Video: Trung Quốc khủng hoảng vì hạn hán cực đoan
Hạn hán kỷ lục Trung Quốc gieo mưa nhân tạo bảo vệ vụ mùa Trung Quốc đang nỗ lực bảo vệ vụ mùa trước đợt hạn hán kỷ lục bằng phương pháp gieo mưa nhân tạo. |
Người dân Iraq đang phải gồng mình vượt qua nắng nóng 50 độ Người dân Iraq đang phải trải qua những ngày nắng nóng gay gắt khi nhiệt độ đầu hè đã lên đến 50 độ C, tình trạng thiếu nước đã xảy ra khi một số khu vực bị hạn hán. |
Lượng mưa thấp và nắng nóng kỷ lục trên khắp Trung Quốc đang có những tác động tiêu cực, ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của con người, hoạt động sản xuất trong các lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp của quốc gia tỷ dân này, theo tạp chí New Scientist.
Trung Quốc đang phải trải qua đợt nắng nóng kỷ lục trong lịch sử (Ảnh: Reuters) |
Mực nước trên sông và các hệ thống hồ chứa hiện đang giảm đáng kể, khiến hàng loạt nhà máy phải ngừng hoạt động vì thiếu điện, nhiều diện tích cây trồng và mùa màng cũng bị thiệt hại nghiêm trọng.
Các chuyên gia kinh tế cho biết, tình hình này có thể gây nên những hậu quả khó lường trên phạm vi toàn thế giới như: làm gián đoạn thêm cho chuỗi cung ứng cũng như khiến cho cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu ngày càng trở nên trầm trọng hơn.
Người dân ở nhiều khu vực trên khắp Trung Quốc đã phải trải qua hai tháng nắng nóng gay gắt với nhiệt độ luôn vượt quá 40°C. Theo báo cáo những ngày gần đây, ngày 18/8, nhiệt độ ở Trùng Khánh (thuộc tỉnh Tứ Xuyên) đạt 45°C, mức cao nhất từng được ghi nhận ở Trung Quốc từ năm 1961 đến nay. Chính quyền một số địa phương đã phải trưng dụng hệ thống ga tàu điện ngầm để thiết lập các khu vực trú nắng và nghỉ ngơi tạm thời giúp người dân hồi phục sức khỏe.
Theo chuyên gia thời tiết Maximiliano Herrera, người chuyên theo dõi các hiện tượng thời tiết cực đoan trên khắp thế giới, đây là đợt nắng nóng khắc nghiệt nhất trên toàn cầu từng được ghi nhận.
Cùng với nắng nóng khắc nghiệt, lượng mưa thấp ở các khu vực của Trung Quốc cũng đang khiến mực nước của các con sông giảm xuống mức thấp nhất, trong đó có 66 con sông đã cạn kiệt nước hoàn toàn. Tại các khu vực của sông Dương Tử, mực nước giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1865.
Ở một số địa phương, nguồn nước sinh hoạt đã cạn kiệt khiến chính quyền phải huy động xe bồn chở nước từ nơi khác về cung cấp cho người dân. Ngày 19/8, lần đầu tiên kể từ năm 2013, Trung Quốc đã phải phát đi công bố cảnh báo hạn hán cấp quốc gia đến tất cả người dân.
Người dân Trung Quốc phải xuống các nhà ga tàu điện ngầm để tránh cái nóng gay gắt (Ảnh: Reuters) |
Hạn hán cũng khiến cho sản lượng thủy điện liên tục sụt giảm. Tứ Xuyên là địa phương bị ảnh hưởng nặng nề do phải dựa vào 80% điện năng từ thủy điện. Hàng ngàn nhà máy trên địa bàn tỉnh đã phải ngừng hoạt động vì thiếu điện trong bối cảnh nhu cầu điều hòa không khí tăng cao. Các văn phòng và trung tâm mua sắm được yêu cầu giảm ánh sáng và điều hòa không khí để tiết kiệm điện.
Sở Nông nghiệp tỉnh Tứ Xuyên cho biết, 47.000ha hoa màu đã bị mất trắng và 433.000ha khác bị thiệt hại nặng nề.
Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất bị ảnh hưởng bởi hạn hán. Châu Âu hiện đang phải trải qua đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 500 năm qua. Ngoài ra, tình trạng hạn hán còn xảy ra ở khu vực Sừng châu Phi và ở nhiều nơi trên nước Mỹ, Mexico.
Tình trạng bất ổn của khí hậu khiến cho năng suất cây trồng và mùa màng ở những khu vực này bị ảnh hưởng càng làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng lương thực đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu.
Hình ảnh những dòng sông khô trơ đáy do hạn hán ở Trung Quốc (Video: Al Jazeera)
Vùng Sừng châu Phi hứng chịu hạn hán tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ Ngày 8/4, Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) cảnh báo khu vực Đông Bắc Phi (còn gọi là vùng Sừng châu Phi) đang hứng chịu đợt hạn hán tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ khiến 15 triệu người bị ảnh hưởng nghiêm trọng. |
Liên hợp quốc: Cần hành động khẩn cấp để ngăn chặn nạn đói tại Somalia Ngày 7/6, Điều phối viên nhân đạo của Liên hợp quốc (LHQ) về Somalia Adam Abdelmoula đã kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ khẩn cấp nhằm ngăn chặn nạn đói do hạn hán, đang đe dọa đến hàng trăm nghìn sinh mạng ở Somalia. |