Vì sao tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương vẫn còn lan tỏa sức sống đến ngày nay?
Ngày 10/3 là ngày giỗ của vị Vua Hùng nào? 18 vị vua Hùng là những vị vua nào? Quy hoạch tượng Vua Hùng: Chỉ xây tối đa 6 tượng đài ngoài trời |
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương mang ý nghĩa về tâm linh, đạo đức
Ngày 1/7/2007, Bộ Luật Lao động cho phép người lao động nghỉ ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch hằng năm). Nhưng thực tế từ trước đó nhiều năm, dù không nghỉ chính thức, người dân trên khắp cả nước vẫn có những hoạt động kỷ niệm, tưởng nhớ và tri ân công lao các vua Hùng.
Trong tâm thức của người Việt, Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 - Lễ hội Đền Hùng hàng năm là ngày lễ trọng đại, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Dù ở nơi đâu, cứ vào ngày này, hàng triệu đồng bào hướng về đất Tổ để thành kính tri ân và cầu mong cho đất nước luôn thái bình, thịnh trị, dân tộc được ấm no, hạnh phúc.
Thờ cúng các vua Hùng là tín ngưỡng có từ xa xưa và đã trở thành một trong những thành tố tạo nên bản sắc độc đáo của dân tộc Việt Nam, để người Việt đi khắp năm châu luôn có thể tự hào kể với bạn bè thế giới về gốc gác con Lạc cháu Hồng.
Theo số liệu mà Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ cung cấp, trên cả nước có tổng số 1.417 di tích thờ cúng các Vua Hùng và vợ con, tướng lĩnh thời Hùng Vương; tổ chức Giỗ Tổ hàng năm để bày tỏ lòng biết ơn tổ tiên. Dù trải qua bao biến cố và thăng trầm của lịch sử, ngày giỗ tổ Hùng Vương, tín ngưỡng thờ cúng các vua Hùng vẫn trường tồn và thấm đẫm vào tâm thức của mỗi người con đất Việt.
Lễ hội Đền Hùng góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế
Giá trị tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương càng được khẳng định vào tôn vinh khi vào ngày 6/12/2012, tại kỳ họp lần thứ 7, Ủy ban Liên chính phủ Bảo vệ Di sản Văn hóa phi vật thể diễn ra ở Paris (Pháp), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức thông qua quyết định công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là vinh dự của toàn dân tộc chứ không riêng gì người dân Phú Thọ.
Nghi lễ truyền thống này không những thể hiện nét văn hóa tiêu biểu, tạo nên sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, mang ý nghĩa lớn về tâm linh đạo đức mà còn là yếu tố thu hút khách du lịch. Không thể phủ nhận rằng Lễ hội Đền Hùng đã đem lại nguồn lợi kinh tế lớn cho tỉnh Phú Thọ. Lượng du khách không ngừng tăng lên qua các năm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, văn hóa du lịch.
Theo thống kê Ban quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Lễ hội Đền Hùng năm 2018 đón hơn 3 triệu du khách về tham dự và được coi là thành công nhất từ trước đến giờ. Năm 2019, các hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng sẽ tiếp tục tập trung quảng bá sâu đậm, rõ nét hơn về giá trị di sản “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” và “Hát Xoan", hình ảnh của tỉnh Phú Thọ nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung, nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản đặc biệt này.
XEM THÊM
Giỗ Tổ Hùng Vương tại Lào, Thái Lan: Những khoảnh khắc thiêng liêng Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương lần đầu tiên diễn ra tại Lào và Thái Lan là dịp để kiều bào bày tỏ lòng thành kính, ... |
Ngày Quốc tổ Việt Nam toàn cầu năm 2019 sẽ được tổ chức tại 5 nước TĐO - “Ngày Quốc tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ hai, năm 2019” sẽ được tổ chức tại 5 nước, gồm: Lào, Thái Lan, Nhật ... |
Giỗ Tổ Hùng Vương lần đầu tổ chức tại Lào TĐO - Lễ giỗ Tổ Hùng Vương sẽ được diễn ra trong thời gian hai ngày, từ ngày 05-06/04/2019 tại Thủ đô Viêng Chăn, Lào. ... |