Việt Nam lọt top 22 thế giới về quy mô xuất khẩu
Vốn FDI "rót" vào Việt Nam cán mốc hơn 20 tỷ USD |
Việt Nam xuất siêu 9,1 tỷ USD: Thị trường Mỹ tăng mạnh, EU và Trung Quốc giảm nhẹ |
Ngành nông nghiệp tiếp tục xuất siêu hơn 8,8 tỷ USD |
Cụ thể, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết: Xuất khẩu (XK) của Việt Nam đã gia tăng nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng cao trên 15% trong giai đoạn 2011-2019 và chính thức cán mốc kim ngạch 500 tỷ USD vào giữa tháng 12 năm nay.
Trong bối cảnh kinh tế, thương mại thế giới đang sụt giảm do tác động của các xung đột thương mại và cạnh tranh chiến lược giữa các nền kinh tế lớn, thành tích này của kinh tế Việt Nam càng trở nên ý nghĩa hơn.
Đặc biệt, tăng trưởng XK tốt cũng giúp Việt Nam tiếp tục duy trì thành tích xuất siêu năm thứ 4 liên tiếp trong năm nay (xuất siêu khoảng 9,9 tỷ USD).
Nhiều mặt hàng XK của Việt Nam giữ được vị trí quan trọng trong xếp hạng của thế giới: Dệt may (đứng thứ 7 với kim ngạch khoảng 33 tỷ USD); Da giày (đứng thứ 3 về sản xuất, thứ 2 về XK với kim ngạch khoảng 17 tỷ USD); Điện tử (đứng thứ 12, trong đó mặt hàng điện thoại di động đứng thứ 2 với kim ngạch khoảng 50 tỷ USD).
Xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng trưởng với tốc độ cao (Ảnh minh hoạ) |
Ngoài ra, còn một số mặt hàng khác cũng có thứ hạng cao trên thế giới: Thủy sản (đứng thứ 4 về XK với kim ngạch khoảng 9 tỷ USD); Đồ gỗ (đứng thứ 5 về XK với kim ngạch khoảng 9 tỷ USD). Một số mặt hàng nông sản khác của Việt Nam luôn đứng ở trong nhóm các quốc gia XK lớn nhất thế giới như cà phê, hồ tiêu, gạo…
Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, doanh nghiệp Việt Nam đã và đang tận dụng tốt các cơ hội có được từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) và các khung khổ hợp tác khu vực và đa phương khác để hội nhập và phát triển.
Minh chứng là các thị trường có FTA đều ghi nhận tăng trưởng xuất khẩu cao so với thời điểm trước khi có FTA như Hàn Quốc (tăng 21,6 lần), Ấn Độ (tăng 15,6 lần), Chile (tăng 3,6 lần).
Một số mặt hàng XK như điện thoại di động đang đứng thứ hạng cao trên thế giới (Ảnh minh hoạ) |
Bên cạnh những thành tích trên, XK Việt Nam cũng ghi nhận tín hiệu khởi sắc từ khối doanh nghiệp trong nước khi tốc độ tăng kim ngạch XK luôn cao hơn so với khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhờ đó đưa tỷ trọng XK của doanh nghiệp trong nước tiếp tục tăng (chiếm trên 30%).
Ngoài ra, dù phải đối mặt với hơn 150 vụ việc phòng vệ thương mại do 19 quốc gia, vùng lãnh thổ khởi xướng tập trung vào chống bán phá giá, tự vệ, chống trợ cấp... nhưng chúng ta đã chủ động, tích cực phối hợp ứng phó. Nhờ đó, kháng kiện thành công (không áp dụng biện pháp/không gia hạn áp dụng biện pháp) đối với 57/137 vụ việc đã kết thúc điều tra, chiếm tỷ lệ khoảng 42%.
Đồng thời, nhiều mặt hàng của Việt Nam như cá basa, tôm... tiếp tục được XK sang các thị trường lớn như Mỹ, EU... với thuế suất 0% hoặc ở mức rất thấp. Việt Nam cũng khiếu kiện 5 vụ ra Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO, trong đó 3 vụ đã kết thúc với kết quả tốt.