Vấn nạn lợi dụng lòng từ tâm trên không gian mạng
Việt Nam đã và đang bảo vệ quyền con người trên không gian mạng thông qua những luật nào? Những thành quả của Việt Nam trong việc đảm bảo quyền con người trên không gian mạng lâu nay đã được cộng đồng quốc tế công nhận và đóng góp không nhỏ vào sự phát triển, hội nhập của Việt Nam trong nhiều năm qua. |
Quyền và nghĩa vụ của cá nhân, công dân trên không gian mạng Đây là quyền tự do cơ bản của công dân được pháp luật quốc tế, Hiến pháp, pháp luật Việt Nam tôn trọng và bảo vệ. Bên cạnh đó, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, mỗi cá nhân, công dân trong khi sử dụng, thực hiện các quyền và tự do của mình thì phải có nghĩa vụ, trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội, đối với quốc gia, dân tộc mà mình đang sống. |
Lợi dụng hoạt động cứu trợ, từ thiện để lừa đảo trên mạng
Với truyền thống tốt đẹp “lá lành đùm lá rách”, hoạt động từ thiện xã hội luôn được mọi người quan tâm. Thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nước có nhiều hoạt động thiết thực, góp phần tích cực vào việc an sinh xã hội. Tuy nhiên, nhiều trong số các thông tin này là giả mạo, lừa gạt nhằm chiếm đoạt tài sản của người dân.
Vào thời điểm cuối năm, trên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo… đăng tải nhiều hình ảnh thương tâm của các cá nhân, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh nhân ung thư,.. kèm theo những câu chuyện đau lòng sau đó kêu gọi quyên góp từ thiện để giúp đỡ những đối tượng trên. Thậm chí, trong lúc cả nước đang chung tay cùng đồng bào miền trung khắc phục hậu quả thiệt hại nặng nề do trận lũ lụt lịch sử gây ra, thì lại xuất hiện một số đối tượng xấu lợi dụng hoạt động cứu trợ, từ thiện để lừa đảo, trục lợi trên chính nỗi đau, mất mát của người dân.
Trong những tháng cuối năm 2020, trên mạng xã hội rộ lên những vụ tấn công giả mạo (Phishing Attack). Đây là một hình thức tấn công vào người dùng bằng cách giả mạo thành một đơn vị hay cá nhân uy tín để chiếm lòng tin của họ, thông thường là qua e-mail và mạng xã hội. Mục đích của tấn công giả mạo thường là để đánh cắp dữ liệu quan trọng của người dùng như thông tin thẻ tín dụng, tên đăng nhập, mật khẩu.
Thủ đoạn của các đối tượng này là dựa vào lòng tốt, sự cả tin của người khác để lừa đảo. Theo đó, các đối tượng xấu lập các tài khoản ảo, giả mạo với mục đích lừa đảo, vận động quyên góp cho những hoàn cảnh không có thật.
Đặc biệt, chúng dùng các thủ đoạn tinh vi như đối tượng, nhân vật cần giúp đỡ là "người thật, việc thật" nhưng chúng giả mạo bạn bè, người thân để đứng ra nhận quyên góp. Sau khi nhận được số tiền quyên góp, những người này sẽ đóng tài khoản và... "chuồn mất"!.
Hồi giữa năm 2020, VKSND tỉnh Phú Yên đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can đối với Trần Văn Hùng (trú huyện Sông Hinh) và và Nguyễn Thái Hộp (trú tại thôn Phú Lạc, xã Hòa Hiệp Nam, huyện Đông Hòa) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Theo điều tra ban đầu, từ tháng 10-2019, Hùng và Hộp đã sử dụng tài khoản Facebook tên "Hùng Trần" và "Nguyễn Nguyễn” là quản trị viên của trang "Thanh Niên Chuyên Cần" đăng tải và chia sẻ các bài viết về những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Cụ thể như: "Chị T.T.S ở thị trấn Củng Sơn, huyện Sơn Hòa, chồng chết, sau khi sinh đôi thì bị nhiễm trùng máu, tử vong để lại 4 đứa trẻ, cần tiền hỗ trợ các cháu", "chị N.T.T.G giáo viên Trường THCS thị trấn Củng Sơn, huyện Sơn Hòa, chồng là T.V.H bị tai nạn giao thông mất hai chân, có 2 con nhỏ bị bệnh u não cần sự giúp đỡ qua tài khoản của Hùng…". Do tưởng thông tin trên là thật nên từ ngày 4/11/2019 đến 14/5/2020 đã có 1.121 người hảo tâm chuyển vào tài khoản của Hùng tổng số tiền ủng hộ 444.983.542 đồng.
Hay như chị Nguyễn Hồng Loan (47 tuổi; ngụ xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP HCM) bức xúc khi liên tục bị kẻ xấu lợi dụng đăng tải câu chuyện gia đình mình lên mạng xã hội mặc dù con trai chị đã qua đời lâu rồi. Sau đó, chị đã phải làm đơn tố cáo với công an.
Chị Nguyễn Hồng Loan bức xúc khi con trai đã mất nhưng nhiều người vẫn kêu gọi từ thiện để trục lợi. Ảnh: Lê Phong |
Bên cạnh đó, tìm trên mạng xã hội, internet chúng ta không quá khó để thấy những thông tin phản ánh về thực trạng này như núp bóng từ thiện chiếm đoạt tài sản; núp bóng từ thiện lừa dân nghèo, bóc mẽ đường dây lừa đảo núp bóng từ thiện, giả danh từ thiện bán hàng đa cấp. Trong đó, nhiều thông tin phản ánh về hình thức từ thiện như "tặng quà là thực phẩm cho người nghèo", nhưng thực chất là hàng hóa kém chất lượng, quá hạn sử dụng; tặng tiền hoặc sản phẩm nhưng thực chất để mời truyền thông “đánh bóng” thương hiệu, tư lợi cá nhân.
Những năm qua, nhiều người có ảnh hưởng và uy tín trong xã hội phát động, tổ chức quyên góp giúp đỡ đồng bào vùng lũ được nhiều người ủng hộ tiền và hiện vật. Lợi dụng hoạt động từ thiện này, nhiều đối tượng đã lập trang facebook giả mạo tên, tuổi của những cá nhân kể trên nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tiền, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự.
Ngoài ra cũng có hiện tượng từ thiện một nơi, lấy dấu nhiều nơi để về cơ quan báo cáo cũng khá phổ biến, hoặc tình trạng “một tiền gà ba tiền thóc” - nghĩa là đi tặng tiền, quà, sản phẩm cho người nghèo số lượng ít hơn nhiều so với chi phí một chuyến đi...
Hiện tượng trục lợi từ thiện ngày càng trở nên phổ biến bởi lượng tiền đổ về là không ít dù mỗi người ủng hộ có thể chỉ chuyển khoản một chút, nhưng nhiều người sẽ là một con số lớn. Nếu không bị phát giác, những đối tượng này còn nhận được sự biết ơn, ghi nhận, khen ngợi của nhiều người. Trong khi những người đứng ra kêu gọi và quản lý một cách chân chính chịu rất nhiều áp lực, thị phi và sự dò xét..., những kẻ trục lợi lại rất "vô tư" vì mục đích sử dụng đồng tiền này khác hẳn.
Cần xác minh thông tin
Từ cuộc sống thực đến mạng ảo xuất hiện rất nhiều đối tượng lừa đảo quy mô từ nhỏ, không chuyên đến có tổ chức, chuyên nghiệp. Đáng tiếc rằng, những hành vi này hiếm khi bị tố cáo, rất khó xử lý trước pháp luật. Thế nên, từ thiện giờ đây nhiều chỗ đã bị biến tướng thành một “nghề” có thể kiếm lợi nhuận tốt, không tốn nhiều công sức và vô hình trung khiến niềm tin bị xói mòn, mất đi nhiều cơ hội cho những người cần giúp đỡ thật sự.
Để tránh bị sập bẫy, người dùng nên có xác minh thông tin cả người kêu gọi lẫn nhân vật cần được giúp đỡ. Phải hiểu rằng, không phải mọi thông tin đều cung cấp sự thật, không phải mọi hình ảnh đều là sự thật, không phải tất cả các bài kêu gọi giúp đỡ đều xuất phát từ nguyện vọng của nhân vật...
Trước khi quyên góp, làm từ thiện thể hiện tầm lòng hảo tâm, tương thân, tương ái với cộng đồng nên xác minh thông tin của các tài khoản kêu gọi quyên góp, ủng hộ để không bị kẻ xấu lợi dụng, chiếm đoạt tài sản. Cảnh giác trước khi làm từ thiện thông qua mạng xã hội để lòng tốt không bị lợi dụng, không vô tình tiếp tay cho hành vi vi phạm pháp luật, tạo điều kiện cho các đối tượng xấu có cơ hội lừa đảo, phạm tội. Người dân nên hình thành thói quen thẩm định thông tin trước khi hành động để lòng tốt không bị sai chỗ, bản thân không bị mất niềm tin vào việc làm tốt.
Anh Lê Minh, một chuyên viên nghiên cứu tại Viện Kỹ thuật Công nghệ cao NTrường ĐH Nguyễn Tất Thành, mới đây chia sẻ trên báo chí nếu thấy một ai đó trên Facebook gắn thẻ của mình vào một bài viết khóc thương một người bạn (mà bạn chẳng rõ đó là ai) kèm theo một bài báo thì 99% là bạn đang bị "câu" (fishing) để tự khai thông tin đăng nhập Facebook của mình.
Nếu click vào link được cung cấp để đọc bài, người dùng sẽ thấy yêu cầu đăng nhập lại Facebook vì đây là nội dung "người lớn" (có ảnh tai nạn). Nếu bạn thực hiện đăng nhập lại theo yêu cầu thì xem như bạn bị mất tài khoản. Chuyên gia này khuyến cáo nếu phát hiện tài khoản nào tag tên bạn kiểu này, tốt nhất là block luôn tài khoản đó hoặc trót khai ra rồi thì phải lập tức đổi mật khẩu trước khi quá muộn. Với chiêu trò lừa đảo qua hình thức giả mạo này, bọn xấu có nhiều cơ hội thoát khỏi sự quản lý của mạng xã hội vì nội dung các "post" không có gì vi phạm các nguyên tắc cộng đồng. Nếu đặt ra từ khóa để quét phát hiện và ngăn chặn, mạng xã hội có thể gây ảnh hưởng tới những người có nhu cầu vận động từ thiện tử tế.
Ra mắt sản phẩm bảo vệ người tiêu dùng trên không gian mạng Tổng công ty Bảo hiểm BSH vừa tung ra sản phẩm bảo hiểm các rủi ro trên không gian mạng mang tên CyberGuard. |
Lao động trên cao và những vụ tai nạn đau lòng do thiếu an toàn An toàn lao động là yếu tố hàng đầu đối với các ngành nghề sản xuất, xây dựng, đặc biệt là với những người lao động làm việc trên cao. Thời gian qua, rất nhiều vụ việc đáng tiếc xảy ra chỉ vì không đảm bảo điều kiện an toàn. |