Trang chủ Chính trị - Xã hội Chuyện tuần này
03:43 | 11/05/2018 GMT+7

Việt Nam đóng góp vào dự thảo Công ước quốc tế về chấm dứt bạo lực và quấy rối ở nơi làm việc

aa
TĐO – Trong thời gian gần đây, vấn đề bạo lực giới, quấy rối ở nơi làm việc đang trở thành "điểm nóng" tại Việt Nam và thế giới. Bởi nó không những tổn hại trực tiếp đến năng suất làm việc mà còn ảnh hưởng tới nhân phẩm, sức khỏe của người lao động. Trong bối cảnh đó, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đang đẩy mạnh tiến trình xây dựng Công ước về chấm dứt bạo lực và quấy rối ở nơi làm việc.

Trong tháng 6/2018, đoàn đại biểu ba bên gồm đại diện Bộ Lao động,Thương binh và Xã hội, Văn phòng giới sử dụng lao động thuộc Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, sẽ tham dự Hội nghị hàng năm lần thứ 107 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Geneva, Thụy Sỹ. Tại hội nghị, phái đoàn Việt Nam sẽ tham gia thảo luận vòng 2 về dự thảo Công ước chấm dứt bạo lực giới và quấy rối ở nơi làm việc.

Nhân sự kiện có ý nghĩa quan trọng này, ngày 10/5, tại Hà Nội, tổ chức CARE quốc tế phối hợp với bộ Lao động, Thương binh và Xã xội (LĐ,TB&XH) tổ chức tọa đàm “Quy trình xây dựng công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế và Thực tiễn tại Việt Nam”.

viet nam dong gop vao du thao cong uoc quoc te ve cham dut bao luc va quay roi o noi lam viec

Ông Nguyễn Mạnh Cường, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ LĐ,TB&XH phát biểu tại tọa đàm. Ảnh Phi Yến

Phát biểu khai mạc tọa đàm, ông Nguyễn Mạnh Cường - Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ LĐTB&XH khẳng định: “Tọa đàm là cơ hội để các bên liên quan cập nhật bối cảnh và tiến độ xây dựng Công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế về chấm dứt bạo lực và quấy rối tại nơi làm việc, đồng thời đánh giá khả năng gia nhập Công ước của Việt Nam.”

Theo bà Lê Kim Dung, Giám đốc Quốc gia tổ chức CARE tại Việt Nam, bạo lực giới và quấy rối tại nơi làm việc đã diễn ra và đang tiếp tục diễn ra, gây ra nhiều tổn hại về mặt kinh tế, xã hội. Bà nhấn mạnh: "Việc đảm bảo môi trường làm việc an toàn không chỉ góp phần thúc đẩy hiệu quả kinh tế nói chung mà qua đó, an sinh của người lao động sẽ được gia tăng đáng kể."

Cũng theo bà Dung, hiện trạng này không chỉ diễn ra với nữ giới mà còn xảy ra với đối tượng là nam giới, hoặc người thuộc giới tính khác. Tuy nhiên, thực trạng này xảy ra nhiều hơn ở phụ nữ và trẻ em gái.

viet nam dong gop vao du thao cong uoc quoc te ve cham dut bao luc va quay roi o noi lam viec

Bà Lê Kim Dung, Giám đốc quốc gia tổ chức CARE tại Việt Nam phát biểu tại tọa đàm. Ảnh Phi Yến

Theo số liệu của tổ chức UN Women, 43% phụ nữ ở 28 nước thành viên của Liên minh Châu Âu từng bị bạo lực tinh thần.

Trong khi đó, theo một khảo sát tại 39 quốc gia thuộc 5 khu vực cho biết 82% phụ nữ tham gia Quốc hội từng bị một vài hình thức bạo lực tinh thần trong nhiệm kỳ họ đảm nhiệm.

Theo một nghiên cứu của tác giả Srivastava đăng tải trên tạp chí khoa học quốc tế Havard, số 51, ngày 8/11/2010, tại Mỹ, có đến hơn 50% lao động nữ bị quấy rối tình dục. Bài báo cũng thống kê, tại Australia, trung bình 6/10 y tá cũng phải đối mặt với vấn đề này.

Ở khu vực Đông Nam Á, theo nghiên cứu gần đây của CARE thực hiện tại Campuchia cho thấy, quấy rối tình dục khiến ngành dệt may nước này thiệt hại khoảng 89 triệu USD, tương đương 0,52% GDP cả nước năm 2015.

Tại Việt Nam, các nghiên cứu do CARE và một số tổ chức, công ty luật thực hiện cho thấy một bức tranh chung: Quấy rối tình dục ở nơi làm việc là một vấn đề có thật, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và nguồn kiếm sống ổn định của người lao động. Vấn nạn này cũng gây thiệt hại về năng suất, lợi nhuận cho người sử dụng lao động khi nhân viên của họ phải nghỉ phép nhiều hơn hoặc phải bỏ việc; và kể cả những nhân viên bị quấy rối dù gắng lòng đi làm để duy trì thu nhập, họ cũng không thể làm việc với tâm thế thoải mái, tập trung, để đạt hiệu quả như mong muốn.

Tuy nhiên các nghiên cứu mới chỉ nêu nguyên nhân, biểu hiện, các hình thức bạo lực giới và quấy rối tại nơi làm việc, chứ chưa có số liệu thống kê chính thức ước tính tỷ lệ các vụ việc này.

Theo bà Nguyễn Thị Hiển, cán bộ Trung tâm Nghiên cứu Lao động Nữ và Giới, Viện Khoa học Lao động Xã xội (bộ LĐ,TB&XH), tại Việt Nam hiện giờ chưa có nhiều nghiên cứu về thực trạng bạo lực giới & quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

Trong khi đó, người lao động ở trình độ nào cũng có khả năng trở thành nạn nhân của tình trạng này, trong khi đây cũng là vấn đề nhạy cảm do lợi ích nghề nghiệp liên quan đến người bị quấy rối. Nạn nhân của quấy rối tình dục chủ yếu là phụ nữ, thường ở vị thế thấp, dưới quyền, trong tình trạng phụ thuộc vào người quấy rối, bà cho biết.

Theo ông Nguyễn Mạnh Cường, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ LĐTB&XH, trong bối cảnh đó, việc tham gia thảo luận xây dựng Công ước chấm dứt bạo lực giới và quấy rối ở nơi làm việc chính là cơ hội để Việt Nam nâng cao nhận thức xã hội về một vấn đề chung của thế giới, đồng thời là cũng là vấn đề riêng của Việt Nam. Điều này cũng đặc biệt có ý nghĩa tại thời điểm hiện nay, khi nước ta đang trong quá trình rà soát, chuẩn bị sửa đổi luật Lao động.

viet nam dong gop vao du thao cong uoc quoc te ve cham dut bao luc va quay roi o noi lam viec

Ông Nguyễn Văn Bình (thứ hai, từ phải qua), phó Vụ trưởng vụ Pháp chế, Bộ LĐ, TB & XH đưa ý kiến đóng góp tại hội đàm

Theo nội dung dự thảo Công ước về chấm dứt bạo lực và quấy rối tại nơi làm việc được công bố tại buổi tọa đàm, có nhiều điểm mới sẽ được đưa vào Công ước nhằm bảo vệ tối đa quyền được làm việc trong một môi trường an toàn, lành mạnh, bình đẳng của người lao động. Điển hình là việc đưa ra định nghĩa và nội hàm của một số khái niệm chủ chốt liên quan đến bạo lực và quấy rối, cũng như mở rộng phạm trù đối tượng liên quan đến vấn đề này như “giới chủ”, “người lao động”. Dự thảo cũng có những nỗ lực để lấp đầy những khoảng trống còn tồn tại, như bao gồm mọi người ở tất cả các ngành, cả trong nền kinh tế chính thức và phi chính thức, thành thị và nông thôn.

Công ước cũng lưu ý sự tham gia của ba bên là người lao động, người sử dụng lao động và chính phủ.

Theo bà Andrea Prince, chuyên gia về Luật Lao động thuộc văn phòng ILO tại Việt Nam, việc tham gia thảo luận vòng 2 về dự thảo Công ước này sẽ là dịp để Việt Nam đóng góp tiếng nói vào việc đảm bảo quyền cho giới lao động toàn cầu, không chỉ ở Việt Nam.

Ông Nguyễn Văn Bình, Phó Vụ trưởng vụ Pháp chế, Bộ LĐ,TB&XH nói, khi so sánh Công ước dự thảo của ILO với hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành, có nhiều điểm khá tương đồng.

Ông đã nêu ra một số ví dụ chứng minh cho nhận định này, ví dụ như trong Bộ luật Lao động, khoản c, Điều 37 cho phép người lao động "đơn phương chấm dứt hợp đồng trong trường hợp bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động." Điều này phù hợp với dự thảo trong Công ước, "cho phép người lao động rút khỏi những tình huống trong công việc có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe".

Hoặc như Điều 181, Luật Lao động có đề cập cụ thể đến nhóm giúp việc gia đình bởi đây là nhóm có nguy cơ bị quấy rối, bạo hành cao nhất, điều này tương thích với khuyến nghị trong dự thảo của ILO.

Theo ông Bình, nếu các công cụ pháp luật quốc tế như Công ước của ILO được thông qua, sẽ tạo hiệu ứng tích cực đối với các quốc gia thành viên như Việt Nam. Công ước sẽ thu hút sự quan tâm của các chính phủ, gợi mở ý tưởng cho các nhà hoạch định chính sách, tạo cơ sở xây dựng những công cụ pháp luật riêng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng quốc gia.

Tuy nhiên, ông cũng nhận định, hiện tại, hệ thống luật Việt Nam vẫn còn một số hạn chế như: định nghĩa về hành vi quấy rối, bạo lực giới còn mơ hồ; chưa có cơ chế khiếu nại, tố cáo rõ ràng; chế tài xử lý hình sự, xử phạt hành chính còn nghèo nàn.

Đây là những bất cập mà hệ thống pháp luật Việt Nam cần phải nỗ lực để tự hoàn thiện, đưa ra giải pháp, chính sách phù hợp, không thể chỉ dựa vào Công ước của ILO.

Ông cũng nhấn mạnh, để có thể giải quyết tận gốc vấn nạn quấy rối và bạo lực giới tại nơi làm việc, thì nhận thức và hành động của các chủ thể có liên quan như người lao động, doanh nghiệp, công đoàn là yếu tố then chốt.

Phi Yến.

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Thủ tướng Christopher Luxon: Thời điểm thích hợp để tạo ra những đột phá trong quan hệ Việt Nam - New Zealand

Thủ tướng Christopher Luxon: Thời điểm thích hợp để tạo ra những đột phá trong quan hệ Việt Nam - New Zealand

Nhận lời mời của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 25-28/2/2025, đồng thời dự Diễn đàn Tương lai ASEAN lần thứ hai tại Hà Nội.
95 năm Ngày thành lập Đảng: Lựa chọn sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh

95 năm Ngày thành lập Đảng: Lựa chọn sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khoảng thời gian hoạt động tại Hong Kong (Trung Quốc) của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chặng đường bôn ba tìm đường cứu nước không dài, nhưng lại gắn liền với sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và một trong những điều gây ấn tượng nhất đối với giới nghiên cứu sở tại là Người đã sáng suốt lựa chọn thời gian và địa điểm để tổ chức hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước.
Đại sứ Dato’ Tan Yang Thai: Cơ hội lớn cho hợp tác giữa Malaysia và Việt Nam trong năm 2025

Đại sứ Dato’ Tan Yang Thai: Cơ hội lớn cho hợp tác giữa Malaysia và Việt Nam trong năm 2025

Quan hệ giữa Việt Nam và Malaysia bước vào giai đoạn phát triển mới sau khi hai bên nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện hồi tháng 11/2024.
Đại sứ Bezdetko: Thêm động lực để tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và Liên bang Nga

Đại sứ Bezdetko: Thêm động lực để tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và Liên bang Nga

Ngày 12/1, trước thềm chuyến thăm chính thức tới Việt Nam của Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin từ ngày 14 đến ngày 15/1/2025, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga tại Việt Nam G.S.Bezdetko đã có đánh giá về chuyến thăm và quan hệ Việt Nam- Liên bang Nga.

Đọc nhiều

Xây dựng ý tưởng bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại Cà Mau

Xây dựng ý tưởng bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại Cà Mau

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Cà Mau vừa phối hợp cùng Tổ chức WWF - Việt Nam tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến các bên liên quan trong việc xây dựng ý tưởng cho dự án bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại tỉnh Cà Mau.
Lan tỏa Việt phục tại London (Vương quốc Anh)

Lan tỏa Việt phục tại London (Vương quốc Anh)

Sự kiện “Việt phục bộ hành London” vừa diễn ra giữa lòng thủ đô nước Anh, thu hút sự chú ý của đông đảo người dân và du khách. Những bộ trang phục truyền thống từ áo viên lĩnh, giao lĩnh, áo tấc, nhật bình, ngũ thân, áo dài, áo yếm… đến các thiết kế cách tân hiện đại cùng nhau sải bước trên đường phố London.
Đại sứ Marc Knapper: Mỹ muốn đồng hành cùng Việt Nam trong hành trình phát triển

Đại sứ Marc Knapper: Mỹ muốn đồng hành cùng Việt Nam trong hành trình phát triển

Đại sứ khẳng định Mỹ mong muốn đồng hành cùng Việt Nam trong hành trình trở thành một nền kinh tế dựa trên công nghệ cao, năng lượng sạch như lãnh đạo cấp cao đã đề ra.
Quan hệ Việt Nam - Brazil: Gắn bó, thực chất từ nền tảng nhân dân

Quan hệ Việt Nam - Brazil: Gắn bó, thực chất từ nền tảng nhân dân

Đại hội Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Brazil được tổ chức ngay sau chuyến thăm chính thức Brazil và dự Hội nghị cấp cao các nước mới nổi (BRICS) của Thủ tướng Phạm Minh Chính từ ngày 04-08/7. Đây là sự kiện quan trọng, nối tiếp các dấu mốc trong quan hệ hai nước: Việt Nam - Brazil ký thỏa thuận nâng cấp lên Đối tác chiến lược (11/2024); Brazil công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường và chuyến thăm Việt Nam lần thứ hai của Tổng thống Lula da Silva (tháng 3/2025).
Sôi động giao thương, du lịch biên giới qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị

Sôi động giao thương, du lịch biên giới qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị

6 tháng đầu năm nay, lượng khách xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (tỉnh Lạng Sơn) tăng 16% so với cùng kỳ năm trước. Điều này phản ánh rõ nét nhu cầu giao thương, du lịch biên giới qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị đã tăng cao.
Cán bộ, chiến sĩ Vùng 3 Hải quân giúp nhân dân chữa cháy rừng

Cán bộ, chiến sĩ Vùng 3 Hải quân giúp nhân dân chữa cháy rừng

Vào lúc 17 giờ 00 phút ngày 8/7, cán bộ, chiến sĩ Trạm 535 thuộc Trung đoàn 351, Vùng 3 Hải quân đã phối hợp với các lực lượng vũ trang và nhân dân trên địa bàn xã Phú Trạch, tỉnh Quảng Trị đã khống chế hoàn toàn đám cháy rừng, bảo đảm an toàn tuyệt đối.
Thúc đẩy hợp tác biên giới Việt Nam - Campuchia

Thúc đẩy hợp tác biên giới Việt Nam - Campuchia

Trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Prey Veng (Campuchia), Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khánh thành cặp cửa khẩu quốc tế Tân Nam (Tây Ninh, Việt Nam) - Meun Chey (Prey Veng, Campuchia) trong thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, giao lưu nhân dân giữa các tỉnh giáp biên hai nước.
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
cong nghiep phuc hoi manh xuat nhap khau tang truong an tuong
infographic viet nam hoan thanh vai tro dong chu tich chuong trinh dong nam a searp giai doan 2022 2025
infographic sua phap lenh dan so vo chong tu quyet dinh so con va thoi gian sinh con
infographics quan he doi tac toan dien giua viet nam va hungary
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Phiên bản di động