Vì sao được công bố khỏi COVID-19, bệnh nhân số 91 vẫn ở lại Bệnh viện Chợ Rẫy?
14 người từ nước ngoài về dương tính với COVID-19 |
WHO có phớt lờ nguy cơ virus corona lây qua không khí? |
Bệnh nhân số 91 là nam phi công người Anh đã được công bố khỏi bệnh sau hơn 100 ngày điều trị COVID-19. |
Chiều tối ngày 6/7/2020, Tiểu ban Điều trị, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đã công bố 2 bệnh nhân mắc COVID-19 khỏi bệnh gồm bệnh nhân số 329 (22 tuổi, nam, quốc tịch Việt Nam) tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi và bệnh nhân số 91 (43 tuổi, nam, phi công người Anh) tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Quyết định được căn cứ kết luận Hội chẩn Quốc gia sáng 3/7. Theo đó, bệnh nhân 91 có thể ra viện và không cần cách ly.
Tuy nhiên hiện tại, người này vẫn tiếp tục ở lại Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị phục hồi chức năng vận động để có thể hồi hương trên chuyến bay thương mại ngày 12/7.
Trước đó, sáng 3/7, tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh, Phó trưởng Tiểu ban điều trị, đã chủ trì buổi hội chẩn quốc gia lần thứ 6, nhằm đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân 91 và phương án cho bệnh nhân về nước theo đề nghị của Đại sứ quán Anh.
BSCKII Trần Thanh Linh, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết bệnh nhân tiếp xúc tốt, đêm ngủ ngon, tự thở khí phòng, nhịp thở 20 lần/phút.
Đặc biệt, sức cơ tay, chân của bệnh nhân đã hồi phục bình thường. Phi công có thể tự xoay trở trên giường, tự ngồi dậy, chịu lực hai tay trên khung tập tự đứng dậy và vịn khung tập bước được nhiều bước hơn.
Đến nay, bệnh nhân 91 đã trải qua hơn 100 ngày điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh và Bệnh viện Chợ Rẫy, trong đó tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh bắt đầu từ ngày 18/3-chiều 22/5 và tại Khoa Hồi sức tích cực của Bệnh viện Chợ Rẫy từ chiều ngày 22/5 đến nay.
Trong quá trình điều trị, đã có những lúc, sức khoẻ của nam phi công gần như rơi vào tình trạng nguy kịch khi phổi đông đặc gần 90%, liên tục âm tính rồi lại dương tính với SARS-COV-2, bệnh nhân đã phải can thiệp ECMO, sử dụng máy thở nhiều ngày, lọc máu...
Thậm chí Bộ Y tế còn phải nhập khẩu thuốc điều trị rối loạn đông máu từ nước ngoài về để điều trị cho bệnh nhân vì anh không tương thích với các thuốc rối loạn đông máu hiện có.
Tiểu ban Điều trị và các chuyên gia đầu ngành truyền nhiễm, hô hấp, tim mạch, ngoại, hồi sức... đã tổ chức nhiều cuộc hội chẩn quốc gia để bàn các giải pháp, biện pháp cũng như phác đồ điều trị phù hợp với từng giai đoạn sức khoẻ của nam phi công.
Phương án ghép phổi cũng đã được đưa ra, tuy nhiên, với sự nỗ lực, nhiệt tâm của các y bác sĩ, sự hỗ trợ 24/24 của các chuyên gia từ xa, sức khoẻ nam phi công đã tiến triển một cách ngoạn mục.
Giá xăng dầu tuần qua: Tăng giá giữa cơn bão COVID-19 Giao dịch dầu thô tuần qua đánh dấu bước tiến triển rõ rệt của giá dầu thô thế giới. Trong khi đó, giá xăng dầu ... |
COVID-19 ngày 5/7: Số ca nhiễm trên thế giới cao chưa từng thấy Tính đến sáng nay (5/7), tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn thế giới là 11.364.440 trường hợp, trong đó 532.687 trường hợp tử vong. Tại Việt ... |
Du khách Việt Nam được miễn cách ly bắt buộc 14 ngày khi nhập cảnh vào Anh Ngày 3/7 vừa qua, Chính phủ Anh ra thông báo du khách từ 59 nước và vùng lãnh thổ sẽ được miễn cách ly khi ... |