Việt Nam trên đà thành trung tâm sản xuất mới của thế giới
Quan hệ chiến lược toàn diện Việt- Ấn trên tầm cao mới Năm 2022 có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quan hệ truyền thống, chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ. Hai nước sẽ kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao cấp Đại sứ (7/1/1972 - 2022), 15 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược (6/7/2007 – 6/7/2022) và 6 năm Đối tác chiến lược toàn diện (9/2016 – 2022). |
Đã có 320 mã sản phẩm của Việt Nam được cấp phép xuất khẩu vào Trung Quốc Ngày 24/12, Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (Văn phòng SPS Việt Nam) cho biết, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đang cập nhật, công bố kết quả phê duyệt doanh nghiệp được phép nhập khẩu sản phẩm nông sản thực phẩm của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc và mã số sản phẩm để doanh nghiệp để in bao bì, nhãn mác… |
Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đánh giá Việt Nam đang tạo môi trường đầu tư hấp dẫn như nguồn lao động dồi dào, tình hình chính trị xã hội ổn định, cơ sở hạ tầng sản xuất và lưu thông cùng các ưu đãi đầu tư.
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2020, đa số doanh nghiệp FDI tiếp tục coi Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn, với lợi thế chính trị ổn định, thủ tục hành chính dần thông thoáng, thanh kiểm tra và chi phí không chính thức đã giảm bớt. Bên cạnh đó, những thành công ban đầu trong việc kiểm soát dịch bệnh, chính trị ổn định, môi trường kinh doanh không ngừng cải thiện, cùng các điều kiện khuyến khích thương mại và đầu tư quốc tế đã đưa Việt Nam trở thành điểm sáng thu hút FDI.
Xuất nhập khẩu năm 2021 tăng hơn 100 tỷ USD. (Ảnh minh họa) |
Theo số liệu thống kê từ Tổng Cục Hải quan Việt Nam cho thấy năm 2021, xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện của Việt Nam đạt 57,54 tỷ USD, tăng 12,4% so với năm 2020. Mức kỷ lục này trở thành “kỳ tích xuất khẩu” của nhóm sản phẩm này từ trước đến nay của Việt Nam.
Cũng trong năm 2021, thu hút FDI của Việt Nam đạt được nhiều tín hiệu tích cực. Với việc các dự án FDI đầu tư mới, điều chỉnh tăng vốn hàng trăm triệu USD ngay những ngày đầu năm 2022 cho thấy niềm tin của nhà đầu tư vào triển vọng phục hồi kinh tế Việt Nam. Ngoài “gã khổng lồ” Samsung, Nokia hay Intel, vừa qua hàng loạt dự án sản xuất được công bố của các tập đoàn lớn hay được ủy quyền như Foxconn, Pegatron (chuyên sản xuất, lắp ráp linh kiện cho Apple), Wistron, LEGO cũng đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam. Ngoài ra, đại diện Tập đoàn Nike tại Việt Nam chia sẻ với truyền thông quốc tế rằng với chiến lược sống chung an toàn với dịch bệnh và độ phủ vaccine ngừa COVID-19 cao tại Việt Nam, Nike vẫn đặt niềm tin và lạc quan với chuỗi cung ứng không còn bị đứt đoạn.
Theo đánh giá của Sputnik, đi đầu tạo nên thành công này của Việt Nam chính là Tập đoàn Samsung. Samsung Việt Nam năm 2021 đạt doanh thu 74,2 tỷ USD, tăng 14% và kim ngạch xuất khẩu đạt 65,5 tỉ USD, tăng 16% so với năm 2020. Tính đến hết năm 2021, tổng vốn đầu tư lũy kế của Samsung tại Việt Nam là 18 tỷ USD, đạt 102% so với vốn đầu tư được phê duyệt vào năm 2020 là 17,7 tỷ USD.
Samsung Việt Nam cho biết tập đoàn cũng gặp phải một số khó khăn khi trong năm vừa qua, các nhà máy và nhà cung ứng đặt tại các địa phương có sự bùng phát dịch COVID-19 mạnh mẽ và phải thực hiện một số biện pháp phòng dịch quyết liệt. Tuy nhiên, nhờ sự hỗ trợ toàn diện của Chính phủ Việt Nam và chính quyền các địa phương nơi Samsung và các nhà cung cấp đặt nhà máy, nên những khó khăn này đã nhanh chóng được giải quyết để đảm bảo hoạt động sản xuất không bị gián đoạn.
Đặc biệt, Samsung cam kết không thay đổi chiến lược kinh doanh tại Việt Nam. Hiện hơn 50% sản lượng điện thoại Samsung toàn cầu được sản xuất tại Việt Nam. Các sản phẩm di động thông minh sản xuất tại các nhà máy Samsung ở Việt Nam đang được xuất khẩu đến 128 quốc gia và vùng lãnh thổ, tỷ lệ hàng hóa điện thoại “Made in Vietnam” ngày càng tăng trên thị trường toàn cầu.
Bên cạnh điện thoại, báo chí và giới chuyên gia dự báo Việt Nam sẽ trở thành trung tâm sản xuất toàn cầu lớn nhất của Nike. Hãng tin CNBC dẫn báo cáo tài chính của tập đoàn chuyên về sản phẩm thể thao hàng đầu thế giới Nike cho biết năm 2021 Việt Nam sản xuất cho Nike chiếm 51% sản lượng toàn cầu của hãng. Qua từng giai đoạn, tỷ lệ xưởng sản xuất ở Việt Nam của Nike không ngừng tăng lên. Thống kê cho thấy năm 50% sản phẩm giày Nike được sản xuất tại Việt Nam và năm 2021, tỷ lệ này tăng lên 51%. Cả đối thủ của Nike là Adidas cũng đi theo hướng tương tự, với 40% sản lượng giày dép được sản xuất ở Việt Nam.
Giới chuyên gia cho rằng việc đơn hàng ngày càng tăng chủ yếu do nguồn lao động dồi dào, kỹ năng tay nghề cao và ổn định, đảm bảo được chất lượng sản phẩm theo yêu cầu từ đối tác. Hệ thống nhà máy được đầu tư ở Việt Nam rất tốt, chi phí lao động vẫn đang ở mức cạnh tranh dù có tăng trong những năm qua.
Tâm thế, vị thế của hàng hóa Việt Nam nhất là có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày càng được nâng cao.
Với tổng số vốn 16 tỷ USD, lần đầu tiên Việt Nam trở thành một trong 20 nước dẫn đầu thế giới về thu hút FDI. Một Việt Nam năng động, đổi mới, trách nhiệm và uy tín đã, đang và sẽ tiếp tục là điểm đến đầu tư hấp dẫn và an toàn cho các nhà đầu tư trên toàn thế giới. Trong khuôn khổ Hội nghị Ngoại giao lần thứ 31 và Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 20, tại Tọa đàm “Gặp gỡ Đoàn Ngoại giao, Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài, kết nối địa phương, doanh nghiệp Việt Nam”, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng nhận định: "Giữa bối cảnh thế giới bước vào năm thứ 3 của đại dịch Covid-19, tác động sâu sắc của dịch bệnh vẫn hiện hữu trên mọi mặt đời sống của tất cả các quốc gia. Sự đứt gãy của các chuỗi cung ứng, sự gián đoạn của nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh, sự chậm trễ trong triển khai các dự án đầu tư… đã phủ những gam màu ảm đạm lên bức tranh kinh tế toàn cầu". Thứ trưởng Tô Anh Dũng cho rằng: “Thách thức đan xen cùng cơ hội, thuận lợi đi cùng khó khăn. Trong bối cảnh đó, hợp tác, gắn kết, tin cậy, đổi mới, sáng tạo là nhu cầu và lựa chọn tất yếu, là cơ sở để chúng ta chung tay vượt qua thách thức, cùng nhau nắm bắt cơ hội, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững sau đại dịch”. Việt Nam đã tham gia và ký kết 17 hiệp định thương mại tự do, kết nối hơn 60 quốc gia, thiết lập quan hệ kinh tế với hơn 230 nền kinh tế. Việt Nam đang trên đà trở thành tâm điểm của mạng lưới các liên kết kinh tế, thể hiện sức hút của nền kinh tế, là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu. Uy tín và vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế cũng là một điểm cộng cho môi trường kinh doanh đầu tư ở Việt Nam. |
Singapore: Không khí đón năm mới nhộn nhịp ngập tràn trên những con phố trung tâm Các con phố trung tâm, các trung tâm cộng đồng tại các khu dân cư tại quốc đảo Sư tử được trang hoàng rực rỡ với nhiều hoạt động văn hóa đã và sẽ được tổ chức để đón mừng năm mới Nhâm Dần. |
#KpopTwitter đạt được kỷ lục mới với 7,8 tỷ Tweet trên phạm vi toàn cầu trong năm 2021 Với lượng Tweet khổng lồ 7,8 tỷ trên phạm vi toàn cầu trong năm 2021, #KpopTwitter một lần nữa cho thấy, sức mạnh của mình bằng cách phá vỡ kỷ lục trước đó là 6,7 tỷ Tweet vào năm 2020. Việc đăng ký Tweet tăng 16% trên toàn cầu, các cuộc trò chuyện của #KpopTwitter trở nên đa dạng và sôi động hơn trong năm 2021. |