Việt Nam tham dự cuộc họp Ủy ban hợp tác chung ASEAN-Nhật Bản
Theo Báo Tin Tức/TTXVN 29/03/2022 08:01 | Chính trị - Xã hội
![]() |
Cuộc họp Uỷ ban hợp tác chung ASEAN-Nhật Bản. Ảnh: sean.org |
Cuộc họp do Đại sứ Nhật Bản tại ASEAN Chiba Akira và Đại sứ Thái Lan Urawadee Sriphiromya (nước điều phối quan hệ ASEAN-Nhật Bản) đồng chủ trì.
Phát biểu tại cuộc họp, cả hai chủ tọa đều ghi nhận đóng góp của Việt Nam trên cương vị nước điều phối quan hệ ASEAN-Nhật Bản trong giai đoạn 2018-2021. Đại sứ Thái Lan đặc biệt cảm ơn Phái đoàn Việt Nam tại ASEAN đã bàn giao hết sức chu đáo cương vị điều phối cho Thái Lan sau Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tháng 8/2021.
Đại sứ Chiba khẳng định sự ủng hộ nhất quán của Nhật Bản đối với vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực và cho biết, Quỹ Hội nhập Nhật Bản-ASEAN (JAIF) thời gian tới sẽ ưu tiên các dự án phù hợp với tinh thần của Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ-Thái Bình Dương (AOIP), và chú trọng hơn vào các dự án đem lại lợi ích cho tất cả các nước ASEAN.
Các nước ASEAN đánh giá cao những đóng góp của Nhật Bản thời gian qua, đặc biệt là các nỗ lực hỗ trợ ASEAN ứng phó với Covid-19, mong muốn hai bên đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực như phát triển bền vững, biến đổi khí hậu và thành phố thông minh.
Nhật Bản tiếp tục là đối tác thương mại lớn thứ tư với nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ ba của ASEAN, nguồn vốn trong năm 2020 đạt 8.5 tỉ USD, chiếm 6.2% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào ASEAN.
Hai bên cũng dành thời gian trao đổi về các sáng kiến chuẩn bị cho dịp kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN-Nhật Bản (1973-2023), trong đó có kế hoạch tổ chức cuộc thi sáng tác logo và khẩu hiệu cho năm kỷ niệm.
Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Nguyễn Hải Bằng hoan nghênh các sáng kiến mới của Nhật Bản nhằm thúc đẩy hợp tác với ASEAN như Ưu tiên Tăng trưởng Sáng tạo và Bền vững, Sáng kiến Chuyển đổi Năng lượng Châu Á (AETI), và mới đây nhất là sáng kiến "Đầu tư Châu Á-Nhật Bản cho Tương lai."
Đại sứ Bằng cũng nhấn mạnh, Chương trình Nghị sự Hành động 2.0 về Biến đổi khí hậu ASEAN-Nhật Bản và AETI sẽ là sự bổ sung hiệu quả cho Chiến lược và Chương trình Hành động Biến đổi Khí hậu giai đoạn 2021-2030 của ASEAN, góp phần giúp ASEAN thực hiện các cam kết về chống biến đổi khí hậu và giảm thiểu phát thải carbon.
Việt Nam cũng mong muốn tham gia và đóng góp vào các hoạt động có ý nghĩa trong năm 2023, dịp "kỷ niệm kép" 50 năm thiết lập quan hệ ASEAN-Nhật Bản và Việt Nam-Nhật Bản.


Đáng chú ý
Việt Nam là một trong ba quốc gia uống trà sữa nhiều nhất Đông Nam Á


Quảng Ngãi và Champasak (Lào) tăng cường hợp tác trong công tác Mặt trận

Gia Lai bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại nhân dân cho cán bộ chủ chốt
Bài viết mới
Việt Nam đặt mục tiêu trở thành nước phát triển, có thu nhập cao vào năm 2045

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc

Chuyên đề

Những người lính Mỹ năm xưa nã đạn vào Việt Nam, hôm nay trở lại. Họ quay lại như một sự trở về với tiếng gọi của lương tri. Người Việt Nam đã mở vòng tay chào đón. Hai bên cùng lấp những hố bom bằng màu xanh cây lá, thắp lên ngọn lửa yêu đời và hi vọng cho những nạn nhân chiến tranh. Rồi từ đây, những hạt giống hữu nghị, hoà bình đâm chồi, nảy lộc.

50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ: Hương sen tỏa ngát bao gồm tất cả những bài viết về quan hệ của hai nước một cách toàn diện, sâu sắc và độc đáo nhất.

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đã đồng hành hàng trăm năm với lịch sử văn hóa và đời sống dân tộc Việt. Một trong những giá trị quan trọng nhất của hoạt động tín ngưỡng này chính là âm nhạc. Sự hòa trộn của yếu tố bác học với dân gian; sự giao thoa văn hóa các vùng miền, các dân tộc; sự tiếp biến của văn hóa các giai đoạn lịch sử… đạt đến độ hoàn hảo. Đặc biệt nhất là tính thống nhất cực kỳ cao độ giữa cảm xúc, tâm tưởng của những thành phần tham dự là chủ sự, nghệ nhân, khán thính giả; của đời sống hiện thực với đời sống tâm linh thiêng liêng đã được âm nhạc, diễn xướng ở đây tạo nên một giá trị hiếm có. |