Trang chủ Kinh tế Doanh nghiệp - Doanh nhân
14:31 | 27/12/2022 GMT+7

Việt Nam lọt top 5 điểm đến tiềm năng đón đầu chuỗi cung ứng, trở thành "công xưởng thế giới"

aa
Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Bangladesh đang từng bước phát triển thế mạnh với một mục tiêu có thể thay Trung Quốc, trở thành “công xưởng thế giới”.
Nâng tầm vị thế, đưa Việt Nam trở thành cứ điểm chiến lược toàn cầu về sản xuất, nghiên cứu và phát triển Nâng tầm vị thế, đưa Việt Nam trở thành cứ điểm chiến lược toàn cầu về sản xuất, nghiên cứu và phát triển
Sáng 23/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) Samsung, tại Khu đô thị Tây Hồ Tây, Hà Nội do Samsung Việt Nam tổ chức.
Việt Nam có 2 bãi biển lọt Top 10 bãi biển nổi tiếng nhất thế giới Việt Nam có 2 bãi biển lọt Top 10 bãi biển nổi tiếng nhất thế giới
Hai bãi biển ở Việt Nam gồm bãi biển Nha Trang và bãi biển Vũng Tàu đã lọt vào top 10 bãi biển nổi tiếng nhất thế giới tính theo số lượt xem trên mạng xã hội TikTok. Kết quả này được công bố trên trang mạng của CNBC ngày 25/12.
Chú thích ảnh
Ưu thế của Ấn Độ là diện tích rộng và dân số trẻ. Ảnh: AFP

Theo báo Bussiness Insider, trong 4 thập kỷ qua, Trung Quốc luôn đóng vai trò trung tâm trong chuỗi cung ứng của thế giới. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 cũng những căng thẳng địa chính trị dưới thời của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khiến vị thế của cường quốc châu Á này lung lay.

Năm 2018, khi cựu Tổng thống Trump phát động cuộc chiến thương mại với gã khổng lồ Đông Á, các nhà đầu tư đã đánh giá lại mức độ rủi ro địa chính trị.

Mặc dù khi đó, một số nhà đầu tư đã chuyển các dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc nhưng chính đại dịch và chính sách Zero-COVID của Trung Quốc đã khiến các nhà đầu tư nhận ra tầm quan trọng của việc không phụ thuộc nhu cầu sản xuất vào một quốc gia duy nhất.

Ông Ashutosh Sharma, Giám đốc nghiên cứu tại công ty nghiên cứu thị trường Forrester, lý giải: “Bản thân những căng thẳng địa chính trị có thể không dẫn đến mức độ tái tổ chức chuỗi cung ứng này, nhưng đại dịch COVID-19 chắc chắn đã khiến các nhà đầu tư phải đánh giá lại tầm nhìn”.

Bên cạnh đó, những tác động từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tiếp tục kéo dài. Tổng thống Joe Biden đã không dỡ bỏ các mức thuế cao mà chính quyền cựu Tổng thống Trump áp đặt đối với Trung Quốc. Thậm chí, vào tháng 10, Tổng thống Biden còn áp đặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với thiết bị vận chuyển đến các nhà máy sản xuất chip tiên tiến do Trung Quốc sở hữu. Điều này càng làm mối quan hệ vốn đã căng thẳng trở nên leo thang.

Hơn bao giờ hết, các công ty đa quốc gia đang tìm cách phòng ngừa rủi ro kinh doanh.

Dưới đây là năm quốc gia mà chuỗi cung ứng đang chuyển từ Trung Quốc sang.

Ấn Độ

Ấn Độ đang tìm cách vượt qua Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất các mặt hàng cao cấp. Ví dụ, tập đoàn Apple sản xuất iPhone và các nhà sản xuất chip đang để mắt đến những vùng đất rộng lớn và dân số trẻ tại Ấn Độ.

Với những ưu điểm trên, Ấn Độ là một lựa chọn thay thế tự nhiên cho Trung Quốc với tư cách là công xưởng của thế giới. Đặc biệt, trong năm 2023, dân số Ấn Độ dự kiến vượt dân số Trung Quốc, trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới.

Apple đã chuyển một số hoạt động sản xuất iPhone sang các bang Tamil Nadu và Karnataka của Ấn Độ, đồng thời cũng đang tìm hiểu việc chuyển hoạt động sản xuất iPad sang quốc gia Nam Á này. Các nhà phân tích của JP Morgan kỳ vọng Apple sẽ chuyển 5% lượng iPhone 14 ssản xuất ang Ấn Độ vào cuối năm 2022. Trong một ghi chú tháng 9, JP Morgan dự đoán đến năm 2025, ¼ sản lượng iPhones sẽ được sản xuất tại Ấn Độ.

Ấn Độ có lực lượng lao động lớn, lịch sử sản xuất lâu đời và sự hỗ trợ của chính phủ để thúc đẩy ngành công nghiệp và xuất khẩu. Vì điều này, nhiều nhà đầu tư đang tìm hiểu xem liệu ngành sản xuất của Ấn Độ có phải là giải pháp thay thế khả thi cho Trung Quốc hay không.

Kể từ khi nhậm chức vào năm 2014, Thủ tướng Ấn Độ Modi đã nỗ lực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đưa vốn FDI lên mức kỷ lục 83,6 tỷ USD trong năm tài chính vừa qua.

Nhưng những rào cản đáng kể vẫn tồn tại. Mặc dù chính phủ Ấn Độ đang tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, nhưng hoạt động kinh doanh ở nước này vẫn khó hơn so với Trung Quốc, một phần do bộ máy hành chính quan liêu và nhiều bên liên quan làm kéo dài quá trình ra quyết định.

Việt Nam

Chú thích ảnh
Ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa đại diện Bộ Công Thương và Công ty Samsung Việt Nam. Ảnh: TTXVN phát

Kể từ năm 1986, Việt Nam đã tiến hành cải cách kinh tế nhanh chóng và đạt được những kết quả đáng kể.

Trong một bài viết vào tháng 11/2022, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết cải cách đã mang lại kết quả, đưa Việt Nam từ "một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới trở thành nền kinh tế có thu nhập trung bình chỉ trong một thế hệ".

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, năm 2021, Việt Nam đã thu hút hơn 31,15 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài — cao hơn 9% so với một năm trước. Khoảng 60% vốn đầu tư dành cho lĩnh vực sản xuất và chế biến.

Thế mạnh chính của Việt Nam là sản xuất hàng may mặc, giày dép, điện tử và thiết bị điện. Ngoài Ấn Độ, gã khổng lồ công nghệ Apple đã chuyển một số hoạt động sản xuất iPhone sang Việt Nam và cũng đang lên kế hoạch chuyển một số hoạt động sản xuất MacBook sang quốc gia Đông Nam Á này.

Các công ty lớn khác như Nike, Adidas và Samsung đã chuyển một số dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Thái Lan

Chú thích ảnh
Thái Lan là trung tâm sản xuất ô tô và điện tử. Ảnh: THX

FDI của Thái Lan đã tăng gấp ba lần từ năm 2020 đến năm 2021, lên 13,1 triệu USD khi các nhà sản xuất rời khỏi Trung Quốc.

Là nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á, Thái Lan đã và đang nâng cao chuỗi giá trị trong sản xuất. Thái Lan là trung tâm sản xuất phụ tùng ô tô, phương tiện và thiết bị điện tử, với các công ty đa quốc gia như Sony và Sharp đang thiết lập cơ sở tại đây.

Sony cho biết vào năm 2019, họ sẽ đóng cửa nhà máy sản xuất điện thoại thông minh ở Bắc Kinh vào năm 2019 để cắt giảm chi phí và chuyển một số hoạt động sản xuất sang Thái Lan. Cùng năm đó, Sharp cho biết họ đang chuyển một số hoạt động sản xuất máy in sang Thái Lan do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.

Bangladesh

Chú thích ảnh
Bangladesh là quê hương của ngành sản xuất hàng may mặc. Ảnh: AFP

Ngay cả trước khi COVID-19 làm tê liệt lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc, Bangladesh đã là một ngôi sao đang lên trong lĩnh vực sản xuất hàng may mặc, chủ yếu là do chi phí lao động ở Trung Quốc tăng trước nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump.

Chênh lệch chi phí lớn đã thu hút các nhà sản xuất tìm đến Bangladesh, khi lương tháng trung bình của một công nhân ở Bangladesh là 120 USD, thấp hơn 1/5 so với 670 USD mà một công nhân nhà máy ở Quảng Châu nhận được.

Hơn nữa, chi phí nguyên liệu tăng đang thúc đẩy các công ty may mặc tìm kiếm các điểm đến thay thế như Bangladesh, nơi giá sản xuất tương đối thấp.

Bất chấp vụ sập tòa nhà cao tầng làm ít nhất 1.132 người thiệt mạng vào tháng 4/2013 và làm giảm uy tín về an toàn lao động của Bangladesh, ngành sản xuất hàng may mặc vẫn là một trụ cột chính của nền kinh tế nước này, chiếm gần 85% các lô hàng hoặc hơn 42 tỷ USD xuất khẩu trong năm 2021. Nước này cũng là nước xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ hai thế giới, sau Trung Quốc.

Bangladesh hiện nỗ lực thu hút đầu tư ngoài lĩnh vực may mặc và đang nỗ lực thu hút thêm đầu tư vào các lĩnh vực khác bao gồm dược phẩm và chế biến nông nghiệp.

Malaysia

Chú thích ảnh
Dòng vốn FDI của Malaysia đạt mức cao nhất trong 5 năm là 48,1 tỷ USD vào năm 2021. Ảnh: AFP

Cơ quan Phát triển Đầu tư Malaysia cho biết vào tháng 7/2020, nước này đã đạt được một số tiến bộ trong nỗ lực thu hút ít nhất 32 dự án chuyển từ Trung Quốc sang Malaysia.

Tuy nhiên, ngay cả trước đại dịch, các khoản đầu tư công nghệ vào Malaysia đã tăng lên do chi phí lao động thấp hơn và căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. Các thỏa thuận lớn trong vài năm qua bao gồm khoản đầu tư trị giá 339 triệu USD từ gã khổng lồ chip Mỹ Micron trong 5 năm kể từ năm 2018. Jabil, một công ty Mỹ sản xuất vỏ iPhone, cũng đã mở rộng hoạt động tại Malaysia.

"Chúng tôi biết khá nhiều nhà sản xuất đã bày tỏ ý định chuyển khỏi Trung Quốc và chúng tôi muốn thu hút họ. Điều duy nhất là thời điểm", Azman Mahmud, Giám đốc điều hành Cơ quan Phát triển Đầu tư Malaysia trả lời báo chí năm 2020.

Theo thông tin chính thức của chính phủ, dòng vốn FDI của Malaysia đạt mức cao nhất trong 5 năm là 48,1 tỷ USD vào năm 2021, với ngành sản xuất thiết bị điện tử và phương tiện là chủ chốt.

Sapa lọt top 10 điểm đến ngắm tuyết hấp dẫn nhất Châu Á Sapa lọt top 10 điểm đến ngắm tuyết hấp dẫn nhất Châu Á
Vinpearl, VinWonders, Vinpearl Golf bùng nổ chuỗi sự kiện đẳng cấp thế giới chào đón mùa lễ hội lớn nhất trong năm Vinpearl, VinWonders, Vinpearl Golf bùng nổ chuỗi sự kiện đẳng cấp thế giới chào đón mùa lễ hội lớn nhất trong năm
Theo Bảo Hà/Báo Tin tức
Nguồn:

Tin bài liên quan

Việt Nam và Trung Quốc khai trương tuyến vận tải xuyên biên giới

Việt Nam và Trung Quốc khai trương tuyến vận tải xuyên biên giới

Ngày 15/5 tại Hà Nội, Bộ Xây dựng Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc cùng Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) phối hợp tổ chức lễ đón phương tiện vận tải Trung Quốc sang Việt Nam thực hiện Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS-CBTA).
Từ ký ức chiến thắng đến hành trình “tiếp lửa” hữu nghị Việt - Nga

Từ ký ức chiến thắng đến hành trình “tiếp lửa” hữu nghị Việt - Nga

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của nhân dân Nga, phóng viên Tạp chí Thời đại đã có cuộc trao đổi với nhà báo Nguyễn Đăng Phát, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga về những ký ức không quên tại đất nước ông từng gắn bó và góc nhìn về quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
Hà Nội đặt mục tiêu đón 7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế trong năm 2025

Hà Nội đặt mục tiêu đón 7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế trong năm 2025

Ngày 7/5, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 124/KH-UBND về kích cầu du lịch năm 2025, đặt mục tiêu đón 31 triệu lượt du khách, trong đó có 7,5 triệu lượt khách quốc tế. Tổng thu từ du lịch dự kiến đạt khoảng 130.000 tỷ đồng, đóng góp từ 8% trở lên vào GRDP của Thủ đô.

Các tin bài khác

Việt Nam và Trung Quốc khai trương tuyến vận tải xuyên biên giới

Việt Nam và Trung Quốc khai trương tuyến vận tải xuyên biên giới

Ngày 15/5 tại Hà Nội, Bộ Xây dựng Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc cùng Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) phối hợp tổ chức lễ đón phương tiện vận tải Trung Quốc sang Việt Nam thực hiện Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS-CBTA).
Công ty vắc xin VNVC hy vọng sớm đưa vắc xin ung thư của Nga về Việt Nam

Công ty vắc xin VNVC hy vọng sớm đưa vắc xin ung thư của Nga về Việt Nam

Thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa Công ty Vắc xin Việt Nam (VNVC) và Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga (RDIF) được kỳ vọng mở ra cơ hội để Việt Nam sớm tiếp cận công nghệ sản xuất vắc xin theo công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới mRNA, đặc biệt là vắc xin điều trị ung thư tiềm năng của Nga.
Thanh Hóa: Việt Hưng Group - 16 năm đổi mới sáng tạo

Thanh Hóa: Việt Hưng Group - 16 năm đổi mới sáng tạo

Hơn 16 năm hình thành và phát triển, với sự dẫn dắt của “Thuyền trưởng” Ninh Văn Sức, với vai trò là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Việt Hưng. Việt Hưng Group đã ghi dấu ấn mạnh mẽ trong ngành xây dựng, đầu tư phát triển các cụm công nghiệp, tư vấn và xúc tiến cho các dự án FDI, lĩnh lực đầu tư bất động sản, đầu tư kinh doanh nhà hàng, khách sạn, dịch vụ du lịch, giáo dục, thương mại...
Trải nghiệm đẳng cấp tại The SENS - Đặc quyền mới dành cho khách hàng VIP của VPBank

Trải nghiệm đẳng cấp tại The SENS - Đặc quyền mới dành cho khách hàng VIP của VPBank

VPBank vừa chính thức ra mắt không gian phòng chờ sân bay cao cấp riêng biệt tại ga quốc nội T3 (Sân bay Tân Sơn Nhất) – nhà nhà ga nội địa lớn nhất và hiện đại nhất Việt Nam. Đây không chỉ là một trong những đặc quyền dành riêng cho khách hàng VIP mà là bước đi chiến lược khẳng định vị thế và triết lý của VPBank: nâng chuẩn phục vụ khách hàng từ tiện ích sang trải nghiệm đẳng cấp.

Đọc nhiều

Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thái Lan

Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thái Lan

Ngày 19/5, tại tỉnh Nakhon Phanom (Thái Lan), Lễ kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh được tổ chức trang trọng tại Khu tưởng niệm Bác Hồ ở làng Nachok (Bản Mạy), nơi Người từng sống và hoạt động cách mạng từ năm 1928 đến 1930.
32 đội tham gia Giải bóng đá của cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản

32 đội tham gia Giải bóng đá của cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản

Ngày 18/5, tại sân vận động Redsland TP Saitama, Nhật Bản đã diễn ra giải thi đấu bóng đá của cộng đồng người Việt đang học tập, làm việc và sinh sống tại đây. Giải đấu do Tổ chức giao quốc tế Việt Nam Nhật Bản (FAVIJA) tổ chức dưới sự bảo trợ của Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản.
Ra mắt chương trình đào tạo giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ

Ra mắt chương trình đào tạo giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ

Ngày 18/5, tại Hà Nội, Trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã tổ chức ra mắt chương trình đào tạo giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ (thuộc ngành Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam).
Quỹ Châu Á tại Việt Nam trao 101 suất học bổng cho nữ sinh nghèo vượt khó tại Cần Thơ

Quỹ Châu Á tại Việt Nam trao 101 suất học bổng cho nữ sinh nghèo vượt khó tại Cần Thơ

Ngày 17/5, tại thành phố Cần Thơ, Quỹ Châu Á tại Việt Nam đã trao tặng 101 suất học bổng (mỗi suất trị giá 2,2 triệu đồng) cho các nữ sinh trung học phổ thông nghèo vượt khó tại Cần Thơ.
Phát triển hệ thống giao thông động lực để Mường Nhé phát triển

Phát triển hệ thống giao thông động lực để Mường Nhé phát triển

Mường Nhé (Điện Biên) – nơi địa đầu cực Tây Tổ quốc – đang từng ngày chuyển mình mạnh mẽ nhờ những bước tiến trong phát triển hạ tầng giao thông.
Khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới cho tàu cá ở đảo Trường Sa

Khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới cho tàu cá ở đảo Trường Sa

Ngày 18/5/2025, Trung tâm Dịch vụ Hậu cần – Kỹ thuật đảo Trường Sa (thuộc Hải đoàn 129 Hải quân) đã khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới tàu cá NT02070TS.
Hải quân Vùng 5: Nâng cao khả năng sử dụng vũ khí, trang bị cho chiến sĩ mới

Hải quân Vùng 5: Nâng cao khả năng sử dụng vũ khí, trang bị cho chiến sĩ mới

Từ ngày 14-16/5, tại thành phố Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Tiểu đoàn 563, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức kiểm tra “3 tiếng nổ” cho chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2025. Đây là hoạt động huấn luyện quan trọng giúp chiến sĩ mới làm quen với cường độ huấn luyện cao, nâng cao thể lực, bản lĩnh, khả năng sử dụng vũ khí, trang bị trong điều kiện sát với thực tế chiến đấu.
infographics viet nam tai dac cu chu tich uy ban ky thuat thuong truc to chuc hai quan the gioi
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
infographics lua dao lam cong tac vien chot don hang online
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Phiên bản di động