Tướng Phan Anh Minh nói gì về "cát tặc"?
Thiếu tướng Phan Anh Minh - Phó giám đốc Công an TP. HCM |
Tại hội nghị trao đổi thông qua đề án phòng, chống tình trạng khai thác cát trái phép trên vùng biển Cần Giờ (giáp ranh các tỉnh và TP HCM) vào ngày 23/4, Thiếu tướng Phan Anh Minh - Phó giám đốc Công an thành phố nhấn mạnh việc cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn trong việc xác minh, xử lý.
Cụ thể, đa phần các phương tiện khai thác cát trái phép khi vi phạm có tải trọng hơn 1000 tấn bị bắt về đều từ các tỉnh phía Bắc vào, việc xác minh đầy đủ về nơi tiêu thụ, chủ phương tiện khiến cơ quan chức năng "ngại" bởi ngay sau đó họ đều nhanh chóng rời khỏi TP. HCM
Vì vậy, chỉ có thể xử lý được theo trường hợp bắt quả tang, phạt cá nhân điều khiển phương tiện chứ chưa xử lý được chủ phương tiện.
Tiếp nữa là việc xử phạt không đúng hành vi vi phạm. Thể hiện nhiều nhất là chỉ xử phạt một lần trên số lượng cát thu được mà không điều tra, xác minh những hành vi vi phạm trước đó, bán bao nhiêu cát trái phép và không có nguồn gốc...
Dù cơ quan chức năng rất cương quyết xử phạt hành vi khai thác cát trái phép (cát tặc=PV), song trên thực tế hầu hết các công trình, kể cả công trình có vốn công ích, quan trọng cho sự phát triển kinh tế quốc gia như đường cao tốc, cầu vượt biển, vượt sông đều sử dụng cát khai thác trái phép.
"Nếu làm thẳng thừng thì những công trình này sẽ bị đình trệ, ảnh hưởng đến việc điều hành kinh tế xã hội, tiến độ các công trình trọng điểm quốc gia", ông Minh nói.
Thiếu tướng Phan Anh Minh cũng thừa nhận trong việc bắt giữ, xử lý tình trạng khai thác cát trái phép cần phải coi lại lực lượng công an. Điển hình như một vụ xử lý cát trái phép vừa rồi ở TP.HCM có sự tiêu cực 100% của công an, và bản thân tướng Minh xử lý đưa 2 công an vi phạm phải thôi việc hoặc không phân công công việc.
Ông Minh cũng đã yêu cầu Phòng Cảnh sát môi trường (Công an TP.HCM) không được phân công công việc đối với cán bộ ở một địa phương, vì tình đồng hương đã không thực hiện quy định, chỉ đạo của cấp trên mà không loại trừ trong đó có tiêu cực.
Về giải pháp chống nạn khai thác cát trái phép, tướng Minh cho biết, có quá nhiều công trình sử dụng cát san lấp mà không tính đến nguồn. Có nên chăng rà soát lại các mỏ mà hiện đang đóng không cho khai thác đồng thời đề nghị Sở Xây dựng TP.HCM tính toán chỉ cấp phép xây dựng khi chủ đầu tư cung cấp nhà thầu cung cấp cát san lấp đảm bảo từ nguồn hợp pháp.
Đại tá Tô Danh Út (Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng TP HCM) cũng kiến nghị cần tăng mức phạt tiền đối với hành vi khai thác cát trái phép và phân cấp thành nhiều mức phạt khác nhau (không chỉ quy định mức khai thác trái phép tối đa bị xử phạt từ 50 m3 trở lên). Ngoài ra, cần xác định khai thác khoáng sản trái phép là hành vi trộm cắp tài sản để xử lý hình sự, tăng tính răn đe.
Tại hội nghị, Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ - ông Lê Minh Dũng cũng đề cập đến những khó khăn khi xử lý “cát tặc”.
Theo quy định, trường hợp khai thác cát trái phép từ 50m3 trở lên mới tịch thu phương tiện. Người vi phạm đã đối phó bằng cách thường bỏ chạy, xả cát xuống nước tẩu tán tang vật để tránh bị tịch thu phương tiện. Ngoài ra, cũng chưa quy định tịch thu phương tiện vi phạm đối với người thuê phương tiện dưới danh nghĩa chở hàng hoặc thực hiện dự án.
Nổ súng bắt 2 ghe "cát tặc" trên sông Hậu trong đêm Lực lượng chức năng đã nổ súng bắn chỉ thiên để bắt giữ 2 phương tiện có trọng tải lớn không gắn số hiệu đăng kiểm khai ... |
Dân Thanh Chương bất lực đứng nhìn hàng chục ha đất nông nghiệp biến mất vì nạn “cát tặc” TĐO-Thời gian qua, người dân trên địa bàn xã Thanh Giang, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An phải sống trong cảnh lo sợ vì bờ ... |
Nhiều con sông ở Quảng Nam bị ‘chảy máu’ tài nguyên vì ‘cát tặc’ hoành hành TĐO-Người dân địa phương phản ánh nạn múc cát trái phép diễn ra rầm rộ và ngang nhiên tại xã Tam Trà và Tam Sơn, ... |
Thanh Hóa: Mất hàng chục hecta đất hoa màu vì "cát tặc" TĐO - Thời gian gần đây, việc khai thác cát tràn lan, không đúng điểm mỏ cũng như vấn nạn "cát tặc" khiến cho nhiều ... |