'Vũ khí mềm' và kế phản khách vi chủ của Trung Quốc trên Biển Đông
Chuyên gia nhận định ý đồ của Trung Quốc khi điều 16 máy bay quân sự tới Biển Đông Tiến sĩ Swee Lean Collin Koh (chuyên gia quốc phòng thuộc Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam, Singapore) cho rằng bằng cách điều động máy bay quân sự đến Biển Đông, Trung Quốc có thể muốn làm nhụt chí các bên tranh chấp khác. |
Mưu đồ của Trung Quốc khi điều 300 tàu ở Biển Đông Những ngày qua, Trung Quốc đang khiến dư luận quốc tế "dậy sóng" khi điều hàng loạt tàu đến gần một bãi đá ngầm trên biển Đông, được gọi là đá Ba Đầu, rạn san hô thuộc cụm Sinh Tồn của quần đảo Trường Sa, thuộc quyền quản lý và chủ quyền của Việt Nam. |
“Vũ khí mềm” lấn chiếm Biển Đông
Lẽ thường, giới chuyên gia nghiên cứu biển quốc tế có lẽ sẽ lập tức chia sẻ niềm vui cùng với những đồng nghiệp của mình tại Trung Quốc khi được tin về sự kiện con tàu nghiên cứu biển khổng lồ bậc nhất thế giới sẽ được bàn giao cho thầy trò trường Đại học Tôn Trung Sơn.
Trái lại, nhiều ý kiến lại tỏ ra lo ngại về sự kiện này và ở nếu căn cứ vào những gì người Trung Quốc đã nói và làm ở Biển Đông, sự lo ngại này là hoàn toàn có cơ sở.
Từ lâu, các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với 90% diện tích Biển Đông đã vấp phải sự phản đối của các nước Đông Nam Á cũng như cộng đồng quốc tế. Siêu cường lớn nhất thế giới là Mỹ cũng công khai lên án những yêu sách này của Bắc Kinh là “phi pháp".
Tàu Đông Phương Hồng 3 một trong những tàu nghiên cứu biển lớn nhất thế giới của Trung Quốc. Ảnh: Twitter |
Bên cạnh các hành vi mang tính quân sự: hiện đại hóa lực lượng hải quân, tăng cường các tàu hải cảnh, hành xử hung hăng với các nước trong khu vực, Trung Quốc chưa bao giờ ngừng sử dụng những “vũ khí mềm” nhằm từng bước hợp thức hóa sự bành trướng của mình ở Biển Đông.
Một trong số các loại “vũ khí mềm” nguy hiểm nhất mà Trung Quốc thường đem ra phô diễn đó là các phương tiện khai thác các tài nguyên biển, các phương tiện phục vụ công việc nghiên cứu biển. Có thể điểm lại một số sự kiện liên quan đến các “vũ khí mềm” này của Trung Quốc gần đây:
Từ giữa tháng 4/2020, tàu thăm dò dầu khí Hải dương Địa chất 8 (HD 8) của Trung Quốc tiến gần khu vực hoạt động của West Capella, cùng với sự xuất hiện của các tàu tuần duyên và tàu dân quân biển lởn vởn ở cách West Capella của Malaysia chỉ 8,5 hải lý (khoảng 15,7 km).
Từ ngày 7 đến 21/3/2021, hơn 200 tàu cá vũ trang của Trung Quốc đã tập trung ở Ba Đầu.
Tháng 6/2021, giàn khai thác dầu khí khổng lồ lớn nhất thế giới "Biển sâu 01" được kéo ra khu vực mỏ khí Lăng Thủy ngoài khơi đảo Hải Nam. Ước tính mỗi năm giàn "Biển sâu số 1" có thể khai thác 3 tỉ m3 khí tự nhiên. Đây là giàn khai thác dầu khí cơ động, nửa nổi nửa chìm, lớn nhất thế giới, có trọng lượng gần 100.000 tấn, lớn gấp 3 lần giàn HD-981 nặng 30.000 tấn.
Bên cạnh đó là việc Trung Quốc trong thời gian dài đặt tên cho các thực thể ở 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam cũng như cuối tháng 6 vừa qua tiếp tục gắn thẻ tên cho các loại thực vật ở Hoàng Sa.
Kế hay nhưng không... hợp thời
Để ngụy biện cho những động thái nói trên, phía Trung Quốc thường biện minh rằng đó chỉ là những hoạt động khai thác kinh tế hay nghiên cứu biển “bình thường và cần thiết” trong phạm vi các vùng biển và thềm lục địa của Trung Quốc nhằm phục vụ dân sinh, nghiên cứu khoa học vì lợi chung của cộng đồng”. Chẳng hạn, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh ngày 22/3/2021 đã trả lời báo chí rằng "một số" tàu đánh cá của Trung Quốc chỉ "trú tránh gió" ở bãi Oxbow (là bãi đá Ba Đầu thuộc nhóm đảo Sinh Tồn nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Trung Quốc tự nhận là "một phần quần đảo Nam Sa") và nhấn mạnh đây là điều "khá bình thường"… Và, đây chỉ là những nỗ lực của Trung Quốc để đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ môi trường biển, chống biển đổi khí hậu, hạn chế tối đa những thảm họa xuất phát từ biển và đại dương…
Thực chất đó là những hoạt động của lực lượng vũ trang trá hình của Trung Quốc nhằm vào những mục đích an ninh, quốc phòng. Giàn khai thác biển cơ động, tàu nghiên cứu biển khổng lồ, tàu cá bán vũ trang… đang ồ ạt tiến xuống Biển Đông khiến người ta không khỏi nghi ngờ về khả năng Trung Quốc đang áp dụng một trong 36 kế của Tôn Tử, kế “phản khách vi chủ”: Tiến vào khu vực do người khác làm chủ, lấn dần từng bước và chiếm đoạt, biến thành căn cứ của mình.
Tàu chiến Úc tập trận cùng chiến hạm Mỹ và Nhật Bản trên biển Philippines hôm 21-7-2020 Ảnh: Bộ Quốc phòng Úc |
Tuy nhiên, dư luận không thể không nhận rõ bản chất đích thức của các phương tiện được Trung Quốc đã và sẽ sử dụng nói trên, cụ thể là:
Thứ nhất, nhằm áp đặt tính hiệu lực của các quyết định khẳng định vị trí của các đơn vị hành chính cấp quận, huyện của cái gọi là thành phố “Tứ Sa” của Trung Quốc trong Biển Đông; hiệu lực của Luật Hải cảnh của Trung Quốc vừa mới ban hành hồi đầu tháng Hai năm 2021, cũng như những quyết định hành chính khác…
Thứ hai, quấy phá, gây mất ổn định bằng cách tăng khả năng rủi ro, va chạm và leo thang căng thẳng, khiến một số công ty dầu khí phải dừng hoạt động kinh doanh vì lo ngại có thể biến thành điểm nóng xung đột quốc tế. Nhà nghiên cứu cao cấp Collin Koh, chuyên gia an ninh hàng hải tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (RSIS) thuộc Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore) khẳng định, mưu đồ của Trung Quốc là gây sức ép để các nước Đông Nam Á chấp nhận cùng khai thác tài nguyên xa bờ với họ nhằm “biến không thành có”, biến “vùng không tranh chấp thành vùng tranh chấp”.
Thứ ba, “vũ khí mềm” còn là phép thử đối với Mỹ dưới thời Tổng thống Joe Biden để tính toán các bước tiến sâu xuống Biển Đông, thậm chí trả đũa và thách thức việc Tổng thống Joe Biden tỏ rõ lập trường ngăn cản Trung Quốc thông qua Hội nghị G7 và NATO vừa kết thức tháng trước với những tuyên bố chung khá mạnh mẽ và bằng cả những động thái tàu chiến Mỹ, Anh, Nhật,… xuất hiện nhiều trong Biển Đông và biển Hoa Đông.
Thứ tư, đây cũng là phép thử để Trung Quốc bố trí thế trận tấn công binh chủng hợp thành, chuẩn bị cho một cuộc xâm lược thích hợp với những tình huống có thể xẩy ra trong khu vực Biển Đông mà đích đến cuối cùng là tạo ra sức ép, đe dọa bằng sức mạnh để không chế làm chủ Biển Đông, dùng Biển Đông để vượt lên vị trí siêu cường của Mỹ…
Phản khách vi chủ có thể đã từng là một kế sách hay của người Trung Quốc, tuy nhiên nó chỉ có tác dụng trong những cuộc chiến tay đôi và chủ yếu diễn ra trong nội bộ người nước này ở thời kỳ trung cổ. Xã hội văn minh, cộng đồng quốc tế và các nước trong khu vực chắc chắn không chấp nhận những chiêu trò nhằm độc chiếm Biển Đông của bất cứ nước nào.
Việt Nam phản đối lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 29-4 khẳng định lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ban hành mới đây đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và vi phạm luật pháp quốc tế. |
Philippines tiếp tục gửi công hàm phản đối Trung Quốc trên Biển Đông Philippines đã gửi thêm 2 công hàm phản đối Trung Quốc sau khi Bắc Kinh không rút hết các tàu thuyền 'gây đe dọa' đang tập trung với số lượng lớn tại một khu vực trên Biển Đông. |
Hơn 500 giáo sư và luật sư “vì hòa bình” Philippines kêu gọi Trung Quốc chấm dứt khiêu khích trên Biển Đông Một nhóm giáo sư và luật sư của Philippines đã đồng lòng kêu gọi Trung Quốc thay vì khiêu khích trên Biển Đông thì hãy cùng giúp các quốc gia chống lại đại dịch Covid – 19. |