Uống bột sừng tê giác, bé 22 tháng tuổi suýt mất mạng
Ngày 31/7, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM cho biết vừa cấp cứu kịp thời một em bé 22 tháng tuổi bị ngộ độc do gia đình cho uống bột mài ra từ sừng tê giác để chữa sốt co giật.
Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc, Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết: Bệnh nhi N.K.A.D (22 tháng tuổi), ngụ tại huyện Củ Chi, được gia đình đưa vào Bệnh viện Nhi Đồng 2 cấp cứu, trong tình trạng sốt, mệt mỏi, xanh tím toàn thân.
Sau khi thăm khám, chụp X-quang và siêu âm tim, các bác sỹ nghi ngờ bệnh nhi bị ngộ độc. Kết quả xét nghiệm máu sau đó cho thấy: Nồng độ Methemoglobin rất cao, lên đến 30% (bình thường nồng độ chất này trong hồng cầu chỉ từ 0-3%).
Thông tin từ gia đình bệnh nhi cho biết sáng 18/7, gia đình có cho bé uống bột mài ra từ sừng tê giác do một người bạn tặng để chữa sốt co giật. Qua đó, các bác sĩ nhận định bệnh nhi đã bị tình trạng Methemoglobin máu do uống bột sừng tê giác.
Ngay lập tức, bệnh nhi được cho thở máy, truyền dịch duy trì dấu hiệu sinh tồn, sử dụng than hoạt tính để hấp phụ độc chất, thay máu và áp dụng các phương pháp điều trị hỗ trợ khác.
Chưa có bằng chứng khoa học xác thực tác dụng chữa bệnh "thần kỳ" của sừng tê giác. Ảnh minh hoạ. |
Rất may, sau 5 ngày điều trị, tình trạng ngộ độc của bé N.K.A.D đã thuyên giảm. Bé được cai máy thở, môi và các đầu chi đã hồng hào trở lại.
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Lộc, Methemoglobinemia là một rối loạn máu hình thành là do sắt hoá trị 2 của hemoglobin (trong hồng cầu bình thường) bị hoá thành sắt hoá trị 3, không còn khả năng vận chuyển oxy, gây thiếu oxy mô dù độ bảo hòa oxy trong máu động mạch vẫn bình hường. Tình trạng này xảy ra sau khi trẻ tiếp xúc với một số loại thuốc, hóa chất, thực phẩm...
Nồng độ Methemoglobin trong máu từ 15-30% gây tím môi và đầu chi, ăn uống kém, lừ đừ nhức đầu, chóng mặt. Từ 30-50% có thể gây lơ mơ, mất ý thức tạm thời, khó thở… Khi nồng độ này từ 50-70%, bệnh nhân có thể bị hôn mê, co giật, gặp các vấn đề về thận hoặc nhịp tim bất thường. Nếu nồng độ Methemoglobin trong máu trên 70% nguy cơ tử vong rất cao.
Cũng theo bác sĩ Lộc, hiện trên mạng xã hội có rất nhiều phụ huynh lan truyền thông tin về công dụng chữa bệnh thần kỳ của sừng tê giác. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy sừng tê giác có thể điều trị được bệnh sốt co giật và các bệnh lý khác.
Vì thế, bác sĩ Lộc khuyến cáo các bậc phụ huynh không nên tin vào những bài thuốc đồn thổi, vô căn cứ, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của con em mình.
Muốn quay lại cảnh trời mưa, người phụ nữ không ngờ được rằng suýt chút nữa thì mất mạng Người phụ nữ đã có màn thoát chết ngoạn mục sau khi giơ điện thoại lên quay cảnh trời đang mưa bão. |
CLIP: Bé gái suýt mất mạng sau khi va chạm với ông Chiếc xe đạp của hai ông cháu là nguyên nhân gián tiếp gây ra vụ va chạm. |
Nuôi rắn cực độc trong nhà, chàng trai trẻ không ngờ có ngày suýt mất mạng vì thú cưng của mình Hiện tại, chàng trai trẻ 19 tuổi người Úc Nathan Chetcuti đang phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch do bị thú cưng tấn ... |
Cả gia đình suýt mất mạng khi nhánh cây to ngã đè lên ô tô ở Sài Gòn Tuy trời không mưa nhưng nhánh cây to bất ngờ ngã đè lên ô tô 7 chỗ đang đỗ bên đường. Tài xế ô tô ... |
Đừng coi thường 2 chấm đỏ tưởng vô hại này, nó có thể khiến bạn mất mạng chứ chẳng đùa Cùng với vết tích do nhện chích, bạn cần biết cách nhận biết những vết do các loài côn trùng khác tấn công để hành ... |
Người mẹ đau lòng cấm con gái 5 tuổi chơi cùng bạn bè vì chỉ cần bị thương bé có thể mất mạng Dù biết rằng việc hạn chế vận động sẽ có ảnh hưởng xấu đến sự trưởng thành của con nhưng bà mẹ buộc phải làm ... |