VEPR: GDP Việt Nam tăng ít nhất 6% trong năm 2021
Theo VEPR, bên cạnh lý do trên, việc thành lập bộ máy lãnh đạo Đảng - Nhà nước mới, Chính phủ mới hứa hẹn một triển vọng kinh tế năng động trở lại trong năm 2021 và tương lai.
VEPR: GDP Việt Nam tăng ít nhất 6% trong năm 2021. |
Kinh tế Việt Nam trong quý I tăng trưởng ở mức 4,48%, cao hơn năm 2020. Những yếu tố có thể hỗ trợ cho tăng trưởng gồm Chính phủ kiểm soát tốt dịch bệnh từ giai đoạn sớm giúp duy trì hoạt động kinh tế trong nước, kỳ vọng về triển vọng kinh tế do việc hoàn tất ký kết Hiệp định EVFTA và IPA đem lại.
VEPR cho rằng tiến độ giải ngân và thi công các dự án đầu tư công trọng điểm được đẩy nhanh hơn; làn sóng dịch chuyển đầu tư và thương mại nhằm phân tán rủi ro từ cuộc xung đột thương mại Mỹ - Trung; môi trường vĩ mô ổn định, lạm phát kiểm soát được ở mức chấp nhận được, tạo môi trường cho việc thực thi các chính sách hỗ trợ tăng trưởng.
Tuy nhiên, điểm yếu của kinh tế Việt Nam còn đến từ các rủi ro nội tại như mất cân đối tài khóa lớn, tốc độ và mức độ đầu tư phát triển, đặc biệt là hạ tầng, còn chậm cho hiệu quả quản lý thấp; sức khỏe hệ thống ngân hàng - tài chính dễ tổn thương; sự phụ thuộc của tăng trưởng vào khu vực FDI, thiếu tự chủ công nghệ và nguyên liệu.
Chất lượng lao động thấp và chậm cải thiện; hiệu quả đầu tư công thấp và tình trạng nhũng nhiễu còn nặng nề; tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước bị ngưng trệ, môi trường và thể chế kinh doanh dù từng bước được cải thiện nhưng về căn bản chưa giải phóng được sức mạnh của doanh nghiệp.
VEPR khuyến nghị tiếp tục ưu tiên các chính sách xã hội cho người dân. Việc ngưng, miễn giảm chi phí tài chính cho doanh nghiệp như lãi vay, tiền thuê đất cần tiếp tục được triển khai, bên cạnh đó cần cân nhắc cắt giảm kinh phí công đoàn để hỗ trợ doanh nghiệp.
Với nhóm doanh nghiệp không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh hoặc có hướng chuyển đổi hiệu quả, nên khuyến khích tín dụng, tạo điều kiện về môi trường thể chế và chính sách ngành. Trong trường hợp có các ý tưởng chính sách để hỗ trợ đặc biệt cho các doanh nghiệp cụ thể, thì các chính sách này cần đi theo hướng kích cầu, hỗ trợ người tiêu dùng thanh toán chi phí mua sản phẩm/dịch vụ của hãng, thay vì tài trợ trực tiếp cho hãng.
Chính sách tiền tệ, cụ thể là công cụ lãi suất trong năm 2021 sẽ giảm hiệu quả đáng kể. Đặc biệt, cần lưu ý tình trạng bong bóng tài sản đang hình thành trên thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản.
Hội hữu nghị Việt - Anh xác định 2 trọng tâm công tác năm 2021 Chiều 9/4, tại Hà Nội, Hội hữu nghị Việt - Anh đã tổ chức họp Ban Thường vụ. Ông Hoàng Quốc Vượng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Anh chủ trì hội nghị. Hội xác định hoạt động trọng tâm năm 2021 là tăng cường kết nối các tổ chức thành viên với các đối tác Anh và đẩy mạnh nghiên cứu khoa học. |
IMF dự báo Việt Nam có mức tăng trưởng GDP nhanh nhất ASEAN năm 2022 Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF dự báo năm 2022, nhóm nước đạt tăng trưởng GDP nhanh nhất ASEAN sẽ gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia và Campuchia. |
Báo cáo của Michael Page: trong năm 2021, có tới 73% công ty ở Malaysia duy trì hoặc tăng số lượng việc làm Công ty chuyên cung cấp dịch vụ tuyển dụng chuyên nghiệp Michael Page Malaysia vừa công bố Talent Trends 2021 Report (tạm dịch: Báo cáo Xu hướng Nhân tài năm 2021), với sự quan tâm sâu sắc đến thị trường việc làm của Hồng Kông. |