Xây dựng “Góc Việt Nam”, “Không gian Việt Nam – Hồ Chí Minh” ở nước ngoài
Tận dụng “sức mạnh mềm” quảng bá Việt Nam ra thế giới
Chiến lược nêu rõ, ngoại giao văn hóa là bộ phận cấu thành quan trọng của nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại. Nếu ngoại giao chính trị là chủ công, ngoại giao kinh tế là đột phá, ngoại giao văn hóa là nền tảng tinh thần tạo nên bản sắc của ngoại giao Việt Nam.
Mục tiêu của ngoại giao văn hóa là sử dụng công cụ văn hóa trong ngoại giao nhằm đưa quan hệ Việt Nam với các đối tác đi vào chiều sâu, ổn định, bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc, tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, huy động nguồn lực bên ngoài, biến điều kiện thuận lợi, vị thế đất nước thành nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, tôn vinh các giá trị, vẻ đẹp của văn hóa Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, nâng cao vị thế đất nước…
![]() |
Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2030 đã đề ra nhiều nhóm giải quảng bá các giá trị văn hóa, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra thế giới. Ảnh: Baoquocte.vn |
Hướng đến mục tiêu này, Chiến lược đã đề ra nhiều nhóm giải quảng bá các giá trị văn hóa, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra thế giới. Tiêu biểu như: Tích cực tham gia chủ động, trách nhiệm tại các tổ chức, diễn đàn văn hóa cấp khu vực và thế giới như: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu (ASEM), Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn Hợp tác Đông Á - Mỹ Latinh (FEALAC), Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF), các tổ chức phi Chính phủ về văn hóa...
Tiếp tục tăng cường sự hiện diện của Việt Nam tại các sự kiện văn hóa quốc tế có uy tín, tiến tới đăng cai tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch, khoa học, giáo dục, y tế... tầm khu vực và quốc tế; đầu tư nghiên cứu phát triển các sản phẩm văn hóa đặc sắc; chú trọng xuất bản và phổ biến ra nước ngoài các tác phẩm nghệ thuật có giá trị, chất lượng; thúc đẩy giới thiệu ngôn ngữ, phong tục tập quán, lễ hội, trang phục các dân tộc Việt Nam, các danh lam, thắng cảnh, các làng nghề truyền thống, các tác phẩm trên các lĩnh vực điện ảnh, âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, kiến trúc...
Tăng cường giới thiệu con người Việt Nam thông qua hình ảnh các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, cá nhân tiêu biểu như: danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi, đại thi hào Nguyễn Du, nhà giáo Chu Văn An... và đặc biệt là Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó tăng cường việc tuyên truyền, giới thiệu, tôn vinh các tư tưởng cao đẹp của Người, được cộng đồng quốc tế chia sẻ như thúc đẩy hòa bình, bình đẳng giữa các dân tộc, độc lập chủ quyền và hợp tác quốc tế….
Kiều bào – sứ giả lan tỏa giá trị Việt
Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2030 chú trọng việc lấy địa phương, người dân, doanh nghiệp là trung tâm, xem đây vừa là chủ thể thụ hưởng vừa là đối tác, tham gia vào việc triển khai Chiến lược.
![]() |
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt cộng đồng người Việt Nam tại Liên bang Nga trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga. Tại buổi gặp mặt, Chủ tịch nước ghi nhận, đánh giá cao tinh thần một lòng hướng về quê hương của kiều bào. Ảnh: Baodantoc.vn |
Một trong những giải pháp đột phá được Chiến lược đề cập là khuyến khích người dân, nhất là đồng bào Việt Nam ở nước ngoài, lưu học sinh Việt Nam, người Việt Nam đi du lịch... trong vai trò sứ giả lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam.
Theo đó, sẽ tạo điều kiện để đồng bào Việt Nam ở nước ngoài được tiếp nhận thông tin, sản phẩm văn hóa từ trong nước để giữ gìn, phát huy bản sắc, truyền thống văn hóa Việt Nam ở sở tại; tiếp tục tổ chức các chương trình, hoạt động về nguồn hướng đồng bào Việt Nam ở các nước về quê hương thông qua các hoạt động tham quan, tìm hiểu địa điểm văn hóa, lịch sử, chủ quyền của đất nước.
Quan tâm, phát hiện và tạo điều kiện để các cá nhân Việt Nam ở trong và ngoài nước tham gia các cuộc thi khu vực, quốc tế trong các lĩnh vực văn hóa, khoa học, giáo dục...; xây dựng kế hoạch phổ biến kiến thức cơ bản về văn hóa, ngoại giao văn hóa với những người Việt Nam đi lao động, học tập, công tác trung và dài hạn ở nước ngoài... góp phần xây dựng hình ảnh người Việt Nam có văn hóa, tôn trọng pháp luật và có hiểu biết về văn hóa bản địa.
Cùng với đó, đa dạng hóa các hoạt động hỗ trợ đồng bào Việt Nam ở nước ngoài trong việc giữ gìn tiếng Việt, phát huy bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; thúc đẩy đưa tiếng Việt vào chương trình giảng dạy ở các cơ sở giáo dục tại địa bàn có đông người Việt Nam sinh sống; nghiên cứu lựa chọn Ngày tôn vinh tiếng Việt hàng năm để khuyến khích, cổ vũ đồng bào, nhất là thế hệ trẻ học tập và giữ gìn tiếng Việt.
Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi nhằm bảo tồn và phát huy các thiết chế văn hóa do đồng bào Việt Nam ở nước ngoài hoặc do chính quyền, người dân sở tại xây dựng như: không gian tín ngưởng; ẩm thực Việt Nam; “Góc Việt Nam” tại các thư viện, bảo tàng; các khoa “Việt Nam học” tại các trường Đại học; các công trình, biểu tượng hữu nghị của Việt Nam và các nước….
Trước đó, trong Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến giai đoạn 2011-2020, những nội hàm, quan điểm, mục tiêu và các biện pháp của ngoại giao văn hóa đã được xác định rõ. Hơn 10 năm qua, ngoại giao văn hóa được triển khai bài bản, rộng rãi cả trong nước và ngoài nước. Thông tin, hình ảnh về đất nước, văn hóa, lịch sử, con người, chính sách của Việt Nam được quảng bá, phổ biến và lan tỏa rộng rãi, giúp nhân dân thế giới hiểu biết, thiện cảm, yêu mến. Từ đó dẫn tới quyết định lựa chọn Việt Nam là điểm đến để hợp tác, đầu tư, du lịch, sử dụng những sản phẩm, dịch vụ mang thương hiệu Việt Nam… hay cao hơn là ủng hộ các quan điểm, đường lối, chính sách của Việt Nam.
“Đối với Việt Nam, sức mạnh mềm xuất phát từ những giá trị tự thân của đất nước như lịch sử, truyền thống, văn hóa, tư tưởng nhân văn, hệ thống quan niệm về nhân sinh quan, thế giới quan... và sự bồi đắp, quan tâm, phát huy thông qua chính sách của Đảng, Nhà nước cũng như ý thức, hành động của mỗi người dân Việt Nam ở cả trong và ngoài nước. Những giá trị văn hóa truyền thống của người Việt Nam được lan tỏa rộng rãi, nhận được sự yêu mến của người dân thế giới... Đây chính là chỉ số “mềm” góp phần xây dựng hình ảnh, tạo nên uy tín, vị thế đất nước” Ông Mai Phan Dũng - Vụ trưởng Vụ Ngoại giao văn hóa và UNESCO, Bộ Ngoại giao |
Tin bài liên quan

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Mong cộng đồng kiều bào tại UAE ngày càng lớn mạnh

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel thăm hỏi kiều bào, sinh viên

Trí thức kiều bào ngày càng khẳng định vị thế trong môi trường tri thức toàn cầu
Các tin bài khác

50 năm quan hệ Việt Nam - Italia: Bản hòa nhạc của tình dân

Tuần Văn hóa Campuchia tại Việt Nam 2023: tăng cường giao lưu khu vực biên giới

Tạo sinh kế cho người dân nghèo Campuchia: hoạt động thiết thực, hiệu quả

Khai mạc Liên hoan hữu nghị nhân dân Việt Nam - Ấn Độ lần thứ 11
Đọc nhiều

Lộ trình, lịch trình các tuyến xe buýt tại Quảng Trị mới nhất, chi tiết nhất năm 2024

Tử vi hôm nay 12 con giáp 5/12/2023: Thứ 3 lao đao của 12 con giáp

Con số may mắn hôm nay 4/12/2023 12 con giáp: Dậu may mắn bủa vây

Khai mạc giải Marathon Quốc tế Di sản Cần Thơ 2023: mở rộng cộng đồng chạy đường dài trong và ngoài nước
Bờ cõi biển đảo
Miền đất - Con người Cuộc sống vùng biên Nhịp sống biển đảo Lịch sử chủ quyền Giao lưu hữu nghị

Trao 2 suất học bổng cho học sinh Campuchia khó khăn

Duy trì vùng biển giáp ranh Việt Nam – Thái Lan hòa bình, ổn định

Chủ tịch EC đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam liên quan đến chống khai thác IUU
Multimedia

Học sinh Mai Châu (Hòa Bình) nỗ lực ngăn chặn khủng hoảng khí hậu

Lan tỏa tình yêu âm nhạc dân tộc Việt Nam - Nhật Bản

Đến Huế thăm làng nghề hoa giấy Thanh Tiên

Gìn giữ nghề làm nón lá của người Tày Bắc Hà

Người đẹp Belarus mê mẩn gỏi gà măng cụt của Việt Nam

Đà Nẵng: Lớp học tiếng Việt dành cho các sinh viên Lào, Thái Lan tại chùa Tam Bảo

"Vua đầu bếp Mỹ" Christine Hà hướng dẫn trẻ khiếm thị làm bánh trung thu

Cộng đồng người Việt được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe tại Israel

Đội huỷ nổ bom mìn lưu động NPA/RENEW phá huỷ đạn pháo trả lại màu xanh cho đất

Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam tổ chức thông tin về Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII

Âm vang những giai điệu Nga

Quy định về việc xin cấp lại "sổ đỏ" khi bị mất

VUFO thông báo danh sách thí sinh và phòng thi viết Vòng 2 kỳ thi tuyển công chức năm 2023

Du khách đến Singapore được nhập cảnh không cần hộ chiếu từ năm 2024

Bộ tem Kỷ niệm 50 năm Hiệp định Paris sắp được phát hành

Lễ khởi động dự án “Người dân Khánh Hòa nói tiếng Anh”
