Trang chủ Chính trị - Xã hội Chào ngày mới
10:38 | 18/12/2022 GMT+7

VN tham dự Hội nghị cấp cao về Hợp tác phát triển hiệu quả tại Geneva

aa
Hội nghị được GPEDC tổ chức ở thời điểm nửa chặng đường của Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, trong khi thế giới đang phải đối mặt với đa khủng hoảng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị cấp cao kỷ niệm 45 năm quan hệ ASEAN - EU và thăm Luxembourg, Hà Lan, Bỉ Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị cấp cao kỷ niệm 45 năm quan hệ ASEAN - EU và thăm Luxembourg, Hà Lan, Bỉ
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường dự Hội nghị cấp cao kỷ niệm 45 năm quan hệ ASEAN - EU.
Việt Nam kêu gọi vượt qua thách thức, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam kêu gọi vượt qua thách thức, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững
Ngày 15-16/12/2022, Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Nhóm G77 và Trung Quốc đã diễn ra tại Trụ sở Liên hợp quốc (New York, Mỹ) theo sáng kiến của Pakistan - nước Chủ tịch G77 năm 2022. Hội nghị được tổ chức nhằm tìm kiếm giải pháp “Thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững SDG: Giải quyết thách thức hiện nay và Thích ứng với khủng hoảng trong tương lai”.

VN tham du Hoi nghi cap cao ve Hop tac phat trien hieu qua tai Geneva hinh anh 1
Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai - Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các Tổ chức quốc tế khác tại Geneva.

Từ ngày 12-14/12 tại Geneva đã diễn ra Hội nghị cấp cao về Hợp tác phát triển hiệu quả, đồng tổ chức bởi Đối tác toàn cầu về Hợp tác phát triển hiệu quả (GPEDC) và nước chủ nhà Thụy Sĩ, nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển bền vững mạnh mẽ hơn trên thực tế.

Hội nghị được tổ chức theo hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến, với sự tham dự của ba nguyên thủ quốc gia gồm Tổng thống Thụy Sĩ Ignazio Cassis, Tổng thống Moldova Maia Sandu và Tổng thống Rwanda Paul Kamage, nhiều lãnh đạo các tổ chức quốc tế, những người hoạch định chính sách và chương trình hợp tác phát triển, các nhà lập pháp và giới học giả.

Đại diện Việt Nam tham dự Hội nghị có Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các Tổ chức quốc tế khác tại Geneva.

Hội nghị này được GPEDC tổ chức ở thời điểm nửa chặng đường của Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, trong khi thế giới đang phải đối mặt với đa khủng hoảng.

Xung đột và căng thẳng địa chính trị gia tăng, gián đoạn chuỗi cung ứng, khủng hoảng lương thực, sự thu hẹp không gian tài chính, suy giảm niềm tin của công chúng và tình trạng khẩn cấp khí hậu đã kết hợp lại tạo ra “trận siêu bão,” gây hậu quả tai hại cho hàng triệu người trên toàn thế giới.

Chỉ số Phát triển Con người của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã giảm hai năm liên tiếp, lần đầu tiên giảm như vậy kể từ khi Chỉ số này được giới thiệu năm 1990.

Chương trình nghị sự 2030 do đó chịu nhiều sức ép: một mặt, cần có sự tiến bộ hướng tới các Mục tiêu SDGs vốn đã bị chậm lại do nhiều cuộc khủng hoảng đang diễn ra; mặt khác, cần phải cải thiện khả năng phục hồi của các quốc gia bị đe dọa nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu.

Trong bối cảnh đó, hội nghị cho rằng hợp tác phát triển phải có khả năng hỗ trợ các quốc gia tiến tới quá trình chuyển đổi sang tương lai bền vững và thịnh vượng, đặc biệt là về năng lượng xanh và khả năng tiếp cận, tạo ra các hệ thống lương thực có khả năng phục hồi và tận dụng các tiến bộ kỹ thuật số vì lợi ích của tất cả mọi người.

Đồng thời, hợp tác hiệu quả cần hướng đến kết quả, bao gồm tất cả các dạng đối tác, minh bạch và có trách nhiệm giải trình, đồng thời xây dựng lòng tin cần thiết cho quan hệ đối tác hiệu quả và cải thiện kết quả ở các quốc gia liên quan.

Các nhà lãnh đạo và các bên liên quan cũng nhấn mạnh nhu cầu cần cải tổ cấu trúc tài chính đa phương đồng thời giải quyết các nhu cầu cấp thiết của các quốc gia trong việc thực hiện SDGs.

VN tham du Hoi nghi cap cao ve Hop tac phat trien hieu qua tai Geneva hinh anh 2

Hội nghị được GPEDC tổ chức ở thời điểm nửa chặng đường của Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, trong khi thế giới đang phải đối mặt với đa khủng hoảng.

Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc Amina J.Mohammed phụ trách thúc đẩy SDGs cho rằng các tổ chức phát triển đa phương phải phát huy cho thực hiện Chương trình nghị sự 2030 và các SDGs có tính đến thực tế địa phương.

Trong ngắn hạn, các bên tham gia phát triển phải làm việc cùng nhau để tạo thêm không gian tài chính cần thiết cho các quốc gia đầu tư vào quá trình phục hồi - bao gồm cả việc tận dụng tốt hơn các khoản vay từ các ngân hàng phát triển đa phương và ngân hàng phát triển ở mỗi nước, khôi phục và cải thiện Sáng kiến Đình chỉ Dịch vụ Nợ (DSSI), phân bổ lại tất cả các Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) chưa sử dụng.

Về lâu dài, những nỗ lực này phải nhằm mục đích chuẩn bị cho thế giới đối phó với những cú sốc trong tương lai và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi, bao gồm bằng cách điều chỉnh tất cả các hình thức tài trợ phù hợp với SDGs và sử dụng các công cụ đổi mới như Khung hợp tác quốc gia (CCF) và Tài trợ tích hợp khuôn khổ quốc gia (INFF) để đảm bảo chúng phù hợp với các ưu tiên cụ thể của quốc gia.

Hội nghị kết thúc với tuyên bố nhấn mạnh tầm quan trọng của vai trò và trách nhiện của các lãnh đạo quốc gia trong nỗ lực thúc đẩy Chương trình nghị sự 2030.

Tuyên bố cũng tái khẳng định sự cần thiết phải xây dựng năng lực ở cấp quốc gia, tiếp tục đối thoại tích cực và toàn diện giữa tất cả các bên liên quan về các ưu tiên và chiến lược phát triển, đồng thời tăng cường sự tin cậy lẫn nhau và trách nhiệm giải trình giữa các chủ thể phát triển thông qua dữ liệu tốt hơn và dễ tiếp cận hơn.

Về phía đại diện các nước ASEAN, ngoài các hoạt động chính thức, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai cùng các đại biểu thuộc các nước ASEAN tham dự hội nghị đã tổ chức cuộc gặp trao đổi bên lề hội nghị, với sự tham gia của các chuyên gia đại diện một số tổ chức quốc tế, gồm: Văn phòng điều phối Liên hợp quốc về viện trợ nhân đạo (OCHA), Chương trình của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) và Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và phát triển (UNCTAD) để trao đổi thúc đẩy hợp tác giữa các tổ chức quốc tế và các nước ASEAN cũng như giữa các nước ASEAN về các vấn đề phát triển như ứng phó với thiên tai, bệnh dịch, nhân đạo, thu hút đầu tư ODA/FDI, và hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đối tác toàn cầu về hợp tác phát triển hiệu quả (GPEDC) được thành lập tại Diễn đàn cấp cao về hiệu quả viện trợ lần thứ 4 tổ chức tại Busan, Hàn Quốc năm 2011.

Hoạt động của GPEDC được Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và UNDP hỗ trợ. Mục tiêu của GPEDC nhằm tối ưu hóa hiệu quả của tất cả các hình thức hợp tác phát triển vì lợi ích chung của con người, Trái Đất, thịnh vượng và hòa bình.

Việt Nam - Lào ký kết thỏa thuận hợp tác về phát triển nguồn nhân lực Việt Nam - Lào ký kết thỏa thuận hợp tác về phát triển nguồn nhân lực
Trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng đặc biệt về lao động, phúc lợi xã hội và phát triển nguồn nhân lực Việt Nam - Lào diễn ra ngày 29/11 tại Quảng Ninh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội Lào, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào đã ký kết thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực.
Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về quyền con người Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về quyền con người
Ngày 14/9/2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam ban hành theo Quyết định số 1079/QĐ-TTg. Để triển khai thực hiện thống nhất, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có văn bản hướng dẫn, đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; cơ quan Trung ương của các đoàn thể thực hiện một số nhiệm vụ.

Theo TTXVN
Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm cùng Chủ tịch Đảng CPP, Chủ tịch Thượng viện Hun Sen

Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm cùng Chủ tịch Đảng CPP, Chủ tịch Thượng viện Hun Sen

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Campuchia, chiều 12/7, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội đàm với Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen.
Lễ đón chính thức Chủ tịch nước Tô Lâm thăm cấp Nhà nước Vương quốc Campuchia

Lễ đón chính thức Chủ tịch nước Tô Lâm thăm cấp Nhà nước Vương quốc Campuchia

Khoảng 14h40 chiều 12/7 (giờ địa phương), lễ đón chính thức Chủ tịch nước Tô Lâm đã được tổ chức trọng thể tại Hoàng cung ở thủ đô Phnom Penh dưới sự chủ trì của Quốc vương Norodom Sihamoni.
Phó Thủ tướng Campuchia: Chuyến thăm của Chủ tịch nước Tô Lâm là minh chứng của mối quan hệ mật thiết ở cấp cao nhất giữa hai nước

Phó Thủ tướng Campuchia: Chuyến thăm của Chủ tịch nước Tô Lâm là minh chứng của mối quan hệ mật thiết ở cấp cao nhất giữa hai nước

Nhận lời mời của Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ thăm cấp nhà nước tới Vương quốc Campuchia từ ngày 12-13/7/2024.
Cầu nối quan trọng củng cố và vun đắp quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào

Cầu nối quan trọng củng cố và vun đắp quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào

Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới CHDCND Lào, chiều 11/7, tại thủ đô Viêng Chăn, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Chủ tịch Hội Hữu nghị Lào - Việt Nam Boviengkham Vongdala và các đồng chí trong ban lãnh đạo Hội.

Đọc nhiều

Ngân hàng Nhà nước tăng giá bán vàng miếng lên 79 triệu đồng/lượng

Ngân hàng Nhà nước tăng giá bán vàng miếng lên 79 triệu đồng/lượng

Sau hơn 1 tháng giữ nguyên giá bán vàng miếng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phải điều chỉnh tăng lên trong bối cảnh giá vàng thế giới liên tiếp tăng, chinh phục các mức kỷ lục mới.
Cuộc thi “Sài Gòn - Thành phố tôi yêu”: Sân chơi sáng tạo của sinh viên ngành du lịch

Cuộc thi “Sài Gòn - Thành phố tôi yêu”: Sân chơi sáng tạo của sinh viên ngành du lịch

Sau vòng sơ khảo và bán kết đầy cạnh tranh, ngày 17/7, chung kết Cuộc thi “Sài Gòn - Thành phố tôi yêu” đã diễn ra tại TP Hồ Chí Minh. 7 đội thi lọt vào vòng chung kết đã mang đến những màn “trình diễn” đặc sắc - đầy hứng khởi, tiếp thêm động lực cho nhiều sinh viên khác đang theo học ngành du lịch.
Tuổi Mậu Dần 1998 có nên sinh con năm 2025 không?

Tuổi Mậu Dần 1998 có nên sinh con năm 2025 không?

Năm Ất Tỵ 2025 thường được gọi là Xuất Huyệt Chi Xà (Rắn rời hang). Bé sinh năm này sẽ có mệnh Phú Đăng Hỏa. Tuổi Mậu Dần 1998 có nên sinh con năm 2025 không?
Xuân quê hương 2025: phong phú chuỗi sự kiện của cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản

Xuân quê hương 2025: phong phú chuỗi sự kiện của cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản

Ngày 17/7, tại Hà Nội,Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Fukuoka, Nhật Bản phối hợp với Hội người Việt Nam tại Fukuoka, Hội người Việt Nam tại Saitama, Nhật Bản, kênh VTC 10 tổ chức ra mắt Lễ ra mắt chuỗi sự kiện "Xuân quê hương 2025" tại Nhật Bản.
Việt Nam nộp đệ trình ranh giới thềm lục địa mở rộng khu vực giữa Biển Đông

Việt Nam nộp đệ trình ranh giới thềm lục địa mở rộng khu vực giữa Biển Đông

Sáng 17/7 (theo giờ địa phương), tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc cùng Đoàn công tác của Bộ Ngoại giao do Đại sứ Trịnh Đức Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia làm Trưởng đoàn, đã chính thức nộp Hồ sơ đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý của Việt Nam ở Khu vực Giữa Biển Đông lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa Liên Hợp Quốc (CLCS).
Tàu buồm 286-Lê Quý Đôn thăm, giao lưu với hải quân Indonesia

Tàu buồm 286-Lê Quý Đôn thăm, giao lưu với hải quân Indonesia

Ngày 17/7, tàu buồm 286-Lê Quý Đôn, Hải quân nhân dân Việt Nam đã đến Surabayar, bắt đầu chuyến thăm và giao lưu với hải quân Indonesia kết hợp huấn luyện đi biển đường dài cho cán bộ, chiến sỹ, học viên trên tàu.
Nhiều địa phương quyết liệt trong chống khai thác IUU

Nhiều địa phương quyết liệt trong chống khai thác IUU

Đoàn Thanh tra EC sẽ đến Việt Nam thực hiện đợt kiểm tra lần thứ 5 về khắc phục "Thẻ vàng" IUU. Trong thời gian này, nhiều địa phương trên cả nước như: Quảng Bình, Khánh Hòa, Kiên Giang đang triển khai các giải pháp chống khai thác IUU trong 2 tháng cao điểm (tháng 7 và tháng 8) để giữ vững những kết quả đã đạt được, đảm bảo không phát sinh các hành vi vi phạm IUU trong thời gian tới.
ghi nhan dong gop cua dai su thuy dien tai viet nam cho quan he huu nghi hai nuoc
bo doi hai quan vung 5 cuu tau ca ngu dan mac can
dong dien yoga huong den mot the gioi hoa binh va huu nghi
ra mat sach uy ban viet nam doan ket va hop tac a phi my latinh nhung chang duong nhung nguoi ban
video doc dao nhung ngoi lang viet tren dat trung hoa
de nhung ky niem xua tao sinh trong hien tai va tuong lai
ho chi minh la bieu tuong cua hoa binh doc lap va tien bo xa hoi
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Phiên bản di động