Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hợp tác Mekong-Lan Thương lần thứ 7
Theo Nguyễn Hồng/ Báo Thế giới & Việt Nam 02/07/2022 10:25 | Chào ngày mới


![]() |
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. (Ảnh: Nguyễn Hồng) |
Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, ngày 4/7, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn sẽ tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hợp tác Mekong - Lan Thương (MLC) lần thứ 7 tại Bagan, Myanmar.
Các nước thành viên MLC khác tham dự Hội nghị gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc.
Hợp tác Mekong-Lan Thương là nền tảng hợp tác tiểu vùng mô thức mới, do Trung Quốc và 5 nước sông Mekong cùng khởi xướng và xây dựng, nhằm làm sâu sắc mối quan hệ hợp tác láng giềng hữu nghị giữa 6 quốc gia; thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội tiểu vùng; thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước trong khu vực; có lợi cho tiến trình nhất thể hóa ASEAN và nhất thể hóa khu vực; đóng góp cho hợp tác Nam – Nam, thực hiện chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của Liên hợp quốc.
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao MLC lần thứ nhất diễn ra vào ngày 12/11/2015, tại Cảnh Hồng, Vân Nam, Trung Quốc.
Tại Hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao các nước Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam nhất trí rằng, hợp tác giữa 6 nước sẽ giúp thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng sống của người dân, thu hẹp khoảng cách phát triển và tăng cường hội nhập khu vực, đóng góp vào quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN.
Các Bộ trưởng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của dòng sông Mekong đối với sự phát triển của cả 6 quốc gia và nhất trí tăng cường hợp tác trong quản lý, sử dụng bền vững nguồn nước và bảo vệ môi trường sinh thái sông Mekong.
Hội nghị đã ra thông cáo chung, khẳng định mong muốn củng cố hơn nữa quan hệ hợp tác giữa 6 nước vì một khu vực Mekong hòa bình, thịnh vượng và phát triển bền vững.
![]() |
Một đoạn sông Mekong. (Nguồn: mountaingeographies.com) |
Gần đây nhất, vào tháng 6/2021, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao MLC lần thứ 6 được tổ chức theo hình thức trực tuyến do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Kể từ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao MLC lần thứ 6, trong bối cảnh dịch Covid-19, hợp tác Mekong-Lan Thương vẫn ghi nhận những kết quả tích cực. Trong đó, phải kể đến việc tổ chức thành công Diễn đàn nguồn nước Mekong-Lan Thương lần thứ 2; triển khai các nghiên cứu chung về khí tượng thủy văn và phòng chống thiên tai; tổ chức Diễn đàn hợp tác chính quyền địa phương lần thứ nhất, Hội thảo liên minh các thành phố du lịch, các hoạt động kỷ niệm 5 năm hợp tác Mekong-Lan Thương và Tuần lễ Mekong-Lan Thương tại 6 nước thành viên; nhiều dự án sử dụng Quỹ đặc biệt Mekong-Lan Thương năm 2021 đã được ký kết và triển khai.
Đáng chú ý
Quảng Ngãi và Champasak (Lào) tăng cường hợp tác trong công tác Mặt trận

Bài viết mới
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc

Chủ tịch nước: Cần thí điểm mô hình mới để thúc đẩy nhanh chuyển đổi số

Chuyên đề

Những người lính Mỹ năm xưa nã đạn vào Việt Nam, hôm nay trở lại. Họ quay lại như một sự trở về với tiếng gọi của lương tri. Người Việt Nam đã mở vòng tay chào đón. Hai bên cùng lấp những hố bom bằng màu xanh cây lá, thắp lên ngọn lửa yêu đời và hi vọng cho những nạn nhân chiến tranh. Rồi từ đây, những hạt giống hữu nghị, hoà bình đâm chồi, nảy lộc.

50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ: Hương sen tỏa ngát bao gồm tất cả những bài viết về quan hệ của hai nước một cách toàn diện, sâu sắc và độc đáo nhất.

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đã đồng hành hàng trăm năm với lịch sử văn hóa và đời sống dân tộc Việt. Một trong những giá trị quan trọng nhất của hoạt động tín ngưỡng này chính là âm nhạc. Sự hòa trộn của yếu tố bác học với dân gian; sự giao thoa văn hóa các vùng miền, các dân tộc; sự tiếp biến của văn hóa các giai đoạn lịch sử… đạt đến độ hoàn hảo. Đặc biệt nhất là tính thống nhất cực kỳ cao độ giữa cảm xúc, tâm tưởng của những thành phần tham dự là chủ sự, nghệ nhân, khán thính giả; của đời sống hiện thực với đời sống tâm linh thiêng liêng đã được âm nhạc, diễn xướng ở đây tạo nên một giá trị hiếm có. |