Vụ án oan gần 40 năm: Vẫn có chuyện cổ tích giữa đời thường
Ngày 28/4, gia đình ông Hồ Long Chánh (chồng bà Lan) và bà Nguyễn Thị Ngọc Lan đã tổ chức buổi lễ tri ân ông Trần Quốc Lục và bà Ngô Thị Phanh là người đã có công nuôi dưỡng con gái ông Chánh, bà Lan suốt 40 năm.
Ông Chánh và bà Lan tri ân người nuôi dưỡng con gái mình.
Hạnh phúc không trọn vẹn
Từ sáng sớm, bạn bè và người thân đã đến chung vui với gia đình. Chị Tuyết tất tả tiếp khách, nhận những lời chúc của mọi người, nhưng lâu lâu lại sà đến bên hai người mẹ đang tâm sự về nỗi đắng cay, về người con gái đem lại niềm vui lớn cho hai gia đình.
Có nhiều người dân tới chúc mừng chị Tuyết nhận lại cha mẹ đẻ.
Mắt chị Tuyết đỏ hoe, ngấn lệ. Khi mọi người động viên chị phát biểu tại buổi lễ, chị không thể thốt nên lời, chỉ biết gục đầu vào vai hai mẹ mà khóc. Những gì xảy ra với chị ngỡ như một giấc mơ khi có hai người mẹ mà ai cũng thương yêu mình.
Chị Tuyết bật khóc tại ngày nhận lại cha mẹ đẻ.
Năm 1979, bà Lan bị bắt, khi đó bà đang mang thai 5 tháng. Cuộc sống tù đày, suốt ngày phải chịu những trận đòn của điều tra viên nên chỉ 2 tháng sau bà Lan đã sinh con trong tù khi thai kỳ vừa 8 tháng. Khi sinh con tại trạm xá, bà Lan lo lắng con lớn lên trong tù cùng mẹ không có tương lai nên đã quyết định bỏ trốn nhưng bị công an bắt giữ lại và bỏ con gái vừa sinh lại trạm xá của trại giam.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Lan.
Thương xót trước hoàn cảnh gia đình bà Lan, đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, nên ông Lục mang cháu bé về nuôi dưỡng và đặt tên là Trần Thị Tuyết.
Ông Lục làm Công an trại giam huyện Trảng Bàng còn bà Phanh thì đi chăn trâu. Khi ông Lục nhận Tuyết về nuôi thì bà Phanh phải tạm ngừng công việc chăn trâu hơn 2 năm để ở nhà chăm lo cho chị Tuyết. Chị Tuyết bị sinh non lại không có sữa mẹ nên chị Tuyết không được khỏe mạnh như những đứa trẻ cùng trang lứa. Vì vậy, ông Lục và bà Phanh nuôi được chị Tuyết lớn lên là điều không hề đơn giản.
Bà Phanh kể lại chuyện nuổi chị Tuyết.
“Ngày ông ấy mang con bé về thì được khoảng 2 ngày tuổi, người thì bé xíu. Thời gian đó gia đình ai cũng khó khăn nên việc nuôi Tuyết cũng không đơn giản. Đặc biệt con bé lại ốm yếu, hồi nhỏ nó trải qua những trận ốm tưởng chừng như đã không thể qua khỏi. Ông nhà tôi phải chạy khắp nơi để kiếm sữa, thuốc để cứu chữa, nuôi nấng con bé lớn lên. Vợ chồng tôi chỉ có một người con trai, sau hơn 17 năm tôi vẫn không thể sinh thêm, trong khi ông nhà lại mê con gái nên gia đình tôi cũng cố gắng nuôi được con bé. Ông mê con bé lắm, đi làm là nhớ, về nhà thì bố con lại quấn quýt bên nhau, con bé thích đi đâu cũng dẫn đi. Nhưng ông nhà chưa kịp nhìn con bé lớn lên thì ông đã bị tai nạn giao thông và ra đi mãi mãi”, bà Phanh nhớ lại.
Vụ án oan gần 40 năm Đêm 26.7.1979, chỉ vì có tin báo có vụ cướp vàng xảy ra tại nhà máy xay lúa do ông Nguyễn Văn Đơ làm chủ, 8 người trong một đại gia đình đang sống cuộc đời yên ấm bỗng nhiên bị bắt. Tám người bị bắt là: ông Nguyễn Văn Dũng (Dũng lớn), Hồ Long Chánh, Nguyễn Thị Ngọc Lan, Nguyễn Văn Chiến, Nguyễn Văn Dũng (Dũng nhỏ), Nguyễn Thành Nghị, Nguyễn Thị Thương, Nguyễn Thị Lan. 40 năm oan sai: Cục Điều tra VKS tối cao làm việc với các nạn nhân. Sau đó là những ngày tra khảo, ép cung buộc họ phải nhận tội mà không có bất cứ bằng chứng gì. Họ đã bị tù oan (3 năm 9 tháng 14 ngày) đến năm 1983 mới được thả. Đau lòng là trong số người bị bắt có ông Dũng (lớn) là quân nhân tình nguyện Campuchia đang về phép thăm nhà. Hai bà Lan, người có con mới được 2 tháng rưỡi, người mang bầu 5 tháng. Năm 1983, sau 3 năm 9 tháng bị tù oan, 8 người này được ra tù. Tuy nhiên khi về quê bị làng xóm, người thân dị nghị, nhà tan cửa nát. Nhiều người phải rơi vào cảnh cùng quẫn, không chịu được cảnh coi khinh phải bỏ làng đến xứ khác mưu sinh. Nhà cửa, đất đai, ruộng vườn ở quê đành chịu mất. 40 năm oan sai: Cục Điều tra VKS tối cao làm việc với các nạn nhân. Điều đáng nói trong số 8 người bị bắt và được thả nhưng chỉ duy một người có quyết định đình chỉ điều tra là ông Dũng (lớn). Cũng nhờ quyết định đình chỉ điều tra này, năm 2018 ông Dũng kiện VKS Tây Ninh đòi bồi thường hơn 40 tỉ đồng nhưng cuối cùng tòa Tây Ninh phán quyết bồi thường 615 triệu đồng. Ngày 4.4, VKS tỉnh Tây Ninh trao quyết định đình chỉ điều tra vụ án cho 7 nạn nhân trong vụ án oan sai ở Tây Ninh. Từ đó, các nạn nhân có cơ sở để đòi quyền lợi, bồi thường cho mình sau 40 năm mang “thân phận bị can”. Sau khi nhận được quyết định đình chỉ vụ án, 6 nạn nhân là làm đơn yêu cầu VKS tỉnh Tây Ninh bồi thường với tổng số tiền 60 tỉ đồng. Theo báo Thanh Niên |
Tính chuyện tương lai ở tuổi gần đất xa trời
Khi được hỏi bà có buồn bị mất chị Tuyết khi chị nhận lại bố mẹ đẻ thì bà Phanh mỉm cười nói: “Không buồn đâu, con có thêm mẹ thì mạ càng thêm vui”.
Ông Lục không thể chứng kiến chị Tuyết lớn lên.
Chị Tuyết và bà Phanh thắp hương cho ông Lục.
Bà Phanh cũng cho biết mình bây giờ cũng già yếu rồi, không biết khi nào “lá rụng về cội”, nên sau này lỡ có mệnh hệ gì thì con gái sẽ không cô đơn khi có thêm ba mẹ, người thân. Bà nói mình nhận nuôi con gái chỉ có được chứ không mất.
Bà Phanh vui vẻ khi con gái nuôi nhận lại gia đình.
Về phần mình bà Lan gửi lời cảm ơn tới gia đình bà Phanh đã nuôi dưỡng, chăm sóc người con mà bà đã tưởng chết khi vừa mới sinh.
“Bây giờ tôi đã là một công dân thực thụ, đã được minh oan sau gần nửa thập kỷ mang thân phận bị can. Hiện nay tôi đã sinh sống ở huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương còn Tuyết thì sống ở Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh, mặc dù đường xa, tuổi đã cao nhưng thời gian tới tôi sẽ thường xuyên qua thăm con để bù đắp những thiếu thốn bao năm qua của Tuyết. Sau này, tôi cũng phải tính toán để lo cho tương lai của hai mẹ con”, bà Lan ngấn lệ.
Bà Lan và ông Chánh nhận lại con gái.
Ghé tai bà Phanh, bà Lan hỏi: “Giờ tôi đem con về sống với tui, chị có chịu không?”, bà Phanh trả lời: “Nếu con nó đồng ý đi, mình phải chịu à. Mình nuôi con lớn khôn rồi, giờ là do nó quyết định thôi. Tình cảm mẹ con mà. Chị sanh tui dưỡng thì công lao đều như nhau”. Nghe bà Phanh nói, bà Lan chỉ biết ôm người phụ nữ nuôi nấng con mình mà khóc: “Chị sống một mình, tui phải để con ở với chị chứ. Chứ tôi đem cháu về, chị ở với ai”.Chị Tuyết cảm động khi nhận lại bố mẹ đẻ
Nhìn hai người mẹ già chuyện trò, khóe mắt chị Tuyết lại ngấn lệ. Bởi lúc này, mẹ ruột hay mẹ nuôi với chị đều yêu thương như nhau.
Chị Tuyết nhận lại anh trai.
Vụ án oan sai 40 năm này, dù khốc liệt, gây ra nhiều đau thương cho các nạn nhân, đâu đó trong cuộc sống vẫn nảy nở những điều kỳ lạ, nhất là tình người và lòng nhân ái, sự bao dung. Nếu 8 nạn nhân được minh oan bởi quyết định đình chỉ điều tra vụ án do “bao công” Trịnh Quốc Anh, Viện phó Viện KSND tỉnh Tây Ninh khi đó ký, thì cuộc đời chị Tuyết lại gắn chặt với người cán bộ công an nhân hậu Trần Quốc Lục.
Hình ảnh Nhật Bản oằn mình chống chọi với cơn bão thứ 2 trong vòng 1 tháng Các nhà chức trách dự báo, con số thương vong có thể sẽ tăng cao sau bão Trami. |
Án oan đẫm máu của gia tộc Kim Dung dưới thời Ung Chính: Chỉ vì 1 người không vừa mắt vua! Thảm kịch đẫm máu liên quan tới chữ nghĩa này không chỉ lấy đi của gia tộc Kim Dung hàng loạt nhân tài mà còn ... |
Quả đạn oan nghiệt: Binh sĩ Ukraine thương vong hàng loạt Hàng loạt binh sĩ Ukraine đã bị thương vong khi một quả đạn cối thuộc loại Molot rất hiện đại của Quân đội nước này ... |
Quả đạn oan nghiệt: Binh sĩ Ukraine thương vong hàng loạt Hàng loạt binh sĩ Ukraine đã bị thương vong khi một quả đạn cối thuộc loại Molot rất hiện đại của Quân đội nước này ... |