Vì sao TikTok là mối đe dọa với an ninh quốc gia Mỹ?
Vì sao Mỹ - Hàn hoãn tập trận chung? Hàn Quốc và Mỹ đã quyết định hoãn các cuộc tập trận quân sự chung vào mùa đông để thúc đẩy ngoại giao với Triều ... |
Ngoại trưởng Mỹ tố Trung Quốc "không giữ lời" ở Biển Đông Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo chỉ trích Trung Quốc liên tục không giữ lời hứa, trong đó có vấn đề Biển Đông, và để ngỏ ... |
Mỹ quan ngại việc dùng mạng xã hội Trung Quốc Tik Tok để tuyển quân Theo CNBC, trong lá thư gửi tới Bộ trưởng Lục quân Mỹ Ryan McCarthy được công bố ngày 12/11, lãnh đạo phe Dân chủ tại Thượng viện Mỹ ... |
TikTok (trước đây là Musical.ly) được công ty Trung Quốc là ByteDance mua lại vào cuối năm 2017. |
Giải mã sức hút của TikTok
TikTok là nền tảng video âm nhạc và mạng xã hội của Trung Quốc cho phép người dùng có thể đăng tải những video ngắn kèm với hiệu ứng đặc biệt, ra mắt vào năm 2017.
Ứng dụng này đang xếp thứ 4, chỉ sau Facebook, Instagram và Snapchat trên bảng xếp hạng những ứng dụng được tải về nhiều nhất từ kho ứng dụng Google Play Store tại thị trường Mỹ, theo SimilarWeb.
Tại Mỹ, TikTok cũng đã tạo nên một cơn sốt trong giới trẻ. Khoảng 60% trong số 26,5 triệu người dùng thường xuyên của TikTok tại đây rơi vào độ tuổi từ 16 đến 24, theo công bố của công ty hồi năm 2018.
Sự thành công của TikTok tại thị trường Mỹ được cho là đến từ thương vụ mua lại phần mềm hát nhép Musical.ly. TikTok (trước đây là Musical.ly) được công ty Trung Quốc là ByteDance mua lại vào cuối năm 2017.
Những tính năng cũng như nền tảng người dùng của Musical.ly được tích hợp thẳng vào TikTok. Thương vụ này đã giúp lượng người dùng thường xuyên hàng tháng của TikTok tại thị trường Mỹ tằng lên con số khoảng 30 triệu người chỉ tính sau 3 tháng sau khi sáp nhập, theo Apptopia.
TikTok bị phía Mỹ lo ngại vì các rủi ro an ninh. Ảnh: AP. |
Vì sao TikTok bị cho là gây rủi ro cho an ninh quốc gia Mỹ?
Các nhà lập pháp Mỹ cảnh báo rằng, ứng dụng này có thể gây rủi ro cho an ninh quốc gia và đang kêu gọi các cơ quan quản lý cũng như cơ quan tình báo điều tra mối quan hệ của TikTok với Trung Quốc. Chính phủ Mỹ cũng đang mở một cuộc đánh giá về an ninh quốc gia đối với việc một công ty Trung Quốc mua lại một công ty của Mỹ và biến nó thành TikTok, theo thông báo ngắn gọn của những người tham gia cuộc điều tra.
Cụ thể, thượng nghị sĩ Marco Rubio hồi đầu tháng 10 yêu cầu ủy ban an ninh quốc gia Mỹ điều tra lại thương vụ công ty công nghệ Bytedance của Trung Quốc mua lại Musical.ly. Ông cho rằng TikTok được hậu thuẫn bởi chính phủ Trung Quốc nhằm kiểm soát những nội dung chính trị nhạy cảm.
TikTok ngay sau đó đã phủ nhận việc chính phủ kiểm soát thông tin, cho rằng “TikTok không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ chính phủ nào".
Bên cạnh Marco Rubio, Chuck Schumer và Tom Cotton cũng từng kêu gọi chính phủ Mỹ tổ chức một cuộc điều tra về TikTok. cả Schumer và Cotton đều lưu ý việc TikTok có thể giống các nền tảng mạng xã hội khác khi bị lợi dụng cho mục đích thao túng dư luận, ảnh hưởng chính trị như cách Facebook đã làm vào năm 2016.
Về phần mình, TikTok nhấn mạnh dù được sở hữu bởi doanh nghiệp Trung Quốc song không có hoạt động tại Trung Quốc, và hoàn toàn độc lập, không hề bị chi phối bởi chính phủ Trung Quốc.
Trong một phỏng vấn của Reuters vào đầu tháng 11, đại diện của TikTok đã khẳng định: "TikTok luôn thể hiện rất rõ ràng rằng chúng tôi không có ưu tiên nào hơn là giành được lòng tin từ người dùng và các nhà quản lý tại Mỹ."