Xử phạt các trường hợp vi phạm quy định trong khai thác thủy sản
Bình Yên (t/h) 23/06/2022 19:44 | Nhịp sống biển đảo


Sau 1 tuần ra quân kiểm tra, đoàn đã tiếp cận 81 phương tiện tàu cá để nhắc nhở, tuyên truyền cho các chủ tàu và thuyền viên; đồng thời trên cơ sở giám sát, phát hiện và bắt giữ thêm 7 tàu cá của ngư dân Diễn Châu vi phạm các quy định về đánh bắt.
Tổng số tiền bị xử phạt là 37 triệu đồng, trong đó tàu cá mang biển kiểm soát NA- 90477-TS của ông Nguyễn Đức Hạnh, ở Diễn Bích bị xử phạt 7,5 triệu đồng; tàu NA - 80033-TS của ông Cao Bá Tiền ở Diễn Ngọc bị phạt 7,5 triệu đồng; tàu NA- 80131 -TS của ông Nguyễn Văn Sáu ở Diễn Bích bị xử phạt 4 triệu đồng; tàu NA- 90426-TS của ông Trần Văn Dương ở Diễn Bích bị xử phạt 7,5 triệu đồng...
![]() |
Lực lượng kiểm ngư tiếp cận và bắt giữ 1 tàu cá vi phạm để làm thủ tục xử phạt. Ảnh: Báo Nghệ An |
Các lỗi vi phạm của chủ tàu cá là ghi không đầy đủ nhật ký khai thác thủy sản đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 24 m; vứt bỏ ngư lưới cụ trái phép xuống vùng nước tự nhiên, thuyền viên trên tàu cá không có tên trong sổ danh bạ thuyền viên tàu cá; thuyền trưởng, máy trưởng không có văn bằng hoặc chứng chỉ theo quy định; tàu cá không có sổ danh bạ thuyền viên theo quy định…
* Cũng trong lĩnh vực này, Chi cục Thủy sản tỉnh Khánh Hoà vừa xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản đối với 2 trường hợp vi phạm. Theo đó, Nguyễn Xuân Nhân (phường Cam Phú, TP. Cam Ranh) bị xử phạt 4 triệu đồng, bị tịch thu 1 bộ kích điện và 1 bình ắc quy do sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản; Nguyễn Đức Tiến (thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận) bị xử phạt 7,5 triệu đồng do sử dụng tàu cá có chiều dài 18,5m nhưng không có văn bằng chứng chỉ máy trưởng theo quy định.


Đáng chú ý
Việt Nam - Campuchia nỗ lực đàm phán phân giới cắm mốc khoảng 16% đường biên giới còn lại

Bài viết mới
Kiểm ngư hỗ trợ ngư dân yên tâm vươn khơi, bám biển

Đến năm 2040, Phú Quốc sẽ đón khoảng 15 triệu lượt khách/ năm

Chuyên đề

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đã đồng hành hàng trăm năm với lịch sử văn hóa và đời sống dân tộc Việt. Một trong những giá trị quan trọng nhất của hoạt động tín ngưỡng này chính là âm nhạc. Sự hòa trộn của yếu tố bác học với dân gian; sự giao thoa văn hóa các vùng miền, các dân tộc; sự tiếp biến của văn hóa các giai đoạn lịch sử… đạt đến độ hoàn hảo. Đặc biệt nhất là tính thống nhất cực kỳ cao độ giữa cảm xúc, tâm tưởng của những thành phần tham dự là chủ sự, nghệ nhân, khán thính giả; của đời sống hiện thực với đời sống tâm linh thiêng liêng đã được âm nhạc, diễn xướng ở đây tạo nên một giá trị hiếm có. |

50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ: Hương sen tỏa ngát bao gồm tất cả những bài viết về quan hệ của hai nước một cách toàn diện, sâu sắc và độc đáo nhất.