Xử lý thế nào khi nhiễm COVID-19 trong Tết Nguyên đán?
Hà Nội công bố 82 điểm bán thuốc trong những ngày nghỉ Tết Nguyên đán Sở Y tế Hà Nội vừa thông tin về việc đảm bảo cung ứng thuốc phòng, chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Bên cạnh đó công bố 82 điểm bán lẻ thuốc trong dịp Tết, tăng 17 cơ sở so với Tết năm 2021. |
Hà Nội áp dụng phần mềm mới quản lý F0 tại nhà trong Tết Nguyên đán 2022 Ông Nguyễn Việt Hùng - Phó Giám đốc phụ trách Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cho biết: Thành phố đã thống nhất chủ trương dùng phần mềm quản lý F0 tại nhà để quản lý người bệnh. |
Trong những ngày Tết, nguy cơ nhiễm COVID-19 sẽ cao hơn, vì vậy bên cạnh việc luôn tuân thủ quy tắc 5K, người dân cũng nên có những phương án ứng phó nếu không may bị lây nhiễm.
Ngày Tết, trong quá trình đi du lịch, nếu không may nhiễm COVID-19, người dân nên dừng mọi hoạt động vui chơi và thực hiện cách ly y tế đầy đủ, tránh lây nhiễm.
Người dân cần trang bị kiến thức về việc cách ly y tế tại nhà. (Ảnh minh hoạ: Viet Nam+) |
ThS.BS Đỗ Cao Vân Anh - phó trưởng bộ môn nhiễm Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch chia sẻ với báo Tuổi Trẻ: Tùy vào loại phương tiện di chuyển trong chuyến du lịch mà xây dựng các phương án cách ly khác nhau. "Người dân đảm bảo tuyệt đối việc đeo khẩu trang. Và nếu đi du lịch bằng ô tô của gia đình mà bị dương tính thì người dân có thể quay trở về nhà, không tiếp xúc ai trong quá trình di chuyển, báo cho nhân viên khách sạn nơi thuê vệ sinh, khử khuẩn phòng".
Còn khi đi du lịch bằng xe khách hoặc máy bay không thể quay về, BS Vân Anh cho rằng người dân nên tự cách ly theo dõi trong vòng 5 - 7 ngày tại phòng khách sạn, đồng thời luôn tuân thủ 5K. Sau 5 - 7 ngày thực hiện xét nghiệm lại, nếu kết quả âm tính, có thể quay trở về nhà để tiếp tục theo dõi sức khỏe tại nhà.
Về việc theo dõi sức khỏe khi cách ly tại nhà, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán, PGS.TS.BS Nguyễn Hoài Nam - trưởng khoa khám bệnh Bệnh viện ÐH Y dược TP.HCM cho biết, dù triệu chứng bệnh có nhẹ nhưng bệnh nhân cũng nên kiểm tra tình trạng hô hấp thường xuyên. Nếu người bệnh có các dấu hiệu chuyển nặng phải báo ngay trạm y tế để có hướng xử trí kịp thời.
"Cần lưu ý chỉ số SpO2 nếu dưới 95% có thể là dấu hiệu cảnh báo thiếu oxy trong máu. Nếu nhịp thở trên 20 lần/phút, nhịp tim trên 100 lần/phút đó cũng là dấu hiệu nguy cơ", BS Nam nhắc nhở.
Ngoài ra, nếu bệnh nhân không đủ điều kiện cách ly và điều trị tại nhà thì sẽ được chuyển đến các bệnh dã chiến điều trị COVID-19.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo: Trong thời điểm lễ Tết đông đúc, nhất là đã có sự xuất hiện của biến chủng mới, người dân nên hạn chế du lịch xa nhà. Nên tìm hiểu kỹ về các quy định cách ly tại địa phương trước khi đến bởi sẽ có địa phương cho phép khách du lịch tự cách ly tại khách sạn và cũng có nơi bắt buộc phải cách ly tập trung khi nhiễm COVID-19.
Đặt vấn đề có một số khách sạn yêu cầu khách du lịch đến phải có kết quả xét nghiệm nhanh âm tính, theo các chuyên gia việc này không thật sự cần thiết nếu người dân đã đảm bảo tiêm đủ liều vắc xin, tuân thủ quy tắc 5K.
Từ ngày 19/1, TP.HCM đã tạm ngưng hoạt động Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 3, 5, 10 và Bệnh viện dã chiến Củ Chi cho đến khi có thông báo mới.
Tuy vậy vẫn còn một số bệnh viện điều trị COVID-19 được Sở Y tế phân công hỗ trợ và túc trực xuyên Tết như Bệnh viện dã chiến số 6, 8, 13, 14; bệnh viện điều trị COVID-19 TP Thủ Đức, Củ Chi, Tân Bình, Nhi đồng 2, Từ Dũ, Hùng Vương, An Bình, Phạm Ngọc Thạch, Trưng Vương, Phước Lộc.
Còn tại Hà Nội, Thành phố cũng thống nhất chủ trương triển khai dùng phần mềm quản lý F0 tại nhà để quản lý người bệnh. Việc này đảm bảo bà con đón tết an lành và phản ứng nhanh với tình hình dịch bệnh dịp Tết nguyên đán.
Đồng thời tiếp tục tuyên truyền tuân thủ nguyên tắc 5K. Khuyến cáo người dân cần tiêm đủ liều vaccine, khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, cần liên hệ với y tế để được tư vấn. Thành phố cũng sẽ tiếp tục thực hiện chiến dịch tiêm vaccine, tiêm vét mũi 1, mũi 2, tiêm mũi bổ sung và tiêm liều nhắc lại.
Về kịch bản đối phó với dịch COVID-19 thời gian tới, đặc biệt là trong dịp Tết, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương cho hay, hiện Hà Nội ghi nhận khoảng gần 3.000 ca/ngày, vẫn nằm trong kịch bản của thành phố về kiểm soát, thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch bệnh. Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết, với vị trí là trung tâm giao thương, đi lại, buôn bán, áp lực COVID-19 trong những ngày Tết với Hà Nội là rất lớn. Sở Y tế cũng đã tham mưu cho thành phố thực hiện các biện pháp quyết liệt để phòng, chống dịch.
Những lưu ý khi đi lại dịp Tết Nguyên đán Theo cảnh báo của giới chuyên gia, dịp Tết Nguyên đán tiềm ẩn nhiều nguy cơ khiến dịch bệnh COVID-19 lây lan do nhu cầu đi lại của người dân tăng cao. |
Bỏ test nhanh để tránh ùn tắc tại sân bay trong dịp Tết Nguyên đán Do đã bỏ yêu cầu test nhanh với khách đi máy bay, Cục Hàng không Việt Nam khuyến cáo hành khách không nên đến sân bay quá sớm, mà chỉ cần đến sân bay phù hợp với giờ bay ghi trên vé để tránh hiện tượng chờ đợi đông, ùn tắc tại khu vực nhà ga. |