Vị trí, chức năng, quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam như thế nào?
Triển khai Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu Luật Cảnh sát biển Việt Nam” Nhằm tăng cường tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam và sự nghiệp quản lý, bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc trên phạm vi cả nước, cuộc thi trực tuyến toàn quốc “Tìm hiểu Luật Cảnh sát biển Việt Nam” sẽ được tổ chức bắt đầu từ ngày 6-9-2021. |
Vi phạm Chỉ thị 16, người dân sẽ bị phạt như thế nào? Thực hiện chỉ thị 16 của Chính phủ, người dân không đeo khẩu trang, ra đường không có lý do cần thiết hoặc không giữ khoảng cách tối thiểu sẽ bị cơ quan chức năng xử phạt 1-3 triệu đồng. |
Cảnh sát biển Việt Nam vẫn còn xa lạ với nhiều người và nhiều độc giả đã gửi câu hỏi thắc mắc về vị trí, chức năng, quyền hạn của lực lượng này và được quy định như nào trong Luật Cảnh sát biển Việt Nam?
Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng chuyên trách của Nhà nước thực hiện chức năng quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Tại Điều 3 về vị trí, chức năng của Cảnh sát biển Việt Nam có quy định:
1. Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng vũ trang nhân dân, lực lượng chuyên trách của Nhà nước, làm nòng cốt thực thi pháp luật và bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển.
2. Cảnh sát biển Việt Nam có chức năng tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất với Đảng, Nhà nước về chính sách, pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển; bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trong vùng biển Việt Nam; quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế theo thẩm quyền.
Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, ngày 19/11/2018, Quốc hội đã thông qua Luật Cảnh sát biển Việt Nam và có hiệu lực từ ngày 1/7/2019. Đây là đạo luật có ý nghĩa quan trọng đặc biệt, quy định cụ thể những hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam.
Tại điều 9 về quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam quy định:
Kiểm tra, kiểm soát; xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Pháp luật.
Huy động người, phương tiện của cá nhân, tổ chức Việt Nam, trong trường hợp cần thiết có thể đề nghị người và phương tiện nước ngoài đang hoạt động trên vùng biển VN giúp đỡ theo quy định của pháp luật.
Cưỡng chế, thực hiện quyền truy đuổi hoặc các quyền khác theo quy định của pháp luật VN và điều ước quốc tế.
Trưng dụng của cá nhân, tổ chức VN theo quy định của pháp luật về huy động lực lượng, phương tiện trong xử lý một số tình huống trên biển.
Được nổ súng theo quy định của pháp luật.
Tiến hành hoạt động điều tra tội phạm theo quy định của pháp luật.
Tiếp nhận và công bố cấp độ An ninh hàng hải đối với tàu thuyền và cảng dầu khí ngoài khơi Việt Nam.
Triển khai Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu Luật Cảnh sát biển Việt Nam” Nhằm tăng cường tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam và sự nghiệp quản lý, bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc trên phạm vi cả nước, cuộc thi trực tuyến toàn quốc “Tìm hiểu Luật Cảnh sát biển Việt Nam” sẽ được tổ chức bắt đầu từ ngày 6-9-2021. |
Luật Cảnh sát Biển Việt Nam - công cụ sắc bén trong thực thi pháp luật trên biển Ngày 1/7/2019, Luật Cảnh sát Biển Việt Nam chính thức có hiệu lực. Luật Cảnh sát Biển Việt Nam gồm 8 Chương, 41 Điều, quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Cảnh sát Biển Việt Nam; chế độ, chính sách đối với Cảnh sát Biển Việt Nam; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. |
Tàu cảnh sát biển 8021 chuẩn bị rời Guam về Việt Nam Tàu CSB 8021 của Cảnh sát biển Việt Nam đã vào cảng Guam lúc 10 giờ 07 ngày 27.6.2021 (7 giờ 07 cùng ngày, theo giờ Việt Nam).Theo dự kiến, ngày mai, 30/6, tàu CSB 8021 sẽ rời Guam về Việt Nam. |