Trang chủ Bờ cõi biển đảo Nhịp sống biển đảo
12:42 | 15/06/2019 GMT+7

Vượng khí làng chài dưới chân đèo hoang

aa
Nghe kể, những vạn dân Xuân Hải đã có mặt dưới chân đèo Cù Mông (ranh giới 2 tỉnh Bình Định, Phú Yên) từ hàng trăm năm trước. Họ đến sống cộng sinh bên ghềnh đá hoang dại, ra biển kiếm ăn bằng những thuyền con và thúng chai rồi dần tạo dựng nên một làng biển giàu mạnh…
Độc đáo con đường thuyền thúng của làng chài bích họa Tam Thanh Nhốt cá vào lồng, hết cảnh treo niêu mà cả làng còn đổi đời Những làng chài "âm dương nghịch chiều", chạy đua xây lăng mộ

Nghe kể, những vạn dân Xuân Hải đã có mặt dưới chân đèo Cù Mông (ranh giới 2 tỉnh Bình Định, Phú Yên) từ hàng trăm năm trước. Họ đến sống cộng sinh bên ghềnh đá hoang dại, ra biển kiếm ăn bằng những thuyền con và thúng chai rồi dần tạo dựng nên một làng biển giàu mạnh…

vuong khi lang chai duoi chan deo hoang

Một góc làng thúng Xuân Hải dưới chân đèo Cù Mông

Nghệ sĩ cưỡi sóng

Sau hàng trăm năm ẩn mình dưới chân đèo đá, đến bây giờ làng chài Xuân Hải (thôn 2, xã Xuân Hải, thị xã Sông Cầu, Phú Yên) mới được khách du lịch bốn phương khám phá ra. Một buổi chiều giữa tháng 5-2019, chúng tôi tìm về “mục sở thị” cái làng thúng chai đẹp nhất dải miền Trung này. Buổi chiều, nắng vàng vọt rọi xuống tự tình với sóng biển. Tiếng âm ba vang vọng, giữa một màu bình yên, no ấm. Từ đỉnh đá, làng chài Xuân Hải “lộ diện”, cảnh sắc đẹp ngỡ ngàng. Đó là một bức tranh sống động giữa cái hoang vu của đá, sóng và con người miệt biển. Ngư phủ Xuân Hải có lối sống tự do, phóng khoáng. Họ còn được ca tụng với cái mỹ danh nghệ sĩ cưỡi sóng.

Trò chuyện với tôi, cựu lão ngư Hồ Văn Thìn (68 tuổi, làng biển Xuân Hải) nói: “Khách thập phương thấy làng chài này nhiều thúng chai bắt mắt, nên gọi nghệ sĩ hay nghệ thuật gì đó. Cả tài sản của Xuân Hải chỉ có mỗi thúng chai và những ngư dân chuyên ăn đêm. Ngoài ra, bãi biển ở làng chài này còn sở hữu một loại cát cực kỳ hiếm, đó là cát vàng hạt to, không bị dính bẩn khi nằm lên đó. Thế nên, ngày trước lớp trẻ cứ yêu nhau là hay ra bãi cát dựng lều, tỏ tình…”

Chứng kiến khoảnh khắc ngư phủ làng chài Xuân Hải ra khơi mưu sinh, phần nào cảm phục trước sự tinh tế, khéo léo của con người nơi cửa bể. Có lúc, cả chục ngư phủ ngồi trên chiếc thúng chai tưởng chỉ nhỏ như vỏ đậu, quay quanh con sóng hung dữ đang xô vào ghềnh đá. Một du khách đang đi “bụi” nói với tôi rằng, cuộc mưu sinh của cư dân làng chài này thiên về nghệ thuật hơn là cái hiện thực cơm áo hàng ngày.

Còn ông Nguyễn Thu (60 tuổi) khoe rằng, đã từng đi nhiều nước trên thế giới như Ý, Áo, Đức, Pháp… nhưng chưa có nơi nào đáng sống như làng chài Xuân Hải - nơi “chôn nhau cắt rốn” của ông. “Dù đi đâu tôi vẫn cứ muốn quay về đây để buổi chiều nào cũng được nghe tiếng sóng vỗ vào gành đá. Được nghe tiếng dân làng rôm rả kéo thúng chai buông khơi, rồi trẻ con nô đùa bên sóng, chúng tôi rất may mắn sở hữu một món quà vô giá mà tạo hóa ban cho, không có tiền bạc nào có thể đánh đổi được cả”, ông Thu tự hào.

Làng thúng “ăn” đêm

Theo lão ngư Hồ Thìn, làng thúng chai Xuân Hải hiện có gần 1.000 hộ dân, với trên 5.000 nhân khẩu. Cả làng có khoảng 500 thúng chai, đánh bắt ở những vùng biển từ 10 hải lý trở vào bờ. Cư dân vạn chài Xuân Hải thường lợi dụng đêm đen để ra biển dàn trận, tổ chức cuộc “săn”. “Hàng ngày, cứ 17 giờ 30 phút các tàu thuyền bắt đầu ra khơi, đến 6 giờ sáng mới trở về bờ để bán hải sản. Trước đây, đa số dân làng ra biển kiếm ăn bằng thúng chai. Vài năm trở lại đây, nhiều người giàu có, cũng đã đóng được tàu lớn để ra biển xa, bắt cá lớn”, ông Thìn chia sẻ.

Đang khéo léo gỡ những mảng hàu và vỏ ốc bám trên tấm lưới, ngư phủ Trần Hiến (47 tuổi, làng chài Xuân Hải) vui vẻ nói: “Nghề thúng chai cũng lai rai thôi chú. Có đêm trúng thì được vài ba triệu, vào chính vụ cá trích có mẻ kiếm trên chục triệu. Còn bình quân thì 500.000 - 700.000 đồng/mỗi đêm/2 canh đánh bắt.” Theo anh Hiến, thúng chai này làm được rất nhiều nghề, như lưới trích (nghề chính, chuyên bắt cá trích), lưới tôm, bóng mực, lưới ba màng, lưới cao (cá sòng, cá ngân), lưới một (cá phèn, cá hố, cá liệt), lưới chuồn (bắt cá chuồn bay)… Mùa cá trích kéo dài từ tháng 9 đến tháng giêng năm sau (tháng 1), vạn dân Xuân Hải gọi là “mùa no ấm”. “Vài năm trở lại đây, xuất hiện thêm một nghề mới, đó là nghề săn loài cá chuồn bay. Nghề này là nghề hót, dễ hốt bạc lắm!”, anh Hiến nói.

Bà Tô Thị Chua (54 tuổi), khẳng định: “Hiện tại, nghề thúng chai vẫn đang là số 1 ở Xuân Hải. Nhiều chủ thúng chai hành nghề trúng mánh, không những xây được nhà cao cửa rộng mà còn cho con ăn học đến đại học nữa. Ngày xưa bố mẹ chúng chỉ có học hết lớp 3 là cố lắm! Giờ con em trong làng này đều được đi học hết, đứa thấp nhất cũng hết lớp 9 hoặc 12”.

Có thời “cắn cỏ” nuôi bộ đội

Bà Chua kể rằng, trước kia làng biển Xuân Hải từng là vùng đất cách mạng. Vì thế, những năm trước giải phóng, chiến trận ác liệt, dân làng phải sống cảnh trốn chạy. “Hồi ấy, dân chúng tôi mỗi khi qua bên chợ Gò Duối (nay xã Xuân Lộc, thị xã Sông Cầu) bán than (đốt từ cây rừng) mua gạo thì thường bị lính ngụy bắt lại, lục soát. Chúng dùng khèo (cây rừng) vót nhọn, chọc vào bị, thấy có gạo là quy cho tội tiếp tế cho cộng sản nên bắt đổ ngay. Thời ấy, đói thế mà vẫn quyết che chở, nuôi bộ đội giải phóng”, bà Chua nói.

Năm 1973, bà Chua mới chỉ 8 tuổi, có bố là bộ đội đang ẩn náu ở những ngọn núi phía sau làng chài. Mỗi ngày, mẹ Chua phải đùm cơm trong bị, giả làm người đi lấy than để đưa cơm cho chồng. Có hôm, mẹ lâm bệnh dặn Chua (lúc ấy mới 10 tuổi) vắt cơm bỏ vào bị, lần đường lên núi đưa cho bố và đồng đội ăn. Lên nửa dốc núi, cô bé Chua bị lính ngụy phát hiện, bắt lại để lục soát. Tay chân cô bé nhỏ nhắn run rẩy, sắp đổ quỵ xuống đất. May thay, vừa lúc có bà cô hàng xóm quen với tay lính ra can lại, bảo: “Con cháu nó tội lắm! Đưa bị lên rừng cho ba nó lượm than về đổi gạo ăn chứ không có gì đâu, đừng lục soát nó!” Nhờ vậy mà cô bé Chua thoát chốt địch bình an vô sự.

Đó là một buổi chiều mùa hạ năm 1973, lúc đó địch và ta còn đang vây ráp, truy đuổi nhau ác liệt. Dân lành là những người phải cam chịu đói khát lầm than, khi cuộc chiến nổ ra. “Khi mang cơm lên đến chỗ ẩn náu của các chú bộ đội. Lúc ấy, tui tận thấy có 4 chú đang trên 4 cây như cái đòn gánh, cứ quật qua, quật lại. Tui hỏi: “Các chú đang làm gì vậy”. Có chú trả lời: “Khổ lắm cháu ơi, do dưới hang tụi chú đang nấu canh nên phải quật cho tan khói, chứ để địch phát hiện có khói, chúng ném bom là chết hết”.

Ông Thìn kể thêm: “Còn ba tôi là ông Hồ Nhào những năm 1966 đến 1977, đã lấy thùng phuy, đào hầm dưới bếp để nuôi nhiều bộ đội trong nhà. Trong khi đó, mẹ tôi là bà Đăng Thị Phết, năm 1966 theo đội cảm tử quân vào thị xã Sông Cầu để cướp chính quyền. Nhưng sau đó bà bị địch bắn chết… Kể ra vậy, để thấy dân làng chài Xuân Hải dù nghèo nhưng luôn sòng phẳng với quê hương đất nước. Ăn rau, cắn cỏ cũng quyết bảo vệ quê hương chứ không chịu theo địch…”.

Hôm nay, nhìn quê hương của mình đang thay da đổi thịt, ông Thìn phấn khởi hẳn. Tuy nhiên, trong con mắt của bô lão này vẫn còn bộn bề lo âu. Ông bộc bạch: “Từ khi Nhà nước có chủ trương làm Quốc lộ 1D nối từ TP Quy Nhơn (Bình Định) đi thị xã Sông Cầu đã làm bật dậy làng chài Xuân Hải. Tuy nhiên bây giờ vẫn còn nhiều mối lo lắm. Dân làng còn nghèo, dẫu có lợi thế về du lịch nhưng chưa khai thác được nhiều vì không ai quan tâm, thiếu đầu tư”.

10 năm trở lại đây, biển gần bờ nạn giã cào bay hoành hành. Chúng (giặc giã cào-PV) tàn sát cá, cua từ bé đến lớn, kéo phá hết ngư lưới cụ của vạn dân Xuân Hải, tổn thất hàng chục triệu đồng. Mong Trung ương, địa phương sớm có giải pháp loại bỏ ngay giặc giã này. “Còn một mối lo khác, làng chài chúng tôi bây giờ đang đứng trước vấn nạn nhức nhối, đó là rác thải. Rác thải bủa vây, đang dần đầu độc cả bãi biển rồi…”, ông Thìn lo lắng nói.

vuong khi lang chai duoi chan deo hoang Độc đáo con đường thuyền thúng của làng chài bích họa Tam Thanh

Làng chài ven biển Tam Thanh ở thành phố Tam Kỳ được biết đến như làng bích họa đầu tiên của Việt Nam và đang ...

vuong khi lang chai duoi chan deo hoang Nhốt cá vào lồng, hết cảnh treo niêu mà cả làng còn đổi đời

Từ khi nghề khai thác san hô bị cấm do ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên, làm cạn kiệt hệ sinh thái ...

vuong khi lang chai duoi chan deo hoang Những làng chài "âm dương nghịch chiều", chạy đua xây lăng mộ

Quảng Điền, Phú Vang - Thừa Thiên Huế là hai huyện bọc xung quanh hệ đầm phá lớn nhất của Đông Nam Á mang tên ...

vuong khi lang chai duoi chan deo hoang Có một Quy Nhơn yên bình trong bài viết của phóng viên nước ngoài

"Tôi có cảm giác mình không bao giờ muốn rời khỏi nơi này", phóng viên Marissa Carruthers chia sẻ trong bài viết về du lịch ...

vuong khi lang chai duoi chan deo hoang Thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa), nơi chạy trốn xô bồ để tìm về cõi an yên

Cách Nha Trang 50km, thị xã Ninh Hòa đang trở thành điểm đến tiềm năng với khách du lịch. Sự yên tĩnh và lặng lẽ ...

vuong khi lang chai duoi chan deo hoang Đây là cách mà Hồng Kông biến mình từ một làng chài thành trung tâm giao thương quan trọng bậc nhất của thế giới

Hồng Kông từng là một phần của nền phong kiến Trung Hoa lẫn Đế chế Anh, từ đó mang bản sắc Đông-Tây kết hợp mà ...

vuong khi lang chai duoi chan deo hoang Làng chài Cửa Vạn – điểm đến đẹp như mơ mà du khách không thể bỏ qua

TĐO - Theo Buzzfeed, làng chài Cửa Vạn trên Vịnh Hạ Long có khung cảnh đẹp như mơ mà du khách không thể bỏ qua. ...

Theo Ngọc Oai/SGGP
Nguồn:

Tin bài liên quan

Ngôi làng "ma" đột nhiên biến thành chốn "bồng lai tiên cảnh"

Ngôi làng "ma" đột nhiên biến thành chốn "bồng lai tiên cảnh"

Có một ngôi làng bỏ hoang tưởng như đã bị lãng quên sau hơn 20 năm được người dân Trung Quốc nô nức tìm đến gần đây.
Ngư dân Đà Nẵng tất bật mùa ruốc biển

Ngư dân Đà Nẵng tất bật mùa ruốc biển

Với người dân Đà Nẵng, đặc biệt là người ngư dân quanh năm bám biển mưu sinh, thì có những lộc biển đến bất ngờ mang lại cho người ngư dân một khoản thu nhập đáng kể ngoài những vụ cá chính.
Tiêu chí xác định xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo

Tiêu chí xác định xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định 36/2021/QĐ-TTg về tiêu chí xác định huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021-2025.

Các tin bài khác

Vùng 5 Hải quân rút kinh nghiệm đợt cao điểm chống khai thác IUU

Vùng 5 Hải quân rút kinh nghiệm đợt cao điểm chống khai thác IUU

Chiều 23/4, tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm đợt cao điểm chống khai thác IUU.
Quyết tâm cao gỡ bỏ cảnh báo ‘Thẻ vàng’ trong năm 2024

Quyết tâm cao gỡ bỏ cảnh báo ‘Thẻ vàng’ trong năm 2024

Công tác chống khai thác IUU là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa lâu dài đối với phát triển bền vững ngành thuỷ sản; thực hiện mục tiêu gỡ cảnh báo thẻ vàng trong năm 2024.
Vùng 4 Hải quân đưa thông tin về biển, đảo đến với các em học sinh tỉnh Ninh Thuận

Vùng 4 Hải quân đưa thông tin về biển, đảo đến với các em học sinh tỉnh Ninh Thuận

Ngày 22/4, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội nghị tuyên truyền biển, đảo, thu hút nguồn nhân lực xây dựng Quân chủng Hải quân cho gần 500 học sinh khối 12 tại Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn và Trường THPT Nguyễn Trãi trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải chung sức cùng người dân Cà Mau vượt qua hạn hán

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải chung sức cùng người dân Cà Mau vượt qua hạn hán

Ngày 21/4, đoàn công tác Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân do Chuẩn Đô đốc Nguyễn Hữu Thoan, Chính ủy Bộ Tư lệnh Vùng làm trưởng đoàn đã đến thăm, động viên, tặng quà người dân vùng hạn hán trên địa bàn các xã: Khánh Tiến, Khánh Lâm và Biển Bạch của tỉnh Cà Mau.

Đọc nhiều

Bộ đội Hải quân Vùng 5 góp sức khống chế "giặc lửa" ở Vườn quốc gia Phú Quốc

Bộ đội Hải quân Vùng 5 góp sức khống chế "giặc lửa" ở Vườn quốc gia Phú Quốc

Chiều 24/4, sau 6 giờ tích cực triển khai các phương án dập lửa, cán bộ, chiến sĩ Vùng 5 Hải quân cùng các lực lượng chức năng đã kịp thời khống chế được đám ...
Lợi nhuận thuần từ kinh doanh bảo hiểm sụt giảm, Manulife, Prudential, Dai-ichi Life và Cathay Life vẫn lãi nghìn tỷ nhờ đâu?

Lợi nhuận thuần từ kinh doanh bảo hiểm sụt giảm, Manulife, Prudential, Dai-ichi Life và Cathay Life vẫn lãi nghìn tỷ nhờ đâu?

Trong bối cảnh lãi thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm sụt giảm đáng kể, các “ông lớn” bảo hiểm nhân thọ vẫn duy trì được lợi nhuận hàng nghìn tỷ đồng nhờ doanh ...
Doanh nghiệp Việt Nam – Mông Cổ trao đổi cơ hội hợp tác

Doanh nghiệp Việt Nam – Mông Cổ trao đổi cơ hội hợp tác

Ngày 24/4/2024, tại Thủ đô Ulaanbaatar, Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ và Phòng Thương mại và Công nghiệp Quốc gia Mông Cổ (MNCCI) đã phối hợp tổ chức cuộc gặp gỡ doanh ...
Ngày hội giao lưu sinh viên quốc tế

Ngày hội giao lưu sinh viên quốc tế

Sinh viên, lưu học sinh đến từ 9 quốc gia, gồm: Lào, Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Mexico, Liên bang Nga, Campuchia và Ai Cập vừa cùng hơn 1.000 sinh viên Trường ...
Việt Nam lên tiếng việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam lên tiếng việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều ngày 25/4, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng nhấn mạnh, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam.
Tuần tra liên hợp trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ

Tuần tra liên hợp trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ

Chuyến tuần tra liên hợp giữa Cảnh sát biển Việt Nam và Cảnh sát biển Trung Quốc lần này trải dài trên phạm vi 13 điểm, từ Đông Bắc đảo Cồn Cỏ 48 hải lý đến Đông Nam đảo Trần 14 hải lý.
Cây xanh của tỉnh Bình Định đến với Trường Sa

Cây xanh của tỉnh Bình Định đến với Trường Sa

Ngày 25/4, tại Xã Cát Hạnh (Huyện Phù Cát, Tỉnh Bình Định), Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiếp nhận 15.000 cây dừa giống, 300Kg thuốc Patox 4GR do UBND tỉnh Bình Định hỗ trợ cho Chương trình “Xanh hoá Trường Sa”.
top 3 diem den thu hut du khach quoc te tai ha noi
xe dap tho trong chien dich dien bien phu
gioi thieu quang ba ve dat nuoc va con nguoi viet nam tai dan mach
lan dau tien am thuc hungary ra mat tai ha noi
dai su cac nhom g4 gui thong diep chuc tet nguyen dan
viet nam tang 8 bac trong bang xep hang chi so phat trien con nguoi
dai su canada ghe xu hoa dao nhat tan hao hung don tet viet
Xin chờ trong giây lát...
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Đại sứ Marc Knapper trò chuyện cùng chị Lưu Hiếu
Hơn 300 lưu học sinh Lào, Campuchia trải nghiệm Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Hyakka Souen - Bách Hoa Thương Viêm
Giai điệu Nga trong lòng Hà Nội
Nhà tưởng niệm Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng đón lượng khách cao gấp 3 lần
Hành trình chinh phục khán giả xứ anh đào của KURROCK
Cảm nhận biến đổi khí hậu để nỗ lực hành động vì trái đất
Xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Lần đầu tiên ẩm thực Hungary xuất hiện tại Hà Nội
“Hương vị nước Nga” giữa lòng Hà Nội
Ra mắt không gian ẩm thực Hungary tại Hà Nội
Cách đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VneID

Cách đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VneID

Mới đây, Sở Tư pháp TP Hà Nội đã xây dựng tài liệu hướng dẫn đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh xác thực điện tử (VNeID) và hướng dẫn tra cứu trạng thái hồ sơ nhận kết quả cấp phiếu lý lịch tư pháp.
Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Nắng nóng bao trùm cả nước, có nơi trên 40 độ

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Nắng nóng bao trùm cả nước, có nơi trên 40 độ

Thông tin về tình hình thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo thời tiết chủ đạo trên cả nước là nắng nóng, có nơi nắng nóng trên 40 độ.
Nắng nóng trải dài từ Bắc vào Nam, có nơi trên 39 độ C

Nắng nóng trải dài từ Bắc vào Nam, có nơi trên 39 độ C

Trong ngày cuối tuần, cả nước xảy ra nắng nóng trong đó các khu vực Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa-Phú Yên, Tây Nguyên và Nam Bộ có nơi nắng nóng gay gắt.
Thời tiết giỗ tổ Hùng Vương 18/4: nắng nóng gay gắt trên diện rộng

Thời tiết giỗ tổ Hùng Vương 18/4: nắng nóng gay gắt trên diện rộng

Hầu hết các khu vực trên cả nước đón ngày nghỉ lễ giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch - 18/4 dương lịch) trong thời tiết nắng nóng, nhiều nơi xuất hiện nắng nóng gay gắt. Thời điểm chiều tối và đêm khả năng mưa rào và dông vài nơi
Kazakhstan dành 3 học bổng du học cho sinh viên Việt Nam trong năm 2024

Kazakhstan dành 3 học bổng du học cho sinh viên Việt Nam trong năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa thông báo tuyển sinh đi học tại Kazakhstan diện Hiệp định năm 2024. Theo đó, Chính phủ Kazakhstan cấp 3 học bổng cho công dân Việt Nam đi đào tạo tại quốc gia này theo trình độ đại học.
Thông tin về học bổng Ấn Độ, cơ hội việc làm đến sinh viên Việt Nam

Thông tin về học bổng Ấn Độ, cơ hội việc làm đến sinh viên Việt Nam

Chương trình học bổng của chính phủ Ấn Độ; cơ hội việc làm; những lưu ý khi du học Ấn Độ... là những thông tin được cung cấp tại tọa đàm “Tăng cường giao lưu nhân dân-kết nối giáo dục, đào tạo Việt Nam-Ấn Độ” diễn ra vào ngày 10/4 tại Hà Nội.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động