Sữa Similac vón cục, Abbott nói "không chịu trách nhiệm"
Abbott "nổ" khi quảng cáo, ngó lơ khách hàng lúc bị phản ánh |
Sữa Similac vón cục: BS cảnh báo "nguy hiểm tính mạng", đại diện Abbott nói... dùng được |
Văn bản phúc đáp của Công ty TNHH Dinh Dưỡng 3A (Việt Nam) đối với trường hợp của chị L. |
Abbott Việt Nam tuyên bố "không chịu trách nhiệm"
Trong thư phúc đáp, Công ty TNHH Dinh dưỡng 3A (Việt Nam) cho biết, sản phẩm sữa Similac Eye -Q3 900gr được chị L. mua có số lô 05532NT,NSX 24/05/2019 – HSD 24/05/2021, được sản xuất và đóng gói nguyên lon tại Cộng hoà Ai – Len thuộc Liên minh Châu Âu EC. Lô sữa này được công ty Abbott kiểm nghiệm đảm bảo chất lượng, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra và xác nhận đạt chất lượng trước khi cho nhập khẩu vào Việt Nam.
***
Sữa Similac vón cục: BS cảnh báo "nguy hiểm tính mạng", đại diện Abbott nói... dùng được
Ngay sau khi nhận được phản ánh, ngày 04/03, nhân viên của công ty đã đến tận nhà khách hàng để kiểm tra sản phẩm. Kiểm tra hai lon sữa đã mở cảm quan thấy lon thứ nhất còn 1/3 lon, lon thứ 2 còn ½ lon, cả hai lon đều vón cục cứng to, bẻ cục vón thấy có nước bên trong. Căn cứ vào quy trình sản xuất tiên tiến của nhà máy: sữa được sấy khô bằng máy phun sấy, bột sữa đã sấy khô được qua rây để đảm bảo kích ứng hạt đồng đều, rồi được đóng lon trong môi trường khí trơ. Tất cả các dây chuyền là khép kín, hoàn toàn tự động và được kiểm soát chặt chẽ, do đó không thể hình thành cục vón cứng to, có nước bên trong trong quá trình sản xuất.
Mặc dù hiện tượng vón cục này không phải do quá trình sản xuất mà do nước rớt vào trong quá trình sử dụng. Do đó theo đúng Luật bảo vệ người tiêu dùng, công ty không phải chịu trách nhiệm. Nhân viên của công ty có đề nghị được đổi các hộp sữa mới cho khách hàng nhưng khách hàng không đồng ý…
NHÂN VIÊN HÃNG SỮA ABBOTT BẢO "DÙNG ĐƯỢC", BÁC SĨ CẢNH BÁO "NGUY HIỂM TÍNH MẠNG" Khách hàng còn cho biết: "Điều tôi vô cùng bức xúc với hãng là việc người đại diện hãng này kiểm tra thử bột sữa có tan trong nước hay không, nhưng họ lại không lấy phần sữa bị vón cục mà lại lấy phần sữa chưa hỏng, tơi, mịn để thử và khẳng định là hộp sữa bị vón cục vẫn có thể sử dụng được...".
Trong khi đó, TS.BS Trương Hồng Sơn, Phó Tổng thư ký Tổng Hội Y học Việt Nam - Viện Trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, cho biết: Với các loại sữa bột dù là sữa dành cho bé hay người lớn thì khi xuất hiện các dấu hiệu lạ như sữa vón cục, màu sắc thay đổi bất thường, có mùi không thơm…thì nhiều khả năng sữa sẽ không sử dụng được nữa, vì có thể nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí còn đe dọa đến tính mạng. Sử dụng sữa bị vón cục, rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập, ví dụ như vi khuẩn Clostridium botulinum. Nếu bị nhiễm vi khuẩn này, trong vòng từ 6 – 8 tiếng sẽ có những biểu hiện biểu hiện mơ màng, táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, với trẻ nhỏ sẽ kèm theo khó bú, khó nuốt, khóc yếu. Hệ tiêu hoá của trẻ còn yếu, do vậy, nếu uống phải sữa đã bị thay chất lượng có thể sẽ bị rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm, nôn mửa.. Những tình trạng này nếu không xử lý đúng cách sẽ gây mất nước và chất điện giải, và có thẻ dẫn đến các biến chứng khác như nhiễm trùng toàn thân gây nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não… |
Ngày 13/03, khách hàng lại liên hệ với công ty thông báo lon thứ 3 sử dụng lại thấy vón cục cứng, to và có nước bên trong. Công ty tiếp tục giải thích cho khách hàng như lần trước, và gửi tặng hộp sữa mới nhưng khách hàng không đồng ý và yêu cầu công ty đàm phán. Điều đó nằm ngoài quy định của Luật bảo vệ người tiêu dùng do không phải lỗi của sản phẩm…Do khách hàng và công ty không có cùng quan điểm, nên theo Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, vấn đề này sẽ để cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Theo Công ty TNHH 3A (Việt Nam), các lô hàng khi nhập khẩu về Việt Nam đều được kiểm nghiệm lại bởi các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước để đảm bảo chất lượng trước khi lưu hành..
Trên thực tế, trong buổi làm việc với chị L., Công ty TNHH Dinh dưỡng 3A có cung cấp cho chị L. giấy tờ kiểm dịch của lô hàng này. Giấy chứng nhận kiểm dịch và vệ sinh an toàn thực phẩm sản phẩm động vật nhập khẩu dùng làm thực phẩm Số 7246/19/E03/CN-KDSPĐVNK do Chi cục Thú y Vùng VI cấp ngày 15/08/2019 cho Công ty TNHH Dinh Dưỡng 3A (Việt Nam), Sữa bột Similac Eye - Q3 900gr được nhập 42.768 kg với 3960 kiện/hộp/bao/gói. Giấy chứng nhận ghi rõ, lô hàng chỉ kiểm tra hồ sơ, không lấy mẫu kiểm dịch.
Nói về phản hồi của Công ty TNHH 3A (Việt Nam), chị N.T.B.L khẳng định: “Phía hãng sữa không tôn trọng khách hàng. Tôi nói rất rõ trong các buổi làm việc với công ty rằng, tôi là khách hàng đã sử dụng sữa Abbott 2 năm nay và chưa hề gặp phải sự cố nào. Nhưng đến lô sữa 05532NT này, thì cả 3 hộp đều có tình trạng vón cục cứng, có màu, mùi bất thường. Tôi đề nghị hãng lấy mẫu đi xét nghiệm để chứng minh lô này đạt chất lượng. Hãng sữa chỉ đổ lỗi cho khách hàng mà không có bất cứ một lời xin lỗi, một lời giải thích nào thoả đáng. Tôi cũng chưa bao giờ đòi hãng bồi thường hay đàm phán như họ viết trong thư phúc đáp.
Abbott "nổ" là "số 1" khi quảng cáo, ngó lơ khách hàng lúc bị phản ánh
Khách hàng cần được tôn trọng!
Luật sư Vũ Văn Biên, Văn phòng luật sư An Phước (Địa chỉ: P 408, Đơn nguyên 1, Tòa F4 - Nhà Xinh, đường Trung Kính, Q.Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, đối với việc khách hàng mua sữa, đang trong quá trình sử dụng, sữa vẫn còn nguyên tem, mác, hạn sử dụng thì khi sữa có vấn đề về chất lượng, nhà sản xuất có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ, tính chất vi phạm. Bên cạnh đó, trong trường hợp việc sản phẩm kém chất lượng gây thiệt hại đến người tiêu dùng, nhà sản xuất phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và khắc phụ hậu quả. Bên cạnh đó Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm quy định mức xử phạt với từng hành vi vi phạm cụ thể.
Luật sư Vũ Văn Biên, Văn phòng luật sư An Phước. |
Khoản 1 Điều 6 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định:“Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật”
Theo Điều 8 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định về quyền lợi của người tiêu dùng: Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp
Ngoài ra khoản 8 Điều 10 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định hành vi bị cấm: Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng
Bên cạnh đó, khoản 10 điều 16 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 quy định người bán hàng có nghĩa vụ “hoàn lại tiền hoặc đổi hàng mới, nhận lại hàng có khuyết tật bị người mua trả lại”.
Công ty TNHH Dinh dưỡng 3A có địa chỉ tại Centec Tower, 72-74, Đường Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Đại diện pháp luật là Douglas Kuo. Công ty đã hoạt động từ ngày 01/07/2010. Trong những năm qua, nhà nhập khẩu và phân phối sữa Similac nhiều lần bị khách hàng phản ánh, tố cáo về chất lượng sữa. Tuy nhiên, đại diện Công ty TNHH dinh dưỡng 3A hầu như không có phản hồi hay giải thích thoả đáng nào cho khách hàng tại Việt Nam và nhiều vụ việc dần chìm vào quên lãng. |
Dẫn những điều luật nêu trên, Luật sư Vũ Văn Biên nhận định, theo quy định của pháp luật việc sản phẩm sữa bột kém chất lượng khách hàng có quyền trả lại sản phẩm, hàng hóa bị hư hỏng, lên mốc cho người bán hàng (đại lý) và người bán hàng có nghĩa vụ phải hoàn lại tiền hoặc đổi hàng mới và nhận lại hàng bị hư hỏngđã mua. Trường hợp nếu bạn bị thiệt hại do việc mua sản phẩm nói trên có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Luật sư Biên cũng nêu rõ quan điểm về việc hãng sữa không trả lời thoả đáng cho khách hàng về nguyên nhân sữa vón cục:
Theo quy định Điều 8 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, người tiêu dùng có quyền:
“4. Góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”
Bên cạnh đó theo quy định tại Điều 10 Luật chất lượng sản phẩm 2007 quy định nghĩa vụ của người sản xuất: Thông tin trung thực về chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Như vậy, việc sữa bị vón cục và trước góp ý, yêu cầu khiếu nại của khách hàng, nhà sản xuất cần phải có trách nhiệm cung cấp thông tin, giải thích trung thực về chất lượng sản phẩm đến người tiêu dùng. Trường hợp nhà sản xuất không trả lời, có dấu hiệu của hành vi vi phạm người tiêu dùng có thể làm đơn tố cáo, khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết, để được bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.
Nổ quảng cáo có thể bị xử phạt hành chính
Không chỉ bị khách hàng phản ánh về chất lượng sữa Similac, hãng Abbott tại Việt Nam còn “tự phong” cho sản phẩm Glucerna là sữa số 1 trên thị trường hiện nay dành cho người mắc bệnh tiểu đường như đã phản ánh trong bài viết Abbott "nổ" khi quảng cáo, ngó lơ khách hàng lúc bị phản ánh, theo luật sư Vũ Văn Biên, Luật quảng cáo quy định về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo, cụ thể cấm: Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Sản phẩm Glucerna được quảng cáo là sữa số 1 trên thị trường hiện nay dành cho người mắc bệnh tiểu đường. |
Việc Abbott quảng cáo sản phẩm sữa hỗ trợ tiểu đường là số 1 thị trường đã vi phạm quy định của Luật quảng cáo. Bên cạnh đó theo khoản 2 Điều 51 Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định mức xử phạt vi phạm hành chính về hành vi cấm trong hoạt động cảnh cáo:
“2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định”
Do đó, hành vi của Abbot có thể bị xử phạt hành chính lên đến 20.000.000 đồng và biện pháp khắc phụ hậu quả buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo đối với hành vi vi phạm.
Sữa Similac vón cục: BS cảnh báo "nguy hiểm tính mạng", đại diện Abbott nói... dùng được Dù đã qua hơn 1 tuần phản ánh về chất lượng sản phẩm Similac vón cục, đổi màu bất thường với hãng sữa Abbott, nhưng ... |
Sữa Similac bị tố vón cục, có màu lạ, Abbott nói "đang kiểm chứng" Sau khi sử dụng hết gần nửa hộp sữa Similac Eye – Q3 loại 900 gr của hãng sữa Abbott, chị N.T.B.L mới tá hoả ... |
Tặng sữa hết hạn cho bệnh nhân ung thư ở Đà Nẵng, Abbott nhanh chóng thu hồi Trong hàng trăm gói sữa Abbott được đơn vị từ thiện tặng cho các bệnh nhân tại Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng, có nhiều ...Abbott "nổ" khi quảng cáo, ngó lơ khách hàng lúc bị phản ánh |