Việt Nam cần hợp tác với nước bạn trong kiểm soát buôn lậu động vật hoang dã
Khuyến nghị của ông Tuấn xuất phát từ thực tế buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã đã mang tính xuyên quốc gia. Việt Nam là một trong những địa bàn trung chuyển của nhiều đường dây buôn bán động vật hoang dã quốc tế, trong khi hợp tác liên ngành, chia sẻ thông tin với các nước còn nhiều vướng mắc, khó khăn.
Theo ông Tuấn, một số cơ chế đấu tranh tội phạm buôn bán trái phép động, thực vật hoang dã như: Công ước về mua bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm (CITES), Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol), Tổ chức Hải quan quốc tế (WCO), Công ước về đa dạng sinh học (CBD)… chưa có quy định cụ thể về vai trò điều phối, phối hợp của các thành viên.
Bắt giữ 7,2 tấn ngà voi tại Hải Phòng ngày 20/3/2023 (Ảnh: KT). |
Ông Tuấn cũng khuyến nghị cần rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành để quy định rõ trách nhiệm phối hợp giữa quả các cơ quan quản lý và cơ quan thực thi. Quy định về thẩm quyền xử lý tội phạm, thẩm quyền xử phạt cũng như trách nhiệm tiếp nhận, cứu hộ động vật hoang dã xử lý, tịch thu.
Theo báo cáo Công tác xử lý tội phạm về động vật hoang dã tại Việt Nam của Trung tâm Giáo dục thiên nhiên (ENV), số lượng các vụ án hình sự về động vật hoang dã trong 5 năm gần đây có chiều hướng gia tăng. Năm 2017 số vụ án hình sự về động vật hoang dã là 94 vụ với 134 đối tượng bị bắt giữ. Năm 2021 con số này là 161 vụ với 251 đối tượng. |
Kiện toàn Ban chỉ đạo kiểm soát buôn bán động vật hoang dã, tiến đến đề xuất đưa nhiệm vụ chống buôn bán động vật hoang dã trái phép vào nội dung chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 389 (Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả).
Xây dựng và thực hiện các dự án chung nhằm tăng cường năng lực, trang bị kỹ thuật cho lực lượng thực thi chống tội phạm vi phạm quy định bảo vệ động vật hoang dã. Phối hợp trong đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, các kỹ năng phòng chống buôn bán trái pháp luật động vật hoang dã.
Cùng với đó, xây dựng cơ sở dữ liệu chung về tội phạm trong lĩnh vực động vật hoang dã giữa cơ quan thực thi, các cơ quan quản lý chuyên ngành, cơ quan truy tố, xét xử. Đồng thời, ưu tiên thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã.
Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) được ký kết năm 1973 và có hiệu lực từ ngày 1/7/1975. Tới nay, với 175 quốc gia thành viên, CITES là Hiệp ước quốc tế về bảo tồn có số lượng thành viên lớn nhất toàn cầu. Việt Nam tham gia vào Công ước CITES năm 1994 và trở thành thành viên thứ 121/178 quốc gia. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao là cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Công ước. |
Quảng Bình: Tiếp nhận hơn 2,7 tỷ đồng do Công viên Động vật hoang dã Wingham tài trợ UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành quyết định tiếp nhận khoản viện trợ Dự án “Bảo tồn các địa điểm trọng yếu của loài Trĩ sao Việt Nam (Cực kì nguy cấp) do Công viên Động vật hoang dã Wingham tài trợ với tổng giá trị hơn 2,7 tỷ đồng. |
Tuần phim kỷ niệm 80 năm ra đời “Đề cương về Văn hóa Việt Nam” và ngày thống nhất đất nước Theo thông tin từ Điện ảnh Quân đội nhân dân, nhân kỷ niệm 80 năm ra đời “Đề cương về Văn hóa Việt Nam” (1943-2023) và 48 năm ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2023), Điện ảnh Quân đội nhân dân phối hợp Cục Điện ảnh/Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Tuần phim. |