qua.
Gửi gắm kỳ vọng Campuchia sẽ tiếp nhận nhiều thông tin trao đổi thương mại, giới thiệu về hoạt động kinh doanh và thương mại giữa hai nước, ông Tan Yuvaroat chia sẻ “Tuy thời lượng thảo luận ngắn nhưng hi vọng sẽ góp phần cung cấp những thông tin cơ bản, mở đường cho các nhà sản xuất, thương nhân, doanh nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển quan hệ kinh doanh theo nhu cầu của mình”.
Phát biểu tại hội thảo, ông Ngô Văn Tuất, Tham tán Công sứ Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia cho rằng, sau thời gian dài bị ảnh hướng của dịch COVID-19, Việt Nam và Campuchia đã mở cửa trở lại, nhất là các hoạt động kinh tế, thương mại, đầu tư. Trong 11 tháng của năm 2022, kim ngạch thương mại hai nước đạt 9,77 tỷ USD, tăng 13,2% so với cùng kỳ năm 2021. Với đà tăng trưởng này, kim ngạch thương mại song phương năm 2022 chắc chắn sẽ đạt trên 10 tỷ USD.
Theo ông Ngô Văn Tuất, phát triển nông nghiệp là một trong những chính sách ưu tiên hiện nay của Chính phủ hoàng gia Campuchia, cũng là thế mạnh của các nhà đầu tư, doanh nghiệp Việt Nam. Hai nước đều có xuất phát điểm từ nền kinh tế nông nghiệp, thế mạnh là nông nghiệp nên có thể đầu tư, hỗ trợ lẫn nhau thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến các mặt hàng nông sản, hình thành chuỗi cung ứng cung cấp cho thị trường khu vực và thế giới.
Ông Ngô Văn Tuất chia sẻ: "Tôi tin tưởng rằng, cùng với luật đầu tư mới của Campuchia, các hiệp định hai bên đã ký kết như Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp và lao động, Bản thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương, Hiệp định thương mại biên giới, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần… sẽ là những cơ sở thuận lợi để các doanh nghiệp, nhà đầu tư hai nước tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh trong các lĩnh vực nông nghiệp, chế biến nông sản, xây dựng, du lịch, dịch vụ thương mại… nhất là thương mại vùng biên".
Việt Nam - Bỉ đẩy mạnh quan hệ Đối tác chiến lược về nông nghiệp, hợp tác đầu tư, thương mại Nhận lời mời của Thủ tướng Alexander De Croo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm chính thức Vương quốc Bỉ từ ngày 13-15/12. Chiều 13/12, theo giờ địa phương, ngay sau Lễ đón trọng thể tại Cung điện Egmont, hai Thủ tướng đã tiến hành hội đàm. |
Doanh nghiệp Ấn Độ xúc tiến thương mại, công nghiệp tại thị trường Đồng Nai Ngày 13/12, tại thành phố Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) đã diễn ra Hội nghị Xúc tiến thương giữa tỉnh Đồng Nai với doanh nghiệp Ấn độ. Tại đây, 60 doanh nghiệp của Ấn Độ, Đồng Nai đã có cơ hội được giới thiệu những dự án có tiềm năng và kêu gọi đầu tư. |