Việt Nam được lợi gì khi AFC tăng số đội dự Champions League châu Á?
Nhật Bản từng vô địch AFC Cup 2017. Ảnh minh họa |
Hôm 26/10, sau Phiên họp Thường vụ của Liên đoàn Bóng đá Châu Á (AFC) lần 2 năm 2019, AFC đã quyết định tăng số đội dự Champions League châu Á từ 32 lên 40 đội vào năm 2021.
Tuy nhiên, sự mở rộng này sẽ không tạo ra sự thay đổi ở nhóm 6 Liên đoàn thành viên hàng đầu châu lục. Nghĩa là sẽ có thêm 8 suất dự vòng bảng AFC Champions League cho các nền bóng đá thuộc TOP dưới như Thái Lan, Việt Nam...
Trong khi đó, VCK Asian Cup nữ sẽ nâng số đội từ 8 đội lên thành 12. AFC muốn tăng số đội dự giải nhằm thúc đẩy phong trào bóng đá của châu lục.
Hiện tại, đang có 3 quốc gia xin đăng cai Asian Cup nữ 2022 gồm Đài Loan (Trung Quốc), Ấn Độ và Uzbekistan.
Với kinh nghiệm và uy tín đăng cai, tổ chức thành công nhiều sự kiện của AFC, vừa qua LĐBĐ Việt Nam đã được tổ chức bóng đá châu lục lựa chọn là nơi tổ chức phiên họp Thường vụ AFC lần thứ 2/2019.
Cúp AFC giải đấu bóng đá thường niên giữa các câu lạc bộ vô địch bóng đá và đoạt cúp quốc gia của 14 quốc gia châu Á có nền bóng đá cấp trung bình xếp dựa theo Bảng xếp hạng thi đấu các câu lạc bộ của AFC.
Các quốc gia có trình độ bóng đá cao hơn sẽ được tham gia AFC Champions League, các quốc gia còn lại trước đây chơi tại Cúp Chủ tịch (AFC President’s Cup) tuy nhiên từ 2015 được tham gia vòng play-off vòng loại AFC Cup. Giải được Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) tổ chức lần đầu tiên vào năm 2004.
Từ khi thành lập tới trước năm 2009 thì hai hệ thống giải đấu AFC Champion League và AFC Cup không có liên hệ nào với nhau, tuy nhiên cuộc cải cách năm 2009 cho phép các câu lạc bộ của một số nền bóng đá thuộc xếp hạng tham dự AFC Cup được phép tham dự vòng sơ loại AFC Champion League, nếu thất bại họ được phép thi đấu tại vòng bảng của AFC Cup.