Điều tra, xử lý các tàu cá vi phạm quy định về khai thác hải sản
Cà Mau: Xử lý triệt để tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài và khai thác hải sản trái phép Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Cà Mau về việc tập trung triển khai thực hiện quyết liệt hơn nữa các giải pháp chống khai thác IUU. |
"Bộ tứ" quyết chặn đánh bắt trái phép ở Thái Bình Dương Sáng kiến của "Bộ tứ" - gồm Mỹ, Nhật Bản, Úc, Ấn Độ - sẽ sử dụng công nghệ vệ tinh để tạo thành hệ thống theo dõi bao trùm Thái Bình Dương |
Từ đầu năm 2022, Bình Định vẫn còn 5 tàu cá với 30 lao động vi phạm vùng biển nước ngoài, bị lực lượng chức năng Malaysia bắt giữ; 2 tàu cá với 10 lao động bị kiểm soát, lấy tài sản rồi thả trên biển. Trong đó, 6 tàu vi phạm ở huyện Phù Cát - địa phương liên tục xảy ra tình trạng tàu cá vi phạm IUU.
Các tàu cá bị bắt giữ gồm: tàu BĐ 93347 TS (6 thuyền viên), do ông Nguyễn Xuân Quang (sinh năm 1983), tàu BĐ 31188 TS (6 thuyền viên) do ông Đỗ Quang Nhân (sinh năm 1996) và tàu BĐ 93430 TS (6 lao động) do ông Ngô Hồng Đạt (sinh năm 1980; cùng trú tại thị trấn Cát Tiến, huyện Phù Cát), làm thuyền trưởng.
Ngoài ra, tàu cá BĐ 30129 TS (6 thuyền viên) do ông Phan Hữu Lộc (sinh năm 1966) và tàu BĐ 31207 TS (6 thuyền viên) do ông Trần Cường (sinh năm 1973; cả hai cùng trú tại xã Cát Minh, huyện Phù Cát), làm thuyền trưởng.
Các tàu cá trên đều hành nghề câu mực, bị lực lượng thực thi hàng hải Malaysia bắt giữ khi xâm phạm vùng biển nước này. Qua xác minh, tàu cá của các ông Lộc, Nhân, Cường, Đạt đều xuất bến tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Riêng tàu ông Lộc không có thiết bị giám sát hành trình, từ năm 2005 đến nay chưa về Bình Định nên chính quyền địa phương phát tin truy tìm nhiều năm; còn tàu ông Nhân, Cường, Đạt cũng nhiều tháng đậu ở các vùng biển phía Nam chưa về địa phương.
Ngoài ra, tàu BĐ 30111 TS (6 thuyền viên) do ông Huỳnh Công Hưng (sinh năm 1975, xã Cát Minh) làm thuyền trưởng cũng vi phạm lãnh hải nước ngoài, bị lực lượng chức năng Malaysia kiểm soát, lấy tài sản. Tàu còn lại mang số hiệu BĐ 95548 TS, của ngư dân thị xã Hoài Nhơn bị kiểm soát trên vùng biển yêu sách thềm lục địa Malaysia (chưa có căn cứ xử lý)...
Theo UBND tỉnh Bình Định, hiện 5 tàu (30 thuyền viên) đang bị cơ quan chức năng nước ngoài giam giữ, chưa thả về địa phương nên chưa lập hồ sơ để xử lý.
Riêng đối với tàu cá ông Hưng hiện vẫn chưa về địa phương. Chính quyền Bịnh Đình chỉ đạo bộ đội biên phòng tỉnh ngay khi tàu cá này về bến sẽ tạm giữ để điều tra, xử lý...
Qua điều tra, xác minh các tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài, ngành chức năng Bình Định vẫn chưa phát hiện cá nhân, tổ chức nào trên địa bàn môi giới đưa tàu cá ra vùng biển nước ngoài đánh bắt trái phép.
Nhận thấy hoạt động các tàu cá vi phạm rất bất thường khi đều xuất bến ở các vùng biển phía Nam và “né” không về tỉnh, UBND tỉnh Bình Định đề nghị Bộ Công an chỉ đạo công an các tỉnh phía Nam cần tăng cường công tác nắm bắt tình hình, điều tra, xác minh, lập chuyên án đấu tranh với các đường dây tổ chức môi giới đưa tàu cá ra nước ngoài để đánh bắt trái phép.
Đội tàu cá đánh bắt xa bờ của Bình Định. Ảnh minh hoạ |
Đề nghị Bộ Tư lệnh BĐBP tăng cường chỉ đạo các cơ quan biên phòng từ các tỉnh Bình Thuận – Kiên Giang (nơi có 400 tàu cá Bình Định hoạt động lâu ngày không về địa phương) tăng cường kiểm tra, kiểm soát, cảnh báo, răn đe, xử lý để ngăn chặn việc vi phạm.
Ngoài ra, tỉnh này đề nghị Bộ Quốc phòng tăng cường lực lượng chấp pháp trên vùng biển chồng lấn, kể cả sử dụng UAV để tuần tra phát hiện vùng biển xa để thông báo các tàu cá, các địa phương…
Trước đó, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã có văn bản đề nghị các tỉnh Bình Định, Kiên Giang, Cà Mau điều tra, xác minh, xử lý nghiêm minh đối với tổ chức, cá nhân tổ chức, môi giới đưa các tàu cá và ngư dân khai thác hải sản trái phép.
Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tính từ đầu năm tới nay, cả nước xảy ra 32 vụ/52 tàu/453 ngư dân bị nước ngoài bắt giữ, xử lý. Trong đó chủ yếu là do Malaysia bắt giữ, xử lý với 23 vụ/38 tàu/367 ngư dân.
Các địa phương có tàu cá và ngư dân bị bắt giữ, xử lý nhiều là Kiên Giang (9 vụ/13 tàu/114 ngư dân), Cà Mau (4 vụ/8 tàu/28 ngư dân, vẫn đang tiếp tục xác minh số lượng ngư dân bị bắt giữ), Bình Định (4 vụ/6 tàu/38 ngư dân).
Ngoài ra còn 7 vụ/11 tàu cá/122 ngư dân đang chờ xác minh, nghi ngờ tàu cá thuộc tỉnh Kiên Giang, Cà Mau. Đặc biệt thời gian gần đây xuất hiện một số vụ việc nghiêm trọng như sử dụng tên, đăng ký tàu giả để khai thác hải sản trái phép.
Nhằm ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá và ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đề nghị chủ tịch UBND các tỉnh Bình Định, Kiên Giang, Cà Mau chỉ đạo cơ quan công an tỉnh, bộ đội biên phòng tỉnh điều tra, xác minh, xử lý nghiêm minh đối với tổ chức, cá nhân tổ chức, môi giới đưa các tàu cá và ngư dân ở các vụ việc nêu trên.
Quảng Trị triệt phá 2 đường dây đưa người xuất, nhập cảnh trái phép Bội đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị vừa cho biết, chỉ trong 1 ngày lực lượng chức năng đã triệt phá 2 đường dây đưa người xuất, nhập cảnh trái phép từ Lào về Việt Nam, bắt giữ 7 đối tượng. |
Bắt tàu cá chở 50.000 lít dầu trái phép trên biển Tại thời điểm kiểm tra, thuyền trưởng tàu không đưa được giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp 50.000 lít dầu DO đang vận chuyển. |