Việt Nam được viện trợ hơn 30 triệu USD chống biến đổi khí hậu
Hạn mặn bủa vây các tỉnh miền Tây |
Nắng nóng và hạn mặn ở Miền Trung - Tây Nguyên khiến đời sống người dân lao đao |
Hạn mặn gay gắt đang diễn ra trên diện rộng ở nhiều địa phương (Ảnh: Vietnamplus) |
Bộ NN&PTNT cho biết, tại cuộc họp Ban điều hành lần thứ 25 diễn ra ngày 11/3/2020 tại Geneva, Thụy Sĩ, Quỹ Khí hậu xanh đã phê duyệt khoản viện trợ 30,2 triệu USD cho dự án “Tăng cường khả năng chống chịu của sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ trước tình trạng mất an ninh nguồn nước do biến đổi khí hậu ở khu vực Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung bộ của Việt Nam” (SACCR).
Dự án có cách tiếp cận tích hợp và sáng tạo nhằm tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Cơ quan đầu mối quốc gia Quỹ Khí hậu Xanh (NDA) thiết kế, với sự hỗ trợ kỹ thuật của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
Dự án sẽ thực hiện trong sáu năm và trực tiếp mang lại lợi ích cho hơn 222.400 người dân ở các tỉnh Đăk Lăk, Đăk Nông, Bình Thuận, Ninh Thuận và Khánh Hòa-khoảng 10% dân số của các tỉnh đặc biệt là phụ nữ và người dân tộc thiểu số, với mục tiêu: Hiện đại hóa hệ thống tưới tiêu, cải thiện an ninh nguồn nước và sinh kế, tăng cường kiến thức về rủi ro khí hậu và áp dụng kỹ thuật nông nghiệp có khả năng chống chịu biến đổi khí hậu và tiếp cận thông tin khí hậu nông nghiệp và thông tin thị trường.
Hơn 335.000 người dự kiến sẽ được hưởng lợi gián tiếp từ tăng cường năng lực thông qua đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật, tăng cường tiếp cận thông tin về rủi ro khí hậu và phổ biến rộng rãi các thực hành tốt nhất về nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu.
Dự án này cũng bổ trợ cho những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam nhằm tăng cường khả năng chống chịu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển.
Đại diện Bộ NN&PTNT cho biết, dự án SACCR sẽ giúp đỡ một cách hiệu quả cho các nông hộ quy mô nhỏ của chúng tôi để thích ứng với sự thay đổi lượng mưa và hạn hán do biến đổi khí hậu gây ra.
Tây Nguyên và Nam Trung bộ dự kiến sẽ hứng chịu những đợt hạn dài, khốc liệt và thường xuyên hơn vào mùa khô và mưa lũ nghiêm trọng hơn vào mùa mưa. Do vậy, nông dân phải đối mặt với việc năng suất cây trồng bị sụt giảm, từ đó ảnh hưởng đến an ninh lương thực và thu nhập.
Sen vàng Berlin phát nước ngọt miễn phí cho bà con Đồng bằng sông Cửu Long bị hạn hán Trước tình hình hạn hán và xâm nhập mặn đang diễn ra tại Đồng bằng sông Cửu Long, tổ chức Sen vàng Berlin đã huy ... |
Sẽ trích ngân sách xử lý hạn hán, xâm nhập mặn tại 5 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long Chiều ngày 8/3, tại tỉnh Bến Tre, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc làm việc với 5 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ... |
Thái Lan dự báo hạn hán kỷ lục trong 40 năm Cục Khí tượng Thái Lan (MD) dự báo tình trạng hạn hán ở nước này sẽ khắc nghiệt nhất trong vòng 40 năm qua và ... |