UNESCO công nhận Hà Nội là Thành phố sáng tạo của thế giới
Hà Nội là 1 trong 9 địa điểm uống cà phê ngon nhất thế giới Chuyên trang du lịch của CNN vừa đưa ra 9 địa điểm uống cà phê ngon nhất trên thế giới trong đó có Hà Nội. |
Bạn bè quốc tế chung vui dịp 20 năm Hà Nội được UNESCO vinh danh “Thành phố vì hòa bình” Sáng nay, ngày 13/7, tại Vườn hoa tượng đài Lý Thái Tổ đã diễn ra chương trình “Ngày hội văn hóa hòa bình” kỷ niệm ... |
Hà Nội - thành phố ẩm thực "quyến rũ" đứng thứ 2 Thế giới có gì đặc biệt? Tờ báo của Anh đã từng đưa Hà Nội (Việt Nam) vào vị trí thứ 2 trong top 17 thành phố ẩm thực tuyệt vời ... |
Theo thông tin từ website của UNESCO, Hà Nội chính thức trở thành 1 trong 66 thành phố vừa được UNESCO chấp thuận đưa vào Mạng lưới các thành phố sáng tạo của tổ chức này.
Như vậy, mạng lưới này hiện có tổng số 246 thành viên, tập hợp các thành phố có sự phát triển dựa trên sự sáng tạo ở các lĩnh vực như: âm nhạc, thủ công mỹ nghệ truyền thống, thiết kế, điện ảnh, văn học, nghệ thuật kỹ thuật số hoặc ẩm thực.
Tháng 7/2019, Hà Nội kỷ niệm 20 năm đón nhận danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” do UNESCO trao tặng. (Ảnh: Internet) |
Cũng theo thông tin này, cùng lọt vào danh sách 66 thành phố được công nhận thành phố sáng tạo lần này với Hà Nội, ở châu Á còn có:
- Thành phố Wonju (lĩnh vực văn chương) và Jinju (lĩnh vực thủ công mỹ nghệ) của Hàn Quốc.
- Thành phố Dương Châu (lĩnh vực ẩm thực) và thành phố Nam Ninh (lĩnh vực văn chương) của Trung Quốc.
- Thành phố Ambon của Indonesia (lĩnh vực âm nhạc).
- Thành phố Asahikawa của Nhật Bản (lĩnh vực thiết kế)
- Thủ đô Bangkok (lĩnh vực thiết kế) và thành phố Sukhothai (lĩnh vực thủ công mỹ nghệ) của Thái Lan.
- Thành phố Cebu của Philippines (lĩnh vực thiết kế)
- Thành phố Hyderabad (lĩnh vực ẩm thực) và Mumbai (lĩnh vực điện ảnh) của Ấn Độ.
Như vậy lần này có nhiều nước có tới hai thành phố được công nhận tham gia vào Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO.
Trong đó, đất nước Cuba cũng có thủ đô Havana (lĩnh vực âm nhạc) và thành phố Trinidad (lĩnh vực thủ công mỹ nghệ) lọt vào Mạng lưới thành phố sáng tạo lần này.
Cũng theo UNESCO, các thành phố sáng tạo thuộc mạng lưới này phải cam kết đặt văn hóa vào trung tâm của các chiến lược phát triển và chia sẻ các hoạt động thực tiễn tốt nhất của mình.
Trên thế giới, mỗi thành phố sáng tạo đều biến văn hóa thành trụ cột trong chiến lược phát triển chứ văn hóa không phải là văn hóa chỉ là một thừ "phụ kiện".
Mạng lưới thành phố Sáng tạo UNESCO được thành lập năm 2004 nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế giữa các thành phố vinh danh quốc tế với việc lấy “nguồn lực văn hóa” và “sáng tạo văn hóa” làm nền tảng cho quá trình phát triển đô thị một cách bền vững. Trong đó, có 7 lĩnh vực sáng tạo được xác định để UNESCO xét ghi danh, tham gia mạng lưới, gồm: Thủ công mỹ nghệ và nghệ thuật dân gian, thiết kế, điện ảnh, ẩm thực, văn học, nghệ thuật truyền thông đa phương tiện và âm nhạc. |