USCIRF - Vì nhân quyền hay mục tiêu chính trị?
10 năm khẳng định vị trí chuyên ngành hàng đầu về quyền con người Ngày 30/7, tại Hà Nội, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo về Nhân quyền của Chính phủ tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm ... |
Bảo vệ quyền trẻ em là một ưu tiên lớn tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc Bảo vệ quyền trẻ em là một ưu tiên lớn của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. Hàng năm khóa họp đều dành trọn vẹn ... |
Nói một đằng làm một nẻo
Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Mỹ (USCIRF) là tổ chức hoạt động độc lập với Chính phủ Mỹ, thành lập trên cơ sở “Đạo luật Tự do tín ngưỡng quốc tế - HR.2431” và do Tổng thống Mỹ ký, ban hành ngày 27/10/1998. Cơ cấu tổ chức của USCIRF gồm 10 thành viên được bổ nhiệm bởi Tổng thống Mỹ và lãnh đạo của hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ trong lưỡng viện Mỹ.
USCIRF có nhiệm vụ theo dõi, giám sát vấn đề tự do tôn giáo quốc tế và có quyền triệu tập các buổi điều trần, soạn thảo bản phúc trình hàng năm về tình hình tôn giáo quốc tế cho Tổng thống và Quốc hội Mỹ, đồng thời cũng có quyền lập danh sách các nước trong diện CPC đề nghị Bộ Ngoại giao Mỹ quyết định.
Từ khi được thành lập, USCIRF đã nhiều lần cử các đoàn lâm thời vào Việt Nam. Mặc dù, đoàn USCIRF luôn đặt vấn đề: “Không phải vào Việt Nam để phê phán, khuyến khích tự do tôn giáo kiểu Mỹ mà là để tìm hiểu tình hình sát thực tế, báo cáo Tổng thống và Quốc hội Mỹ, thúc đẩy tự do tôn giáo và quyền cơ bản của con người”. Tuy nhiên, trong các chuyến thăm Việt Nam, đoàn USCIRF đều đặt vấn đề thẳng với ta: “Vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam vẫn còn nhiều điểm chưa đạt theo các Công ước quốc tế”; “Vấn đề tự do tôn giáo tại Việt Nam có ảnh hưởng rất lớn trong quan hệ Việt - Mỹ”, “Nhân quyền là trọng tâm quan hệ Việt - Mỹ”…
Trong các cuộc làm việc với Chính phủ và các ban ngành, chức năng của Việt Nam, đoàn USCIRF còn ngang nhiên đưa ra những đề nghị thiếu thiện chí, gây căng thẳng trong đối thoại, trao đổi về tình hình tôn giáo như việc: đề nghị Việt Nam phải công nhận quyền được “tự do bày tỏ ý kiến” của các cá nhân, tổ chức tôn giáo; phải đẩy nhanh tiến độ đăng ký sinh hoạt cho các điểm, nhóm Tin lành tại khu vực Tây Nguyên và Tây Bắc.
Đáng chú ý, liên tục trong nhiều năm, USCIRF đều gây sức ép với ta đòi thả tự do cho số đối tượng cực đoan, chống đối trong các tôn giáo có hoạt động vi phạm pháp luật đang thi hành án phạt tù mà họ cho là “tù nhân lương tâm”, “tù nhân tôn giáo” như: Hồ Đức Hòa, Lê Quốc Quân, Trần Thị Nga, Lê Đình Lượng, Nguyễn Năng Tĩnh…
Tôn giáo là một vấn đề lớn đối với các quốc gia, nhưng cũng hết sức nhạy cảm. Bởi nó liên quan đến đời sống tâm linh, thế giới quan, ý thức xã hội của nhiều nhóm người khác nhau và có quan hệ chặt chẽ với chính trị - pháp lý trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Nó có thể bị chính trị hóa và dễ bị các thế lực lợi dụng, biến thành công cụ đấu tranh chống đối nhau trong chính sách đối nội và đối ngoại của các quốc gia. |
Hoạt động của đoàn USCIRF tại Việt Nam trong những năm qua cho thấy rõ ràng, USCIRF thể hiện sự hậu thuẫn mạnh mẽ đối với số đối tượng chống đối trong nước; công khai can thiệp một cách thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam với những đòi hỏi hết sức phi lý và bất chấp sự đón tiếp, tạo điều kiện của Chính phủ Việt Nam, báo cáo của USCIRF sau mỗi chuyến thăm đều có nội dung tiêu cực với những thông tin do một số những cá nhân cực đoan trong tôn giáo cung cấp.
Trên cơ sở những thông tin, nhận định sai lệch của USCIRF về tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam, trong các phiên điều trần “về tự do tôn giáo” trước Quốc hội Mỹ, số cực hữu trong chính giới Mỹ, EU thường xuyên ra điều kiện, yêu cầu Việt Nam cải thiện tình hình dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo với những dẫn chứng thiếu khách quan khi cho rằng: “tình hình vi phạm tự do tôn giáo ở Việt Nam tiếp tục có khuynh hướng tiêu cực”; cán bộ “sách nhiễu, đánh đập, bắt giữ, truy tố, theo dõi, cấm đi lại đối với những người theo các nhóm tôn giáo không được Nhà nước cho đăng ký”; “trong năm 2018, chính quyền tiếp tục đàn áp trên diện rộng các lãnh đạo tôn giáo, các nhà bảo vệ nhân quyền, các nhà hoạt động ôn hòa và những người chỉ trích khác trên toàn quốc, đặc biệt là để đáp trả lại những cuộc phản đối diện rộng chống lại Luật An ninh mạng mới hà khắc và dự luật về đặc khu kinh tế”…
Đáng chú ý, theo thông lệ hằng năm, Bộ Ngoại giao Mỹ đều đưa ra 2 bản báo cáo: “Báo cáo về tình hình nhân quyền thế giới” và “Báo cáo về tự do tôn giáo quốc tế”. Hai báo cáo này tuy gọi là về “tình hình thế giới” nhưng Mỹ tập trung chỉ trích vào những nhà nước do các Đảng Cộng sản lãnh đạo, cầm quyền, trong đó có Việt Nam.
Năm 2004, Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách CPC; năm 2006 Bộ Ngoại giao Mỹ rút tên Việt Nam khỏi danh sách CPC... Tuy nhiên, sau đó, hầu hết các báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ đều cho thấy sự lập lờ khi một mặt thừa nhận “Việt Nam có một số tiến bộ nhất định trong việc cho phép người dân thực hiện quyền tự do tín ngưỡng...”, nhưng mặt khác họ vẫn kêu gọi Chính phủ Mỹ đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC.
Các đại biểu quốc tế tham dự Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc Vesak 2019 tại Việt Nam. |
Cố tình bóp méo sự thật
Các lần vào Việt Nam cho thấy diện đối tượng tiếp xúc của USCIRF khá rộng, tuy nhiên USCIRF ưu tiên gặp gỡ số chức sắc, nhà tu hành và số tín đồ có thái độ chính trị xấu, mang nặng tư tưởng tôn giáo cực đoan, ít nhiều cũng đã từng có hoạt động lợi dụng tôn giáo xâm phạm đến an ninh, trật tự. Trong đó, gặp gỡ chủ yếu là các thành viên tổ chức “Hội đồng liên tôn” như: linh mục Nguyễn Văn Lý, Đinh Hữu Thoại, Lê Xuân Lộc (Công giáo); Thích Không Tánh, Thích Tử Giáo, Thích Vĩnh Phước (Phật giáo); mục sư Nguyễn Hoàng Hoa, Nguyễn Mạnh Hùng (Tin lành); Nguyễn Văn Điền, Lê Quang Hiền, Lê Văn Sóc (Phật giáo Hòa Hảo),…
Điều đó càng chứng tỏ rõ ràng mục đích lợi dụng vấn đề “tôn giáo” để chống phá Việt Nam của các thế lực thù địch khi họ chỉ tìm chọn, gặp gỡ những đối tượng có thái độ chống Việt Nam quyết liệt. Hơn nữa, các lần gặp gỡ số chức sắc, nhà tu hành trên, đoàn USCIRF đã công khai bày tỏ quan điểm sẵn sàng tài trợ cho số này trở thành “ngọn cờ” chống đối trong tôn giáo, thậm chí là khuyến khích họ hoạt động độc lập, thoát ly khỏi sự quản lý của Nhà nước.
Hiện Việt Nam có 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được công nhận và cấp đăng ký hoạt động với 55 nghìn chức sắc, 145 nghìn chức việc, 29 ngàn cơ sở thờ tự; 95% dân số Việt Nam có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có 26 triệu tín đồ, chiếm 27% dân số; có hơn 8 ngàn lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo hàng năm, thu hút sự tham gia đông đảo của các tín đồ và quần chúng Nhân dân; đặc biệt, nhiều hoạt động tôn giáo quốc tế lớn được tổ chức thành công ở Việt Nam, trong đó có các sự kiện kỷ niệm 500 năm Cải chánh đạo Tin lành (năm 2017), Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc Vesak (năm 2019), Tổng hội dòng Đa Minh thế giới (năm 2019)… Những nỗ lực này của Việt Nam được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. |
Cùng với đó, được sự khích lệ, hứa hẹn bảo trợ sau mỗi lần tiếp xúc với đoàn USCIRF, các đối tượng chống đối cực đoan trong tôn giáo càng gia tăng các hoạt động manh động, thách thức chính quyền và vi phạm pháp luật; tích cực cung cấp thông tin, tài liệu vu cáo, xuyên tạc tình hình “tự do tôn giáo”, “dân chủ”, “nhân quyền” cho USCIRF nhằm quốc tế hóa vấn đề tôn giáo Việt Nam.
Mối quan hệ cộng sinh này thể hiện rõ ý đồ móc nối, hậu thuẫn, mua chuộc số chức sắc, nhà tu hành cực đoan trong các tôn giáo của USCIRF ở Việt Nam nhằm thu thập thông tin về tình hình tôn giáo ở Việt Nam; khai thác những sơ hở, thiếu sót của ta trong việc thực hiện chính sách tôn giáo ở các địa phương để từ đó thổi phồng, bóp méo nhằm bức tranh tôn giáo ở Việt Nam, vu cáo Việt Nam vi phạm “dân chủ”, “nhân quyền”, “đàn áp tôn giáo”.
Đồng thời, thông qua các báo cáo của USCIRF, một số tổ chức thiếu thiện chí với Việt Nam ở nước ngoài như “Ủy ban cứu người vượt biển”, “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam”… soạn thảo các bản “phúc trình”, lập hồ sơ “những nạn nhân bị đàn áp tôn giáo”, vận động tổ chức các “diễn đàn” tạo cơ hội cho số chống đối cực đoan trong và ngoài nước lên tiếng tố cáo Việt Nam vi phạm “nhân quyền”, “tự do tôn giáo” trên diễn đàn quốc tế, kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ và một số nước phương Tây áp dụng các biện pháp chế tài về kinh tế và viện trợ đến khi Việt Nam “chấm dứt nạn đàn áp tôn giáo…”.
Liên tục trong các năm, các báo cáo về tình hình tự do tôn giáo thế giới của USCIRF vẫn sử dụng rất nhiều tin tức do thế lực thù địch, thiếu thiện chí bịa đặt để vu cáo, vu khống, xuyên tạc vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam, và dựa vào đó để đánh giá dù tổ chức này có nhiều cuộc làm việc, khảo sát trực tiếp ở Việt Nam, được Việt Nam cung cấp nhiều thông tin, tài liệu cụ thể.
Những hoạt động trên cho thấy, việc lợi dụng vấn đề “tự do tôn giáo” gắn với vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền” chống Việt Nam của USCIRF là nguy hiểm, tác động tiêu cực đến nhận thức của chức sắc, tín đồ tôn giáo theo xu hướng gây chia rẽ, kích động mâu thuẫn, xung đột giữa chính quyền với các tôn giáo, từ đó tạo nên những bất ổn, làm mất ổn định xã hội; tạo cớ để các thế lực thù địch can thiệp, gây sức ép chống phá Đảng, Nhà nước ta; từng bước áp đặt những giá trị dân chủ, nhân quyền theo kiểu phương Tây để từ đó tìm cách chuyển hóa chế độ chính trị ở Việt Nam. Hoạt động của USCIRF hoàn toàn không phải để thúc đẩy nhân quyền mà ngược lại đang cố tình tạo ra những bất ổn, xáo trộn trong xã hội Việt Nam để thực hiện ý đồ chính trị của mình.
Dân chủ, nhân quyền luôn là chiêu bài để các thế lực thù địch, phần tử cực đoan, thiếu thiện chí triệt để sử dụng để tuyên truyền vu cáo, vận động các nước gây áp lực với Việt Nam. Đặc biệt trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập quốc tế và sự phát triển quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các nước, việc đưa ra các điều kiện về nhân quyền, dân chủ, nhất là những đòi hỏi về tự do tôn giáo sẽ được tập trung đẩy mạnh hơn nữa với sự tham gia những hạt nhân tích cực như USCIRF.
Vì vậy, cần nhận diện bản chất mục đích của các tổ chức núp bóng nhân quyền chống Việt Nam để kiên quyết đấu tranh là yêu cầu tất yếu nhằm phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng vấn đề tôn giáo để chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, gây phương hại đến công cuộc xây dựng, phát triển và hội nhập quốc tế của đất nước Việt Nam và đi ngược lại lợi ích của dân tộc, nhân dân Việt Nam.
Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm và có chính sách bảo đảm phát triển tự do, công bằng, bình đẳng đối với các tôn giáo. Các chỉ thị, nghị quyết của Đảng đều khẳng định: Đồng bào các tôn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong suốt quá trình xây dựng CNXH ở nước ta. Trong từng thời kỳ của cách mạng, nhất là trong thời kỳ đổi mới, các chính sách về tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước đã cơ bản đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo nhân dân; các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được tôn trọng, bảo vệ và phát triển. |
Bảo vệ quyền trẻ em là một ưu tiên lớn tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc Bảo vệ quyền trẻ em là một ưu tiên lớn của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. Hàng năm khóa họp đều dành trọn vẹn ... |
Khóa họp 44 của Hội đồng Nhân quyền LHQ: Việt Nam tái khẳng định chính sách nhất quán thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người Ngày 30/6 tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva, Thụy Sỹ, Khóa họp lần thứ 44 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc ... |