Việt Nam có thêm 8 bến cảng mới trong hệ thống cảng biển
Tàu chiến Pháp cập cảng Cam Ranh, thăm Việt Nam 4 ngày Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam ngày 11-3 xác nhận tàu hộ vệ Prairial của Hải quân Pháp đã cập cảng Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa thực hiện chuyến thăm Việt Nam trong 4 ngày. |
Những chuyến tàu biển chở hàng đầu tiên của năm mới cập cảng Năm vừa qua, dịch bệnh COVID-19 đã làm ảnh hưởng tới giao thương hàng hóa toàn cầu, nhưng thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam vẫn tăng trưởng ấn tượng, đặc biệt thị trường đi Châu Âu, Châu Mỹ. Trong sự thành công này có vai trò không nhỏ của cơ sở hạ tầng cảng biển và giao thông kết nối, các cảng nước sâu đi vào hoạt động đã làm tốt sứ mệnh phục vụ nhu cầu thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam và khu vực. |
Theo Bộ Giao thông Vận tải, so với danh mục cảng biển được Bộ Giao thông Vận tải công bố vào tháng 4/2020, tổng số bến cảng trong hệ thống cảng biển Việt Nam đã tăng lên 8 bến. Trong đó, cảng biển Vũng Tàu có số bến cảng tăng nhiều nhất, gồm Bến cảng Hyosung Vina Chemicals, Bến cảng Quốc phòng Quân khu 7, Bến cảng chuyên dùng Dự án Tổ hợp hóa dầu miền Nam, Bến cảng Hải đoàn 129.
Ngoài ra, cảng biển Hải Phòng có thêm bến cảng MPC Port; cảng biển Khánh Hòa có thêm bến cảng tổng hợp Nam Vân Phong; cảng biển Đồng Nai có thêm bến cảng Vĩnh Hưng và cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh có thêm bến cảng Bến Nghé Phú Hữu.
|
Như vậy, hệ thống cảng biển Việt Nam hiện có tổng cộng 286 bến cảng. Một số khu vực cảng biển có số bến cảng lớn, gồm Hải Phòng có 50 bến, Vũng Tàu có 46 bến và Thành phố Hồ Chí Minh có 42 bến.
Các cảng biển khác như Cần Thơ có 21 bến cảng; Đồng Nai gồm 18 bến cảng; Khánh Hòa có 16 bến cảng; Quảng Ninh có 13 bến cảng; cảng biển Đà Nẵng có 8 bến; Nghi Sơn, Nghệ An, Dung Quất mỗi khu vực cảng biển có 7 bến; cảng biển Hà Tĩnh và Bình Thuận mỗi khu vực có 6 bến.
Một số cảng biển có số lượng bến ít, gồm Quảng Bình, Quy Nhơn, Kiên Giang mỗi khu vực có 4 bến cảng; cảng biển Hải Thịnh, Đồng Tháp mỗi khu vực có 3 bến cảng; cảng biển Thái Bình, Thừa Thiên-Huế, Kỳ Hà, Tiền Giang, cảng biển Cần Thơ (thuộc Sóc Trăng), Cà Ná (Ninh Thuận) mỗi khu vực có 2 bến cảng.
Các cảng biển Quảng Trị, Vũng Rô, Bình Dương, Trà Vinh, An Giang, Vĩnh Long, Năm Căn đều có 1 bến cảng/khu vực.
Đại diện Cục Hàng hải Việt Nam Việt Nam cho hay với hệ thống bến cảng trải dài từ Bắc vào Nam, cảng biển Việt Nam đã và đang phát huy tốt vai trò đầu mối thông thương hàng hóa trong bối cảnh hội nhập sâu rộng của đất nước.
Trung bình mỗi năm, cảng biển Việt Nam đón khoảng 120.000 lượt tàu biển với mức tăng trưởng tổng thể của hàng hóa đạt gần 16%/năm.
Riêng năm 2020, tổng lượng hàng thông qua cảng biển Việt Nam đạt tới 692 triệu tấn, vượt từ 14-21% so với quy hoạch.
Tiền Giang: Cảng cá Vàm Láng sôi động cho chuyến ra khơi đầu năm mới Sau những ngày nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, ngư dân vùng biển Gò Công của tỉnh Tiền Giang đang tất bật ra khơi cho những chuyến đánh bắt đầu năm mới. |
Những chuyến tàu biển chở hàng đầu tiên của năm mới cập cảng Năm vừa qua, dịch bệnh COVID-19 đã làm ảnh hưởng tới giao thương hàng hóa toàn cầu, nhưng thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam vẫn tăng trưởng ấn tượng, đặc biệt thị trường đi Châu Âu, Châu Mỹ. Trong sự thành công này có vai trò không nhỏ của cơ sở hạ tầng cảng biển và giao thông kết nối, các cảng nước sâu đi vào hoạt động đã làm tốt sứ mệnh phục vụ nhu cầu thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam và khu vực. |
Video: Tàu ngầm Kilo phóng bom nước khi thử ống phóng lôi trong bến cảng Nạp và phóng ngư lôi là quy trình phức tạp, đòi hỏi cân bằng giữa khối lượng quả đạn và nước dự trữ trong thân để trọng tâm tàu ngầm không bị sai lệch khi khai hỏa. |