Chuyên gia nhận định ý đồ của Trung Quốc khi điều 16 máy bay quân sự tới Biển Đông
Một nhóm 16 máy bay vận tải Trung Quốc đã bay xuống Biển Đông và có các "hoạt động đáng ngờ" gần không phận Malaysia hôm 31-5, buộc nước này phải cử máy bay chiến đấu ngăn chặn.
Trong tuyên bố tối 1-6, Không quân Malaysia cũng nhấn mạnh hành vi của nhóm vận tải cơ Trung Quốc tương đương "một mối đe dọa nghiêm trọng đối với chủ quyền Malaysia và an toàn hàng không".
Trung tâm phòng không Malaysia tại Sarawak nhận thấy hoạt động đáng ngờ của nhóm máy bay lúc 11h53 trưa 31-5, theo Hãng tin Reuters.
Nhóm vận tải cơ Trung Quốc, gồm các máy bay vận tải chiến lược Ilyushin Il-76 và Xian Y-20, đã bay theo đội hình chiến thuật ở độ cao từ 7.000 đến 8.000m so với mặt nước biển. Không quân Malaysia nhấn mạnh các máy bay Trung Quốc đã không liên lạc với kiểm soát viên không lưu khu vực mặc dù đã được hướng dẫn nhiều lần.
Nhóm máy bay Trung Quốc sau đó bay vào vùng thông báo bay Kota Kinabalu và tiếp tục hướng thẳng vào vùng biển, vùng trời Malaysia với tốc độ khoảng 540km/h.
Trước tình thế này, Malaysia buộc phải điều động máy bay chiến đấu Hawk 208 để "quan sát trực quan" máy bay Trung Quốc.
Một máy bay quân sự Trung Quốc trong chuyến bay bị Malaysia cáo buộc xâm phạm không phận nước này ngày 31.5 CHỤP MÀN HÌNH SCMP |
Bộ Ngoại giao Malaysia ngày 1.6 đã triệu tập đại sứ Trung Quốc để yêu cầu đưa lời giải thích sau khi Kuala Lumpur nói rằng 16 máy bay quân sự Trung Quốc bay trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Malaysia, khoảng 60 hải lý từ bờ biển thuộc bang Sarawak, hôm 31.5, theo tờ South China Morning Post. Bộ Ngoại giao Malaysia gọi đó là “sự vi phạm không phận và chủ quyền của Malaysia”.
Bắc Kinh đã bác bỏ cáo buộc trên, lập luận các máy bay quân sự Trung Quốc không vào không phận Malaysia và đã thực hiện quyền tự do bay trong khu vực.
Trong khi đó, tiến sĩ Swee Lean Collin Koh (chuyên gia quốc phòng thuộc Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam, Singapore) cho rằng bằng cách điều động máy bay quân sự đến gần Cụm bãi cạn Luconia ở phía nam Biển Đông mà Malaysia tuyên bố nằm trong EEZ, Trung Quốc có thể muốn làm nhụt chí các bên tranh chấp khác, theo South China Morning Post.
“Vụ này có thể nhằm thể hiện các khả năng phô diễn sức mạnh quân sự mới [của Trung Quốc]… Trung Quốc có thể muốn cho thấy họ hiện được trang bị tốt hơn cho việc gia tăng thế vượt trội”, ông Koh nhận định.
Ông Koh dự đoán Bắc Kinh có thể sẽ tiếp tục phô diễn sức mạnh quân sự ở Biển Đông bất chấp quan ngại của các nước láng giềng và những nước khác như Mỹ.
Malaysia và Trung Quốc đang tranh chấp về các yêu sách hàng hải trên Biển Đông. Vùng đặc quyền kinh tế mà Kuala Lumpur đưa ra nằm chồng lấn với yêu sách 9 đoạn vô lý của Trung Quốc.
"Trung Quốc hoàn toàn nhận thức được những khó khăn do COVID-19 mà Malaysia đang đối mặt", chuyên gia Collin Koh nhận định với SCMP. Ông Koh mô tả hành vi của Trung Quốc cho thấy sự tranh thủ của Bắc Kinh khi nước khác gặp khó.
Biển Đông: Trung Quốc triển khai hoạt động quân sự, Mỹ điều động lực lượng hùng hậu ứng phó Tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng hơn khi Trung Quốc và Mỹ liên tục triển khai một loạt các hoạt động quân sự trong thời gian gần đây. Hiện đang có rất nhiều tàu chiến và chiến đấu cơ tập trung ở vùng biển này trong bối cảnh căng thẳng. |
Nhật Bản điều gần 500 lượt máy bay giám sát động thái của Trung Quốc Trung Quốc là nước khiến Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản phải điều nhiều lượt máy bay chiến đấu nhất. |
Hải quân Trung Quốc tập trận dồn dập ở Biển Đông bất chấp sự phản ứng của dư luận Theo thông tin từ Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) ngày 22.3 cho thấy gần đây Hải quân Trung Quốc đã tiến hành tổ chức nhiều cuộc tập trận hỗ trợ ở Biển Đông như tiếp tế trên biển, quét thủy lôi, tìm kiếm tàu cứu hộ… |