Trang chủ Chính trị - Xã hội Chào ngày mới
13:24 | 06/02/2022 GMT+7

Việt Nam chung tay ứng phó với biến đổi khí hậu: Cảnh báo của tự nhiên

aa
Các hiện tượng thời tiết cực đoan và tình trạng nước biển dâng đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, thậm chí đe dọa sự tồn vong của nhiều quốc gia, cộng đồng dân cư.
Phản ứng của Việt Nam về việc Hoa Kỳ công bố Báo cáo về các ranh giới biển Phản ứng của Việt Nam về việc Hoa Kỳ công bố Báo cáo về các ranh giới biển
Việt Nam ghi nhận việc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố Báo cáo số 150 về các ranh giới biển… Việt Nam một lần nữa đề nghị các Bên liên quan tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý,…
Các nước ASEAN đối mặt nhiều thách thức do biến đổi khí hậu Các nước ASEAN đối mặt nhiều thách thức do biến đổi khí hậu
Một báo cáo của Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore) và Đại học Glasgow (Anh) công bố tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) đã chỉ rõ mối đe dọa kinh tế do thảm họa khí hậu đối với khu vực Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), nhấn mạnh những tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan tại khu vực này.

Viet Nam chung tay ung pho voi bien doi khi hau: Canh bao cua tu nhien hinh anh 1

Lực lượng đoàn viên, thanh niên xã Cam Thành Bắc, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa hưởng ứng trồng cây đước ở rừng ngập mặn ven đầm Thủy Triều. (Ảnh: Phan Sáu/TTXVN)

Cùng với phòng, chống đại dịch COVID-19, vấn đề biến đổi khí hậu đã thực sự trở thành thách thức lớn nhất và trở thành vấn đề khẩn cấp đối với nhân loại trên toàn cầu.

Điều đó đã được thể hiện qua khẩu hiệu “Đoàn kết thế giới để ứng phó với biến đổi khí hậu” của Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) được tổ chức thành công tại Vương quốc Anh với những cam kết hành động mạnh mẽ cùng với sự quyết tâm cao của toàn nhân loại.

Tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: “Để chiến thắng trong cuộc chiến toàn cầu với biến đổi khí hậu, đoàn kết toàn cầu là cách thức duy nhất, chúng ta cùng bàn, cùng làm và cùng chiến thắng: Bắt đầu từ ý chí, nhận thức và giải pháp, tổ chức thực hiện cho đến đảm bảo nguồn lực. Những cam kết và hành động mang tính lịch sử của tất cả chúng ta hôm nay sẽ giúp để lại một hành tinh xanh, một không gian sinh tồn bền vững và hạnh phúc cho tất cả các thế hệ mai sau.”

Nhân dịp này, phóng viên TTXVN thực hiện 3 bài viết: "Việt Nam chung tay ứng phó với biến đổi khí hậu."

Bài 1: Cảnh báo của tự nhiên

Các hiện tượng thời tiết cực đoan và tình trạng nước biển dâng đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, đến sự phát triển bền vững, thậm chí đe dọa sự tồn vong của nhiều quốc gia và cộng đồng dân cư.

Sự cảnh báo này của tự nhiên buộc chúng ta phải hành động mạnh mẽ, có trách nhiệm và không chậm trễ trên phạm vi toàn cầu.

Hiện tượng thời tiết cực đoan

Tác động khốc liệt hiện hữu của biến đổi khí hậu ở khắp các châu lục ảnh hưởng trực tiếp đến hòa bình, an ninh và sự phát triển thịnh vượng ở nhiều khu vực trên thế giới.

Những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đang tạo ra những tranh chấp tài nguyên thiên nhiên giữa các cộng đồng dân cư, buộc hàng chục triệu người phải tha hương tìm sinh kế, kích hoạt các mối đe dọa xuyên biên giới về an ninh sinh thái, môi trường, lương thực hay nguồn nước.

Báo cáo về khí hậu do Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) của Liên hợp quốc công bố ngày 25/10/2021 cho thấy, mật độ khí gây hiệu ứng nhà kính trong khí quyển đã tăng lên mức kỷ lục mới trong năm 2020 và tăng nhiều trong năm 2021.

Tổ chức Khí tượng Thế giới cảnh báo, với việc khí phát thải tiếp tục tăng cùng với việc nhiệt độ tăng cao, con người có thể hứng chịu thêm nhiều thời tiết cực đoan như nắng nóng gay gắt, mưa lớn, băng tan hay mực nước biển tăng. Tất cả điều này sẽ gây ra những tác động kinh tế-xã hội nghiêm trọng.

Theo dự thảo báo cáo của Ủy ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu, tác động của hiện tượng ấm lên toàn cầu tới đời sống nhân loại đã đưa ra những con số đáng báo động.

Trong giai đoạn 2015-2019, ước tính 166 triệu người, chủ yếu tại châu Phi và Trung Mỹ, cần được viện trợ nhân đạo do tình trạng thiếu lương thực khẩn cấp liên quan tới tác động của biến đổi khí hậu.

Do các hiện tượng thời tiết cực đoan, sức lao động của con người sẽ giảm, theo đó số ngày làm việc trong năm của phần lớn người dân tại Nam Á, khu vực châu Phi cận sa mạc Sahara và nhiều vùng ở Trung và Nam Mỹ sẽ giảm 250 ngày vào năm 2100.

Nếu không giảm lượng khí thải, hơn 85 triệu người ở châu Phi cận sa mạc Sahara vào năm 2050 sẽ mất nhà cửa do tác động của biến đổi khí hậu.

Nếu nhiệt độ Trái Đất tăng thêm 1,5 độ C, số lượng người bị ảnh hưởng do lũ lụt tại Colombia, Brazil và Argentina sẽ tăng cao gấp 2-3 lần, tại Ecuador và Uruguay tăng gấp 4 lần và tại Peru sẽ tăng gấp 5 lần.

Trong khi đó, tại châu Á, dự báo số người buộc phải rời bỏ nhà cửa vì các tác động của biến đổi khí hậu sẽ tăng gấp 6 lần trong giai đoạn 2020-2050.

Trong báo cáo thường niên về tình hình khí hậu ở châu Á, Tổ chức Khí tượng Thế giới nêu rõ, nhiệt độ trung bình ở châu Á trong năm 2020 cao hơn 1,39 độ C so với mức trung bình của giai đoạn 1981-2010.

Thời tiết khắc nghiệt và tình trạng biến đổi khí hậu xảy ra trên khắp châu Á trong năm vừa qua đã cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người, khiến hàng triệu người khác phải di dời chỗ ở, tiêu tốn hàng trăm tỷ USD, đồng thời tàn phá cơ sở hạ tầng và hệ sinh thái.

Các trận lũ lụt và bão xảy ra năm 2020 đã ảnh hưởng đến khoảng 50 triệu người dân châu Á, trong đó 5.000 người thiệt mạng. Bên cạnh đó, thời tiết khắc nghiệt cũng để lại những hệ lụy kinh tế-xã hội như: thời gian di dời do thảm họa thời tiết tại một số khu vực ở châu Á bị kéo dài khiến nhiều người dân không thể trở về nhà hoặc tái hòa nhập cộng đồng. Nhiệt độ và độ ẩm tăng cao được dự báo cũng dẫn đến quỹ thời gian làm việc ngoài trời bị rút ngắn, gây thiệt hại hàng tỷ USD…

Theo Báo cáo Đánh giá khí hậu quốc gia, Việt Nam có lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ tuyến, địa hình đa dạng và phức tạp, nên có sự khác biệt khá lớn về khí hậu giữa các vùng miền.

Việt Nam hằng năm hứng chịu tác động của nhiều loại hình thiên tai có nguồn gốc khí tượng thủy văn gây cản trở sự phát triển kinh tế-xã hội. Đặc biệt, trong những năm gần đây, khí hậu diễn biến bất thường kèm theo các thiên tai mang tính cực đoan đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản của người dân và ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế đất nước.

Trong năm 2020, thiên tai diễn ra không theo quy luật, dị thường, khốc liệt. Theo Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, Việt Nam đã xảy ra 16 loại hình thiên tai, cụ thể có 13 cơn bão trên biển Đông; 264 trận dông, lốc, mưa lớn trên 49 tỉnh, thành phố, trong đó 9 đợt có diện rộng tại 21 tỉnh, thành phố Bắc Bộ và Trung Bộ; 120 trận lũ, lũ quét, sạt lở đất; đợt mưa lũ lớn lịch sử từ ngày 6-22/10 tại khu vực Trung Bộ; 86 trận động đất, trong đó có 2 trận động đất với rủi ro thiên tai cấp 4 (tại Mường Tè, Lai Châu ngày 16/6 với độ lớn 4.9; tại Mộc Châu, Sơn La ngày 27/7 với độ lớn 5.3); hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng, sạt lở bờ sông, bờ biển, sụt lún đê biển tại Đồng bằng sông Cửu Long…

Đặc biệt, cuối năm 2020, miền Trung đã phải gồng mình gánh chịu thiên tai: Lũ chồng lũ, bão chồng bão với những mất mát vô cùng to lớn về người và tài sản của Nhà nước và nhân dân.

Năm 2021, Việt Nam đã xảy ra 9 cơn bão, 3 áp thấp nhiệt đới trên biển Đông, 139 trận động đất nhẹ, 326 trận mưa đá, dông lốc, sét; 174 trận mưa lớn, lũ cục bộ, trong đó 9 trận lũ ống, lũ quét, 163 vụ sạt lở bờ sông, 11 đợt nắng nóng và 19 đợt không lạnh, gió mùa Đông Bắc.

Tính đến ngày 10/11/2021, thiên tai đã làm 108 người chết, mất tích, 95 người bị thương; 306 nhà sập đổ hoàn toàn, 8.953 nhà bị hư hỏng, tốc mái; 374.672 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi; 176.590 ha lúa, rau màu và 14.146 ha cây trồng bị thiệt hại; 298 km đê, kè, kênh mương hư hỏng, sạt lở; 511km đường giao thông sạt lở... Ước tính giá trị thiệt hại hơn 5.244 tỷ đồng.

Tác động do biến đổi khí hậu đang trở thành nguyên nhân gây ra những thách thức an ninh khí hậu, nguy cơ tiềm ẩn đối với ổn định và phát triển đất nước, tạo ra những làn sóng di cư.

Tổng Thư ký Tổ chức Khí tượng Thế giới Petteri Taalas nhấn mạnh, con người cần biến cam kết thành hành động, để từ đó cắt giảm khí gây hiệu ứng nhà kính. Con người không có thời gian để mất và cần có những thay đổi cần thiết để ngăn chặn tình trạng này, ngay cả khi những thay đổi này được trả bằng tiền hoặc được thực hiện bằng công nghệ.

Những cam kết mạnh mẽ

Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) đã diễn ra ở Vương quốc Anh có đại diện của gần 200 quốc gia tham gia thảo luận cách thức ứng phó với thách thức chung là vấn đề ấm lên toàn cầu.

Viet Nam chung tay ung pho voi bien doi khi hau: Canh bao cua tu nhien hinh anh 2

hủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh khí hậu trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26). (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Phát biểu tại Hội nghị, các nhà lãnh đạo bày tỏ hết sức lo ngại trước những tác động ngày càng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu đối với trái đất, đồng thời tái khẳng định nhân loại cần tiếp tục theo đuổi mục tiêu giữ mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu ở mức ở 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, cộng đồng quốc tế cần hành động khẩn cấp ngay từ bây giờ và có những cam kết mạnh mẽ hơn nữa, nỗ lực nhiều hơn nữa để ứng phó với cuộc khủng hoảng khí hậu hiện nay.

Hội nghị đạt được những cam kết quan trọng như: 147 quốc gia đã đưa ra cam kết đưa phát thải ròng bằng “0” vào giữa thế kỷ 21 này. 25 quốc gia khác và nhiều định chế tài chính Tuyên bố chung dừng sử dụng nguồn lực công hỗ trợ phát triển điện than phát CO2 ra khí quyển từ 2022…

Ngoài ra, 22 quốc gia đã ký cam kết sản xuất 100% xe mới không phát thải cho thị trường chủ yếu từ năm 2035 và cho thị trường khác từ năm 2040. 140 quốc gia tham gia cam kết không khai thác gỗ từ rừng và bảo vệ rừng từ năm 2030.

Hơn 100 quốc gia tham gia cam kết giảm ít nhất 30% phát thải khí methane toàn cầu vào năm 2030 so với năm 2020, đồng thời áp dụng kiểm kê khí methane theo cách thức tốt nhất; thực hiện kế hoạch quốc gia giảm phát thải methane, kiểm điểm hàng năm.

Để hoàn tất Hướng dẫn thực hiện Thỏa thuận, các quốc gia đã thông qua Gói Thỏa thuận Khí hậu Glasgow, hoàn thiện cơ bản Bộ Quy tắc hướng dẫn thi hành Thỏa thuận Paris đã được xây dựng từ năm 2016 đến nay và đã được thông qua một phần tại Hội nghị COP24 năm 2018 tại Ba Lan và Hội nghị COP25 năm 2019 tại Tây Ban Nha.

Tuy mục tiêu huy động 100 tỷ USD mỗi năm cho các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu và nâng mức tài chính hỗ trợ cho hoạt động thích ứng, xử lý tổn thất và thiệt hại chưa được như mong muốn, nhưng có thể nói, Hội nghị COP26 đã thành công, khẳng định một xu thế mới là: hành động mạnh mẽ, cùng nhau thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, giữ cho mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức an toàn cho phát triển bền vững của hành tinh.

Tại Hội nghị, nhiều sáng kiến đã được công bố thu hút nhiều quốc gia tham gia, trong đó có các sáng kiến quan trọng như: Cam kết giảm phát thải methane toàn cầu; tuyên bố Glasgow của các nhà lãnh đạo về rừng và sử dụng đất; tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch; tuyên bố chấm dứt sản xuất phương tiện giao thông chạy xăng, dầu từ nay đến năm 2040…

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính kêu gọi tất cả các quốc gia cam kết mạnh mẽ về giảm phát thải khí nhà kính trên cơ sở nguyên tắc trách nhiệm chung nhưng có khác biệt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và năng lực của từng quốc gia, phải có công bằng, công lý về biến đổi khí hậu.

Thủ tướng cho rằng tài chính khí hậu, chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực đóng vai trò rất quan trọng để thực hiện thành công Thỏa thuận Paris. Các quốc gia phát triển cần thực hiện đầy đủ các cam kết tài chính đã đưa ra, đồng thời khẩn trương đề ra mục tiêu tài chính tham vọng hơn nữa cho giai đoạn sau năm 2025.

Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) được coi là cơ hội để đoàn kết cả thế giới trong nỗ lực thực hiện cam kết giới hạn mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở ngưỡng 1,5 độ C theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.

Hội nghị đã đạt được thành công nhất định khi có nhiều nước ký cam kết giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính với một loạt thỏa thuận riêng rẽ về loại bỏ các nguồn năng lượng gây ô nhiễm môi trường như than đá, chấm dứt các hoạt động đầu tư cho ngành nhiên liệu hóa thạch và cắt giảm khí thải methane.../.

Phản ứng của Việt Nam về việc Hoa Kỳ công bố Báo cáo về các ranh giới biển Phản ứng của Việt Nam về việc Hoa Kỳ công bố Báo cáo về các ranh giới biển
Việt Nam ghi nhận việc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố Báo cáo số 150 về các ranh giới biển… Việt Nam một lần nữa đề nghị các Bên liên quan tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý,…
Các nước ASEAN đối mặt nhiều thách thức do biến đổi khí hậu Các nước ASEAN đối mặt nhiều thách thức do biến đổi khí hậu
Một báo cáo của Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore) và Đại học Glasgow (Anh) công bố tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) đã chỉ rõ mối đe dọa kinh tế do thảm họa khí hậu đối với khu vực Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), nhấn mạnh những tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan tại khu vực này.
Bắc Ninh bàn giải pháp ứng phó với biến chủng Omicron Bắc Ninh bàn giải pháp ứng phó với biến chủng Omicron
Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhất là trước nguy cơ biến chủng mới Omicron xâm nhập vào nước ta, sáng 20/12, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội nghị bàn các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19.
Theo TTXVN/Vietnam+
Nguồn: www.vietnamplus.vn

Tin bài liên quan

Thông điệp đoàn kết ứng phó biến đổi khí hậu từ ống kính bốn phương

Thông điệp đoàn kết ứng phó biến đổi khí hậu từ ống kính bốn phương

Ngày 25/6, triển lãm ảnh “Những khung hình về biến đổi khí hậu” khai mạc tại Cần Thơ, giới thiệu 12 bộ ảnh của các tác giả đến từ Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan. Các tác phẩm phản ánh tác động của biến đổi khí hậu với đời sống con người, đồng thời lan tỏa thông điệp đoàn kết, hành động chung vì mục tiêu phát triển bền vững.
Đưa sáng kiến khí hậu đến gần hơn với cộng đồng

Đưa sáng kiến khí hậu đến gần hơn với cộng đồng

Hơn 100 chuyên gia trong và ngoài nước đã tham gia Hội thảo khởi động nghiên cứu biến đổi khí hậu và môi trường tại Hà Nội ngày 10/6 nhằm thúc đẩy việc chuyển giao các giải pháp công nghệ khí hậu vào thực tiễn, giúp cộng đồng dễ bị tổn thương thích ứng với biến đổi khí hậu.
CARE hỗ trợ người dân Hòa Bình phát triển cây gai xanh bền vững

CARE hỗ trợ người dân Hòa Bình phát triển cây gai xanh bền vững

Nhờ sự hỗ trợ từ tổ chức CARE International tại Việt Nam (CARE), dự án “Tiến về phía trước” đang mang lại những thay đổi rõ rệt trong sinh kế của người dân xóm Lạng (huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình), thông qua việc phát triển mô hình trồng và chế biến cây gai xanh - loại cây trồng chủ lực tại địa phương.

Các tin bài khác

Quyết định số 304-QĐ/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy Cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Quyết định số 304-QĐ/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy Cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký ban hành Quyết định số 304-QĐ/TW về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy Cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025.
8 chi bộ trực thuộc Đảng bộ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam hoàn thành tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025 - 2027

8 chi bộ trực thuộc Đảng bộ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam hoàn thành tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025 - 2027

Từ ngày 07/6 đến ngày 13/6/2025, 08 chi bộ trực thuộc Đảng bộ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã hoàn thành công tác tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025 - 2027 theo đúng kế hoạch và hướng dẫn của Đảng ủy cấp trên.
Từ ngày 12/6, cả nước còn 34 tỉnh, thành phố

Từ ngày 12/6, cả nước còn 34 tỉnh, thành phố

Sáng 12/6, với tỷ lệ 96,44% đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025. Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 12/6, cả nước còn 34 tỉnh, thành phố.
Thủ tướng thăm cảng biển hàng đầu vùng Baltic và tìm hiểu kinh nghiệm phát huy giá trị di sản ở Estonia

Thủ tướng thăm cảng biển hàng đầu vùng Baltic và tìm hiểu kinh nghiệm phát huy giá trị di sản ở Estonia

Trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Estonia, ngày 05/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân đã thăm Cảng Tallinn - một trong những cảng biển lớn nhất ở khu vực biển Baltic; thăm phố cổ Tallinn - di sản thế giới để tìm hiểu về lịch sử văn hoá, công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá phục vụ phát triển bền vững.

Đọc nhiều

Ghi nhận đóng góp của Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar trong hỗ trợ nhân đạo và đối ngoại nhân dân

Ghi nhận đóng góp của Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar trong hỗ trợ nhân đạo và đối ngoại nhân dân

Trong thời gian qua, Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar đã có nhiều đóng góp thiết thực trong việc tăng cường quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước, đặc biệt là vận động, quyên góp hỗ trợ nạn nhân trận động đất nghiêm trọng tại Myanmar hồi tháng 3/2025. Ghi nhận những nỗ lực của Hội, ngày 30/6 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức lễ trao Bằng khen và Kỷ niệm chương “Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc” cho Hội và năm cá nhân tiêu biểu.
Báo chí Bulgaria đánh giá tích cực về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, đối ngoại của Việt Nam

Báo chí Bulgaria đánh giá tích cực về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, đối ngoại của Việt Nam

Ngày 27/6 tại buổi gặp mặt báo chí nhân kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Bulgaria (1950 - 2025) do Đại sứ quán Việt Nam tại Bulgaria tổ chức, đại diện các cơ quan báo chí sở tại đã chia sẻ những đánh giá tích cực về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại của Việt Nam sau gần 40 năm Đổi mới.
Hội hữu nghị Việt Nam - Australia: vai trò “trái tim” của mối liên kết hai nước

Hội hữu nghị Việt Nam - Australia: vai trò “trái tim” của mối liên kết hai nước

Ngày 01/7 tại Hà Nội, Hội hữu nghị Việt Nam - Australia (Hội) tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, nhiệm kỳ 2025-2030. Phát biểu chúc mừng Đại hội, Đại sứ Australia tại Việt Nam Gillian Bird cho rằng, điều tạo nên sự đặc biệt trong quan hệ hai nước không chỉ là hợp tác giữa chính phủ mà còn là những liên kết bền chặt giữa nhân dân hai dân tộc. Các hội hữu nghị đóng vai trò “trái tim” của mối liên kết này - nơi thúc đẩy đối thoại, hiểu biết và trao đổi ý nghĩa.
Bơi ngược sóng

Bơi ngược sóng

Phải ngót chục năm, hôm rồi tôi mới cầm đến một cuốn tiểu thuyết. Cuốn này tên Giữa những con sóng”. Tác giả Nguyễn Tuấn Thành, Nhà xuất bản Văn học in năm 2025. Truyện chưa đọc nên chưa bàn. Tôi muốn nói một câu chuyện khác. Chuyện gọi bơi ngược sóng”.
Vùng 5 Hải quân: Nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ

Vùng 5 Hải quân: Nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ

Trong hai ngày 26, 27/6, tại TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp với Viện Kiểm sát Quân sự Khu vực 2 và Cơ quan Điều tra Hình sự Khu vực 3 Quân chủng Hải quân tổ chức Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2025.
Dấu ấn Việt Nam tại Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật biển lần thứ 35

Dấu ấn Việt Nam tại Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật biển lần thứ 35

Lần đầu tiên đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS), Việt Nam đã để lại dấu ấn đậm nét tại kỳ họp lần thứ 35 (SPLOS 35) diễn ra từ ngày 23-27/6 tại New York. Với sự điều hành chuyên nghiệp và các đề xuất thiết thực, Việt Nam không chỉ thể hiện năng lực dẫn dắt tại diễn đàn luật biển toàn cầu, mà còn góp phần thúc đẩy thực thi UNCLOS vì mục tiêu đại dương hòa bình, bền vững và công bằng.
Việt Nam lần đầu giữ chức Chủ tịch Hội nghị các quốc gia thành viên UNCLOS

Việt Nam lần đầu giữ chức Chủ tịch Hội nghị các quốc gia thành viên UNCLOS

Tại phiên khai mạc Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) lần thứ 35 (SPLOS 35) ngày 23/6 tại New York (Mỹ), Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ - Trưởng đoàn Việt Nam - đã được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội nghị. Đây là lần đầu tiên Việt Nam đảm nhiệm vị trí điều hành cao nhất tại cơ chế thường niên quan trọng nhất về thực thi UNCLOS, thể hiện uy tín và đóng góp ngày càng chủ động, tích cực của Việt Nam trong quản trị đại dương toàn cầu.
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
cong nghiep phuc hoi manh xuat nhap khau tang truong an tuong
infographic viet nam hoan thanh vai tro dong chu tich chuong trinh dong nam a searp giai doan 2022 2025
infographic sua phap lenh dan so vo chong tu quyet dinh so con va thoi gian sinh con
infographics quan he doi tac toan dien giua viet nam va hungary
infographic quan he doi tac chien luoc toan dien viet nam phap
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Phiên bản di động