Việt Nam lọt top 3 nền kinh tế đang phát triển xuất khẩu hàng hóa sáng tạo hàng đầu thế giới
Ngày 12/3, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức - do Bộ Hợp tác kinh tế và Phát triển Liên bang Đức tài trợ (GIZ) tổ chức hội thảo tham vấn “Phát triển kinh tế sáng tạo: Xu hướng, kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị đối với Việt Nam”.
Theo số liệu được đưa ra tại hội nghị, top 10 nền kinh tế phát triển xuất khẩu hàng hóa sáng tạo hàng đầu gồm: Mỹ, Italia, Đức, Pháp, Anh, Hàn Quốc, Ba Lan, Thụy Sỹ, Hà Lan, Nhật Bản với tổng 176.704 triệu USD, chiếm 33,7% tổng xuất khẩu hàng hóa sáng tạo trên thế giới. Trong khi đó, top 10 nền kinh tế đang phát triển xuất khẩu hàng hóa sáng tạo hàng đầu thế giới là Trung Quốc, Hồng Kông, Việt Nam, Ấn Độ, Đài Loan, Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ, Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất, Thái Lan.
Việt Nam lọt top 3 nền kinh tế đang phát triển xuất khẩu hàng hóa sáng tạo hàng đầu thế giới. |
Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng Ban Nghiên cứu tổng hợp, Viện CIEM cho biết, dịch vụ sáng tạo xuất khẩu hiện nay gồm: thủ công mỹ nghệ; thời trang và thiết kế; nghệ thuật ẩm thực; nghệ thuật biểu diễn; nghệ thuật tạo hình; phim và truyền thông; công nghệ thông tin và kỹ thuật phần mềm; du lịch và di sản văn hóa; âm nhạc và giải trí; xuất bản và văn học; sáng tạo nội dung số; tiếp thị và quảng cáo số.
Các chuyên gia CIEM đánh giá, quy mô xuất khẩu hàng hóa sáng tạo của Việt Nam là không nhỏ. Tuy nhiên, các thảo luận gần đây chủ yếu mang tính chất sơ khởi, chưa có cơ sở vững chắc trên nền tảng nghiên cứu khoa học bài bản, chưa có các hàm ý chính sách đủ chặt chẽ, khả thi. Do kinh tế sáng tạo còn tương đối mới, Việt Nam gặp phải tình trạng thiếu các dữ liệu cập nhật, thường xuyên và chi tiết để phân tích các nội dung liên quan, nếu tháo gỡ được nút thắt, các ngành dịch vụ sáng tạo sẽ đem về nhiều tỷ USD cho Việt Nam.
FPT được coi là một ví dụ điển hình khi cuối năm 2023, FPT công bố cán mốc 1 tỷ USD doanh thu dịch vụ công nghệ thông tin từ thị trường nước ngoài với 3 thị trường trọng điểm Nhật Bản, châu Mỹ và châu Á - Thái Bình Dương. Mốc doanh thu này cũng đánh dấu tốc độ tăng trưởng của tập đoàn gấp đôi trong vòng 3 năm qua cho thấy rõ tiềm năng tăng trưởng của các dịch vụ sáng tạo. Nếu Việt Nam có thêm những doanh nghiệp như FPT, chắc chắn sẽ mở ra cánh cửa lớn cho ngành dịch vụ này.
Theo ông Nguyễn Anh Dương, để làm được điều này, Việt Nam cần hoàn thiện các thể chế chính sách, pháp luật nhằm tạo khuôn khổ pháp lý phù hợp cho sự phát triển nền kinh tế sáng tạo, các ngành công nghiệp và văn hóa sáng tạo, thị trường văn hóa sáng tạo, tăng cường năng lực thể chế các cơ quan địa phương…
TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện CIEM cho biết, khái niệm kinh tế sáng tạo đã ra đời và liên tục điều chỉnh trong hơn ba thập kỷ qua. Với tư duy thúc đẩy nền kinh tế sáng tạo, mỗi nền kinh tế cũng có thể tận dụng khung chính sách hiện có trên các mô hình kinh tế khác. Các dịch vụ sáng tạo ở không ít nền kinh tế được đánh giá là có sức chống chịu và khả năng phục hồi tốt hơn trong thời kỳ đại dịch.
“Tư duy về kinh tế sáng tạo giúp hoàn thiện chính sách để các ý tưởng sáng tạo có đủ điều kiện, chu trình từ hình thành, sản xuất, cung ứng, phân phối và kể cả xuất khẩu. Từ đó, mang lại nhiều giá trị gia tăng hơn cho nền kinh tế, lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp và thu nhập cao hơn cho người lao động”, TS. Trần Thị Hồng Minh nói.
Theo TS. Nguyễn Thị Hoàng Hạnh, Trung tâm Nghiên cứu Đào tạo và Hỗ trợ, tư vấn - Cục Sở Hữu trí tuệ, để phát triển kinh tế sáng tạo cần quan tâm tới sở hữu trí tuệ, hay nói cách khác đây là “xương sống, huyết mạch”. Vì vậy, các bộ, ngành cần có giải pháp cụ thể hơn, xác định vấn đề ưu tiên trong từng giai đoạn. Lợi ích, nhu cầu của các nhóm chủ thể; hài hòa, cân bằng nhưng chỉ có thể tương đối và có thể điều chỉnh kịp thời nếu cần.
Thương hiệu sáng tạo từ hình tượng rồng để hút khách Linh vật rồng là hình tượng đầy cảm hứng để các thương hiệu sáng tạo cho ra mắt bộ sưu tập, thiết kế thị giác hay kết hợp với các hoạt động giải trí để thu hút khách hàng. |
Đại sứ Singapore tại Việt Nam: Triển vọng hợp tác song phương đầy hứa hẹn trong năm 2024 Nhân dịp năm mới và Tết Giáp Thìn 2024, Đại sứ Singapore tại Việt Nam Jaya Ratnam đã trả lời phỏng vấn phóng viên Thông tấn xã Việt Nam, trong đó ông bày tỏ kỳ vọng các lĩnh vực đổi mới sáng tạo, kết nối năng lượng và phát triển bền vững sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ trong năm nay. |