Vì sao bố thường chiều con gái, mẹ thường yêu con trai?
‘Đừng hốt hoảng khi phát hiện bí mật của con’ |
Vì sao những bậc cha mẹ giỏi giang lại đào tạo ra những đứa con kém cỏi? |
8 dấu hiệu bất thường chứng tỏ trẻ cần sự giúp đỡ |
Nếu trong một gia đình có “đủ nếp đủ tẻ”, sẽ dễ dàng nhận thấy sự phân chia thành 2 “phe”: bố và con gái, mẹ và con trai. Khi quan sát các gia đình khác cũng không khó để nhận ra bố chiều con gái hơn và mẹ với con trai gắn bó với nhau hơn. Đây là một xu hướng tâm lý mang tính toàn cầu. Nghĩa là ở bất cứ quốc gia và nền văn hóa nào, bạn cũng sẽ gặp hiện tượng tương tự. Vậy dưới góc độ tâm lý học, vì sao bố lại gắn bó với con gái nhiều hơn, trong khi mẹ với con trai lại dễ dàng tâm sự, thủ thỉ?
Bố thường cưng chiều con gái nhiều hơn. (Ảnh minh họa) |
Để lý giải điều này, tạp chí tâm lý học Behavioral Neuroscience của Mỹ gần đây công bố một nghiên cứu trên 30 cặp cha và con gái, 22 cặp cha và con trai. Các nhà nghiên cứu đặt máy ghi âm trong phòng của các cặp cha con trong 48 giờ. Cứ sau 9 phút lại ghi âm một đoạn dài 50 giây về khoảnh khắc trao đổi giữa cha con.
Kết quả cho thấy tương tác giữa cha và con gái cao gấp 60% so với tương tác giữa cha và con trai. Tần suất huýt sáo, hát cho con gái của các ông bố trong cặp cha - con gái cao hơn 5 lần so với các cặp cha - con trai.
Khi con gái đưa ra yêu cầu, tỷ lệ đáp ứng của cha cao hơn so với tỷ lệ đáp ứng của cha và con trai. Về mặt giao tiếp, cha chú ý nhiều hơn đến cảm xúc của con gái, quan tâm đến việc lựa chọn từ ngữ để giao tiếp với con gái và dùng nhiều ngôn ngữ cơ thể hơn so với khi nói chuyện với con trai.
Các nhà nghiên cứu cũng yêu cầu người cha chụp cộng hưởng từ MRI để quan sát phản ứng não bộ khi tương tác với con. Họ nhận thấy khi con gái có biểu hiện vui vẻ, phản ứng não bộ của người cha khá mạnh mẽ, trong khi với con trai, phản ứng này chỉ ở mức trung bình.
Ngược lại, khi con trai tỏ ra thờ ơ với tương tác của cha, não bộ của người cha có phản ứng mạnh. Các nhà khoa học giải thích rằng người cha tò mò muốn biết những suy nghĩ của con trai mình, từ đó gây ra phản ứng não bộ.
Nghiên cứu này đưa kết luận rằng người cha yêu mến, chiều chuộng con gái nhiều hơn so với con trai là có cơ sở khoa học. Khi hiểu xu hướng tâm lý này là có thật, người ta cũng sẽ dễ dàng thông cảm hơn với chứng “cuồng con gái” của các ông bố. Ví dụ như câu chuyện một ông bố người Iran từng nghỉ việc để ở nhà làm vệ sĩ toàn thời gian cho con, bởi cô con gái quá xinh đẹp và luôn bị người hâm mộ vây quanh.
Đó là lý giải cho hiện tượng bố yêu con gái, còn việc mẹ gắn bó với con trai cũng được giải thích dưới góc độ tâm lý học. Cảm xúc bản năng sẽ thôi thúc người bố hướng đến con gái, người mẹ hướng đến con trai. Khi tương tác với con gái, người bố sẽ có xu hướng trở thành một người vững chãi, bảo vệ con tuyệt đối. Trong mắt bố, con gái luôn luôn bé nhỏ, mong manh và đáng được nâng niu trân trọng. Trong khi đó, người mẹ thường dịu dàng và yếu đuối, sẽ muốn nuôi dạy sự ga lăng, mạnh mẽ cho con trai. Sự dịu dàng ở mẹ và bản năng mạnh mẽ ở con trai là điều khiến mẹ và con trai gắn bó với nhau hơn.