UNCLOS 1982 được đưa ra thảo luận tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc
HĐBA nhất trí thông qua UNCLOS 1982
Ngày 9/8, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi chủ trì cuộc thảo luận mở cấp cao tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) với chủ đề "Tăng cường an ninh hàng hải - thúc đẩy hợp tác quốc tế" dưới hình thức trực tuyến.
HĐBA đã thảo luận và thông qua các nghị quyết về lĩnh vực khác nhau liên quan an ninh hàng hải và tội phạm hàng hải. Ấn Độ cho rằng, không một quốc gia nào có thể giải quyết các khía cạnh đa dạng của an ninh hàng hải và điều quan trọng là phải xem xét chủ đề này một cách tổng thể trong HĐBA.
Theo tờ Hindustan Times, bản tuyên bố của Chủ tịch HĐBA đã nhấn mạnh đến tính ưu việt của luật pháp quốc tế, lưu ý rằng UNCLOS là khuôn khổ pháp lý cho mọi hoạt động trên đại dương, bao gồm cả việc chống lại các hoạt động bất hợp pháp trên biển.
Cũng tại cuộc thảo luận trực tuyến này, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nhấn mạnh: “Việc bảo vệ các quy tắc mà tất cả chúng ta đã đồng ý tuân theo và giải quyết các tranh chấp hàng hải một cách hòa bình là việc cần làm và thậm chí hơn thế nữa là trách nhiệm của mọi quốc gia thành viên.
Vấn đề Biển Đông đã được đưa ra khi các quốc gia thảo luận về vai trò của UNCLOS tại phiên thảo luận mở. (Nguồn: India Today) |
Xung đột ở Biển Đông hoặc ở bất kỳ đại dương nào sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng trên toàn cầu đối với an ninh và thương mại. Hơn nữa, khi một quốc gia không phải đối mặt với hậu quả nào nếu họ phớt lờ các quy tắc này, thì điều đó càng làm tăng thêm tình trạng ‘ngoài vòng pháp luật’ và bất ổn ở mọi nơi”.
"Ở Biển Đông, chúng ta đã chứng kiến các cuộc chạm trán nguy hiểm của tàu bè trên biển, những hành động khiêu khích nhằm thúc đẩy các yêu sách biển phi pháp. Mỹ đã làm rõ những lo ngại của mình về các hành động đe dọa và bắt nạt các nước khác liên quan sự tiếp cận hợp pháp của họ với tài nguyên trên biển.
Và chúng tôi cùng các nước khác, bao gồm các nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, đã phản đối những hành vi kiểu này, cũng như các yêu sách biển phi pháp ở Biển Đông".
Ngoại trưởng Mỹ không đề cập trực tiếp tới Trung Quốc, nhưng nhấn mạnh tầm quan trọng của UNCLOS, "Mỹ đã không ngừng kêu gọi các quốc gia tuân thủ UNCLOS khi đưa ra yêu sách trên biển".
Việt Nam tôn trọng UNCLOS 1982
Nhận lời mời của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự phiên thảo luận và có bài phát biểu thể hiện những thông điệp quan trọng của Việt Nam.
Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cho rằng, chính sách, pháp luật và ứng xử của các quốc gia về các vấn đề trên biển cần tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương LHQ và UNCLOS.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao của HĐBA về Tăng cường an ninh biển vào tối 9/8. (Nguồn: TTXVN) |
Tại buổi thảo luận, Thủ tướng nhấn mạnh: “UNCLOS đã thực sự trở thành Hiến pháp của biển và đại dương, là khuôn khổ pháp lý quan trọng có tính toàn vẹn và phổ quát, điều chỉnh tất cả các hoạt động trên biển, và là cơ sở cho hợp tác quốc tế nhằm giải quyết các thách thức chung trên toàn cầu”.
“Các quốc gia cần tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý theo Công ước Luật Biển, tôn trọng chủ quyền, lợi ích và các hoạt động kinh tế hợp pháp của các quốc gia ven biển; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, và bảo đảm tự do, an toàn, an ninh hàng hải và hàng không, tránh có các hoạt động làm phức tạp tình hình, gây căng thẳng trong khu vực”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nói.
Về Biển Đông, Việt Nam đánh giá cao vai trò và đang tích cực tham gia các sáng kiến, cơ chế hợp tác thực chất trong khuôn khổ ASEAN và giữa ASEAN với các nước đối tác về an ninh biển ở khu vực Biển Đông.
Tiến sỹ Takashi Hosoda, chuyên gia nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Việt Nam và châu Á-Thái Bình Dương tại Đại học Tổng hợp Charles (Cộng hòa Czech) nhận định, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu sâu sắc tại phiên họp mở đầu tiên của HĐBA về chủ đề an ninh biển diễn ra vào tối 9/8 (giờ Việt Nam).
Theo Tiến sỹ Hosoda, bài phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính được coi là dấu mốc quan trọng đối với quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ vì Thủ tướng Ấn Độ, quốc gia làm Chủ tịch luân phiên của HĐBA tháng 8, là người đưa ra sáng kiến tổ chức, đồng thời chủ trì phiên họp.
Việt Nam và Ấn Độ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo duy trì an ninh hàng hải ở Biển Đông và Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cũng như giải quyết các vấn đề liên quan tới hòa bình, an ninh ở khu vực.
Cùng chia sẻ đánh giá về bài phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại phiên thảo luận của HĐBA, Tiến sỹ Jan Hornat, chuyên gia về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tại Đại học Tổng hợp Charles cho rằng, bài phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam chủ động, tích cực tham gia góp phần đảm bảo an ninh biển - chủ đề thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế hiện nay.
Điều này giúp nâng vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, nhất là duy trì trật tự trên vùng biển quốc tế dựa trên Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).
‘Nhóm Bạn bè’ sẽ vá ‘lỗ hổng’ Công ước Luật biển UNCLOS 1982 Sự ra đời của Nhóm Bạn bè của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 được kỳ vọng sẽ hoàn thiện và nâng cao tính khả thi của những quy phạm pháp luật trong chính Công ước này. |
Việt Nam và Anh khẳng định UNCLOS 1982 là khung pháp lý cho mọi hoạt động trên biển Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Anh Dominic Raab ngày 30-9 khẳng định UNCLOS 1982 là khung pháp lý điều chỉnh tất cả các hoạt động trên biển và đại dương. |
Khái niệm thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế theo UNCLOS 1982 Công ước của LHQ về Luật Biển 1982 quy định rõ về khái niệm thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế. |