Vì sao những bậc cha mẹ giỏi giang lại đào tạo ra những đứa con kém cỏi?
![]() |
![]() |
![]() |
Trẻ bị áp đặt dễ trở thành trẻ "vô tích sự"
Theo lối tư duy thông thường, bố mẹ có trình độ văn hóa cao hoặc thành công trong sự nghiệp sẽ nuôi dạy con thành tài. Song, thực tế là vẫn có những trường hợp cha mẹ giỏi giang nhưng con cái lại không là bản sao hoàn hảo của họ, trái lại trở thành “mặt đối lập” với hình ảnh cha mẹ.
Dĩ nhiên không có thống kê hay con số cụ thể nào cho thấy bao nhiêu phần trăm cha mẹ xuất chúng có những đứa con kém cỏi. Nhưng xung quanh chúng ta có đầy những câu chuyện tương tự. Câu hỏi đặt ra là vì sao những bố mẹ giỏi giang lại đào tạo ra những đứa con “vô tích sự”. Nguyên nhân ẩn sâu trong này xuất phát từ việc bố mẹ quá áp đặt trẻ.
![]() |
(Ảnh minh họa: GettyImage) |
Nhiều bậc cha mẹ giỏi giang ngoài xã hội nhưng trong gia đình lại quá áp đặt, luôn mang tâm lý muốn kiểm soát, lấn át những người xung quanh. Trình độ văn hóa của cha mẹ càng cao, thì sự kiểm soát này càng dễ xảy ra. Với suy nghĩ mình từng trải, nhiều vốn sống, trải qua nhiều gian khổ, nỗ lực phấn đấu nhiều năm để gặt hái được thành công như hiện tại, nên bố mẹ cũng kỳ vọng con được như mình. Kiểu bố mẹ này sẽ hoạch định con đường mà con phải đi và trong vô thức, sẽ có những hành động áp đặt con trẻ. Nguyện vọng chủ quan của việc kiểm soát này là tốt nhưng về mặt khách quan, lại tước đi quyền được tự do của con trẻ.
Ngay từ bé, những bố mẹ này sẽ đề ra thời gian biểu và hàng loạt những quy định, con không có quyền thắc mắc, trao đổi mà phải tuân lệnh tuyệt đối. Ví dụ như học bài từ mấy giờ đến mấy giờ, mỗi ngày xem tivi bao nhiêu phút, đọc truyện tranh bao lâu, mấy giờ đi ngủ, làm bài kiểm tra phải được điểm mấy.
Có thể thời gian đầu, trẻ sẽ vẫn làm theo, và sẽ đạt thành tích cao trong học tập, cư xử theo khuôn mẫu khiến bố mẹ hài lòng. Tuy nhiên dần dần trẻ sẽ không có tính tự giác, luôn cần sự thúc giục của bố mẹ.
Đây có thể được coi là dấu hiệu ban đầu trẻ muốn vùng vẫy, phản kháng nhằm thoát ra sự kiểm soát bấy lâu. Càng lớn trẻ sẽ càng tỏ ra chống đối. Lúc đó, bố mẹ sẽ phải giám sát con ở cấp độ chặt chẽ hơn, để con không đi chệch ra khỏi kế hoạch định sẵn.
Thiết kế sẵn một con đường riêng cho trẻ, cẩn trọng đến mức không để mắc bất cứ sai lầm nào, rất nhiều bố mẹ giỏi giang đã và đang có suy nghĩ như vậy với con mình. Xét về sâu xa, đó vẫn là một mong muốn tốt đẹp. Nhưng lại đưa đến một kết quả thất bại. Một đứa trẻ phải nghe lệnh trong mọi công việc, không được tự do vui chơi, tự do phát triển niềm đam mê, không được phạm sai lầm thì làm sao có thể biết tự quản lý bản thân, tự phân bổ thời gian, tự đứng lên sau thất bại, có quan điểm, chính kiến riêng và quan trọng hơn cả là làm sao hiểu được mình thực sự muốn gì.
Hậu quả của việc quản thúc con quá chặt quả thực khủng khiếp. Vậy thì, làm thế nào để tránh nuôi dạy con thành những kẻ “vô tích sự”?
1. Trước hết, chấm dứt tình trạng áp đặt trong gia đình
Thay vì luôn áp đặt con và cho rằng mình đúng hoàn toàn, bố mẹ nên có sự trao đổi hai chiều với con, khuyến khích con nói ra ý kiến của mình, cùng thảo luận để thiết lập những nguyên tắc trong gia đình mà con và bố mẹ đều đồng tình. Trẻ càng ít phải đối mặt với sự cấm đoán thì càng phát triển lành mạnh. Những đứa trẻ bị kiểm soát ngặt nghèo, sẽ có xu hướng chống đối, dễ sa đọa để thoát ra khỏi cảm giác bí bách bấy lâu.
2. Chấp nhận điểm khác người của con
Những phụ huynh có trình độ văn hóa cao sẽ có cách giáo dục con tốt hơn, tuy nhiêm một số người trong nhóm này sẽ có thói quen hoạch định tương lai cho con. Điều này sẽ trói buộc, hạn chế sự phát triển của con, khiến trẻ an phận với lối tư duy bố mẹ định sẵn.
Để tránh điều này, hãy chấp nhận điểm khác người của con. Đừng mong con là “bản sao” của bố mẹ. Điều tuyệt vời nhất là con phát triển để trở thành “phiên bản” hoàn hảo nhất của chính con.
3. Đừng cố đào tạo con giỏi về mọi mặt
Không có bố mẹ nào thừa nhận mình có suy nghĩ đào tạo đứa con giỏi về mọi mặt nhưng trong vô thức, bố mẹ đều đang làm như thế. Khi được hỏi muốn con như thế nào, sẽ có nhiều phụ huynh trả lời “chỉ mong con có cuộc đời bình thường”. Song thực tế lại khác. Bố mẹ thường đòi hỏi và kỳ vọng ở con nhiều hơn. Trẻ không đi ngủ đúng giờ là vấn đề, trẻ chậm nói là vấn đề, trẻ nhút nhát là vấn đề, trẻ hiếu động cũng là vấn đề, trẻ hoạt bát quá là vấn đề, trẻ không hoạt bát cũng là vấn đề…
Nếu việc gì trẻ cung phải làm theo ý người lớn, thì trẻ sẽ bị phá vỡ tiềm năng vốn có. Hơn nữa trước khi đòi hỏi con phải giỏi về mọi mặt, bố mẹ hãy tự hỏi mình trước xem đã làm được như vậy chưa.
Tin bài liên quan
Các tin bài khác

200 căn nhà tình nghĩa đến với người có hoàn cảnh khó khăn ở huyện miền núi Quảng Trị

Nghệ An đã xây dựng, sửa chữa được trên 9.200 nhà ở cho người nghèo

Quảng Bình hỗ trợ xây dựng và sửa chữa 3.000 nhà “Đại đoàn kết”

Bình Thuận: tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống gia đình Việt
Đọc nhiều

Thanh Hóa - World Vision rà soát chương trình viện trợ sau sáp nhập địa giới hành chính

Ba thập kỷ quan hệ Việt - Mỹ: Nhìn lại quá khứ, kết nối hiện tại, hướng tới tương lai

Thúc đẩy hợp tác biên giới Việt Nam - Campuchia

Máy bay chở khách C909 của Trung Quốc vượt mốc 700 tuyến bay, vận chuyển hơn 24 triệu lượt hành khách
Bờ cõi biển đảo
Miền đất - Con người Cuộc sống vùng biên Nhịp sống biển đảo Lịch sử chủ quyền Giao lưu hữu nghị

Cán bộ, chiến sĩ Vùng 3 Hải quân giúp nhân dân chữa cháy rừng

Thúc đẩy hợp tác biên giới Việt Nam - Campuchia

Việt Nam - Lào phối hợp chặt chẽ trong công tác quy tập hài cốt liệt sĩ
Multimedia

[Infographic] Kỹ năng tránh bẫy lừa đảo du lịch mùa cao điểm

[Infographics] Cảnh báo giả mạo, lợi dụng danh nghĩa Mặt trận Tổ quốc để huy động ủng hộ

Công nghiệp phục hồi mạnh, xuất nhập khẩu tăng trưởng ấn tượng

[Infographic] Việt Nam hoàn thành vai trò Đồng Chủ tịch Chương trình Đông Nam Á (SEARP) giai đoạn 2022 - 2025

[Infographic] Sửa Pháp lệnh Dân số: Vợ chồng tự quyết định số con và thời gian sinh con

[Infographics] Quan hệ Đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Hungary

[Infographic] Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
[Video] Tổng giám đốc UNESCO Audrey Azoulay chúc mừng Đại lễ Phật đản Vesak 2025
![[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/29/09/nguoi-truyen-cam-hung-ve-tinh-yeu-nuoc-20250429094951.jpg?rt=20250429094956?250429105554)
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước

Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
![[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/032025/25/11/croped/video-60-phut-hanh-trinh-thay-doi-cuoc-doi-20250325112448.png?250325023758)
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời

MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
![[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/anhvm/022025/11/15/FSave.com_Facebook_Media_004_662439456116001v_21.jpg?250228123313)
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
![[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/022025/07/14/video-du-khach-quoc-te-trai-nghiem-le-phat-dau-nam-tai-chua-tam-bao-da-nang-20250207142038.jpg?rt=20250207142058?250228123446)
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)

Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực

Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
![[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/012025/21/14/video-ban-hoa-ca-tinh-huu-nghi-chao-nam-moi-2025-20250121142351.jpg?rt=20250121142354?250121023412)
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
![[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/012025/15/20/croped/video-30-nam-quan-he-viet-nam-hoa-ky-tu-chien-tranh-den-doi-tac-chien-luoc-toan-dien-20250115205111.jpg?250116064808)
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
![[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2024/122024/17/13/video-samaritans-purse-va-plan-international-viet-nam-ho-tro-nguoi-dan-viet-nam-phuc-hoi-sau-bao-20241217132215.jpg?rt=20241217132220?241217012643)
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
![[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2024/122024/16/00/video-tai-thiet-thon-lang-nu-quan-doi-nhan-dan-dong-hanh-xay-dung-tuong-lai-moi-20241216002424.jpg?rt=20241216002428?241216073321)
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
![[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2024/122024/17/10/video-to-chuc-cuu-tro-tre-em-va-hanh-trinh-10-nam-thay-doi-cuoc-song-tre-em-vung-cao-20241217105602.jpg?rt=20241217105608?241217105833)
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
![[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2024/112024/13/22/video-kinh-nghiem-tham-quan-bao-tang-lich-su-quan-su-viet-nam-moi-20241113223209.jpg?rt=20241113223215?241114120724)
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới

Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?

Thời tiết hôm nay (05/7): Bão số 2 giật cấp 10, gây biển động mạnh ở phía Đông Bắc Biển Đông

Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Thêm nhiều địa điểm giải quyết thủ tục đất đai tại Hà Nội từ tháng 7

Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh
