Trang chủ Chính trị - Xã hội Chuyện tuần này
16:58 | 06/10/2018 GMT+7

Dân Thanh Chương bất lực đứng nhìn hàng chục ha đất nông nghiệp biến mất vì nạn “cát tặc”

aa
TĐO-Thời gian qua, người dân trên địa bàn xã Thanh Giang, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An phải sống trong cảnh lo sợ vì bờ sông Lam đoạn qua xã này đã và đang bị sạt lở nghiêm trọng khiến hàng chục héc ta đất nông nghiệp và nhà cửa đứng trước nguy cơ bị nước cuốn trôi và hàng trăm người dân đứng trước nguy cơ bị thất nghiệp do mất hết tư liệu sản xuất.

Dân bất lực nhìn "Hà Bá nuốt đất"

Thanh Giang là một xã thuần nông. Đời sống người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Thế nhưng, nhiều năm qua diện tích đất nông nghiệp ở địa phương này đang bị thu hẹp dần do tình trạng sạt lở bờ sông diễn ra đến mức đáng báo động. Để khắc phục tình trạng đó người dân địa phương đã dùng nhiều biện pháp để giữ từng tấc đất như ra sức kè, đắp, trồng tre, cắm lau sậy nhưng tình trạng sạt lở vẫn diễn biến ngày càng nghiêm trọng.

dan thanh chuong bat luc dung nhin hang chuc ha dat nong nghiep bien mat vi nan cat tac

Bờ sông đoạn xóm Bình Ngô bị sạt lở nghiêm trọng.

Có mặt tại đây, phóng viên ghi nhận tình trạng sạt lở trở nên vô cùng nghiêm trọng. Dọc bờ sông vùng sạt lở kéo dài cả ngàn mét. Nhiều chỗ biến thành những vách đất dựng đứng cao từ 2 – 3m chênh vênh cứ mỗi đợt sóng mạnh là từng tảng đất màu mỡ lại đổ sập xuống sông và chìm nghỉm.

dan thanh chuong bat luc dung nhin hang chuc ha dat nong nghiep bien mat vi nan cat tac

Hàng chục hecta đất nông nghiệp tại xóm Lam Dinh có nguy cơ bị mất trắng.

Ông Huân một người dân ở xóm Ba Nghè, xã Thanh Giang bày tỏ với phóng viên, giọng đầy lo lắng: “Dân chúng tôi sinh sống ở đây đã từ rất lâu đời. Ngày trước khi tôi còn nhỏ thì bờ sông cách nhà chúng tôi cả gần cây số đi mãi mới đến. Bây giờ thì các anh chị thấy đấy, bờ sông chỉ cách nhà khoảng vài chục bước chân. Bà con nơi đây sinh sống chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nay đất nông nghiệp đã bị nước cuốn trôi rất nhiều, diện tích đất thì càng ngày càng bị thu hẹp, dân số thì tăng nên, không biết sau này, đời con cháu chúng tôi lấy gì để làm kế sinh nhai”.

dan thanh chuong bat luc dung nhin hang chuc ha dat nong nghiep bien mat vi nan cat tac

dan thanh chuong bat luc dung nhin hang chuc ha dat nong nghiep bien mat vi nan cat tac

Sạt lở kéo dài cả trăm mét từ xóm Bình Ngô đến xóm Lam Dinh.

Bà H. một người dân sống ở xóm Giang Thủy, Thanh Giang cho biết: “Nhiều năm về trước, bờ sông Lam cách xa phía sau nhà tôi khoảng hơn 100m, đây là một bãi đất phù sa mà người dân trồng các loại rau, củ, hoa màu. Rồi theo từng năm, qua từng mùa mưa lũ, dòng sông Lam cứ xói lở dần đến nay dòng sông đã chảy sát ngay sau nhà. Nhiều phần đất vườn phía sau của hơn chục hộ dân ở đây đã bị ông "Hà Bá nuốt” mất. Dân chúng tôi chỉ biết ngậm ngùi nhìn từng tấc đất bị cuốn trôi mà không biết làm gì hơn”.

Sạt lở càng ngày càng nghiêm trọng, "cát tặc" vẫn tung hoành

Trong quá trình ghi nhận thực trạng sạt lở tại khúc sông này, phóng viên phát hiện nhiều tàu hút cát vẫn miệt mài đưa những “vòi rồng” cắm sâu xuống lòng sông theo từng tiếng gầm rú của động cơ, cát được bơm lên tàu ào ào.

Theo người dân tại đây, tình trạng sạt lở trở nên nghiêm trọng một phần do thiên tai, lũ lụt ngoài ra còn có tác động của hoạt động khai thác cát trái phép, hay còn gọi là "cát tặc".

dan thanh chuong bat luc dung nhin hang chuc ha dat nong nghiep bien mat vi nan cat tac

Bến cát trái phép của ông Nguyễn Văn Đạt, xóm Giang Thủy đã tồn tại từ nhiều năm nay.

Sát ngay đường là một bến cát trái phép ngang nhiên hoạt động hết công suất với tấp nập xe tải ra vào "ăn cát". Theo phản ánh của người dân địa phương, đó là bến cát của ông Nguyễn Văn Đạt trú tại xóm Giang Thủy. Và, cũng theo phản ánh của người dân địa phương, đó là bến cát hoạt động trái phép nhưng đã tồn tại từ rất lâu và là một trong ba bến cát ở huyện Thanh Chương nằm trong diện giải tỏa vì không đủ điều kiện để được cấp phép thế nhưng không hiểu vì lí do vì sao vẫn không thấy sự can thiệp của chính quyền địa phương.

dan thanh chuong bat luc dung nhin hang chuc ha dat nong nghiep bien mat vi nan cat tac

Cát tặc khai thác gần bờ tại xóm Lam Dinh.

Ông P., Đại biểu HĐND xã Thanh Giang nhiệm kì 2016 – 2021 nói về sạt lở như sau: “Có rất nhiều yếu tố dẫn đến việc sạt lở ở khu vực này như lũ lụt, sóng đánh do lượng nước những năm gần đây đổ về sông Lam rất lớn, làm biến đổi dòng chảy. Bên cạnh đó, tình trạng khai thác cát bừa bãi dọc bờ sông Lam cũng gây sạt lở, sụt lún đất sản xuất”.

dan thanh chuong bat luc dung nhin hang chuc ha dat nong nghiep bien mat vi nan cat tac

Dù 2 bên bờ bị sạt lở cả 1 đoạn dài, cuốn trôi hàng chục hecta đất nhưng tàu hút cát vẫn hoạt động hết công suất.

Còn ông Trần Hữu Thống trú tại xóm Lam Dinh thì bức xúc: “Đấy chú nhìn xem tàu nó hút cát gần bờ sông như vậy bảo sao mà không sạt lở cho được. Dân ở đây đã dùng đủ mọi biện pháp để giữ đất như: Cắm lau sậy, trồng tre, trồng cây cổ thụ, cho cát vào bao tải để kè đắp nhưng vì hàng ngày có rất nhiều tàu khai thác cát trộm ở vùng này nên sạt lở vẫn cứ tiếp diễn”.

dan thanh chuong bat luc dung nhin hang chuc ha dat nong nghiep bien mat vi nan cat tac

Ông Trần Hữu Thống, trú tại xóm Lam Dinh bức xúc chỉ cho PV 1 tàu đang ngang nhiên hút cát mà không có bất cứ sự cản trở nào của lực lượng chức năng.

Trước thực trạng bờ sông sạt lở, "cát tặc" hoành hành phóng viên đã có cuộc trao đổi qua điện thoại với ông Tưởng Quốc Thành, Chủ tịch UBND xã Thanh Giang. Ông Thành cho biết: “Vùng đất bãi Thanh Giang là vùng hàng năm bị sạt lở rất nghiêm trọng, nguyên nhân là do nhiều yếu tố và điều này chỉ các nhà khoa học mới biết được là do thiên nhiên hay là do nạn khai thác cát gây ra. Còn việc bến cát trái phép buộc phải giải tỏa mà vẫn hiên ngang hoạt động thì tôi sẽ cho người ra kiểm tra lại, UBND xã cũng đang làm hồ sơ, thủ tục để giải tỏa bến cát này. Đến nay thì địa phương cũng chưa tìm ra phương án để khắc phục tình trạng sạt lở này ”.

Thực trạng sạt lở đã và đang diễn biến hết sức phức tạp cùng với nạn khai thác cát trộm, khai thác cát không đúng phạm vi, không đúng điểm mỏ đang hoành hành thì bà con nơi đây mong muốn chính quyền huyện Thanh Chương và ngành chức năng ở tỉnh Nghệ An khẩn trương có giải pháp xử lý triệt để, để cứu đất sản xuất nông nghiệp trước khi quá muộn.

PV báo Thời Đại tiếp tục chuyển đến bạn đọc thông tin mới nhất về vụ việc này.

Văn Quang - Nhật Nguyệt

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Phụ nữ Việt Nam và Liên bang Nga trao đổi hợp tác

Phụ nữ Việt Nam và Liên bang Nga trao đổi hợp tác

Ngày 26/9, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Liên bang Nga, Đoàn đại biểu Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam do đồng chí Hà Thị Nga, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam dẫn đầu đã gặp gỡ và làm việc với một số tổ chức phụ nữ của Liên bang Nga.
Hợp tác để tạo ra một tương lai bền vững từ bảo vệ rừng

Hợp tác để tạo ra một tương lai bền vững từ bảo vệ rừng

Mới đây, Đại sứ quán Đức tại Hà Nội đã phối hợp với tổ chức “Bánh mì cho Thế giới” tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Tăng cường sức mạnh của rừng: Từ các giải pháp khí hậu đến lợi ích cộng đồng”.
Việt Nam và Cuba tăng cường hợp tác nghị viện

Việt Nam và Cuba tăng cường hợp tác nghị viện

Ngày 24/9, Chủ tịch Quốc hội chính quyền nhân dân Cuba Esteban Lazo Hernández và Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Đức Hải, được sự ủy quyền của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, đã đồng chủ trì Phiên họp thứ nhất Ủy ban hợp tác liên nghị viện Việt Nam - Cuba.
Sẽ có nhiều chính sách hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3

Sẽ có nhiều chính sách hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi).

Đọc nhiều

Công nghệ: chìa khóa bảo tồn, phát triển tiếng Việt cho thế hệ kiều bào trẻ

Công nghệ: chìa khóa bảo tồn, phát triển tiếng Việt cho thế hệ kiều bào trẻ

Sự phát triển vượt bậc của công nghệ trong giáo dục đang mở ra nhiều cơ hội mới cho việc giảng dạy tiếng Việt ở nước ngoài. Từ các ứng dụng học ngôn ngữ đến lớp học trực tuyến, công nghệ đang trở thành công cụ đắc lực giúp thế hệ trẻ kiều bào giữ gìn và phát huy ngôn ngữ mẹ đẻ một cách thuận tiện và hiệu quả.
Ra mắt Trung tâm Việt Nam học đầu tiên tại Osaka (Nhật Bản)

Ra mắt Trung tâm Việt Nam học đầu tiên tại Osaka (Nhật Bản)

Ngày 7/10, Hiệp hội xúc tiến hợp tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản tại Osaka, Nhật Bản đã phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka tổ chức buổi lễ ra mắt “Trung tâm Việt Nam học”.
Thúc đẩy hợp tác giữa Hiệp hội thể thao công an nhân dân Việt Nam với Nhật Bản

Thúc đẩy hợp tác giữa Hiệp hội thể thao công an nhân dân Việt Nam với Nhật Bản

Ngày 7/10, tại Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã diễn ra lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Hiệp hội thể thao công an nhân dân (Bộ công an) với Tổ chức Giao lưu Quốc tế Việt Nam Nhật Bản (FAVIJA).
Hiệu quả từ nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài tại Thái Nguyên

Hiệu quả từ nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài tại Thái Nguyên

Nhờ sự hỗ trợ từ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, Thái Nguyên đã có những cải thiện đáng kể trong nhiều lĩnh vực như giáo dục, y tế, vệ sinh môi trường... Các hoạt động viện trợ đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, đặc biệt là ở các vùng khó khăn, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững tại địa phương.
Học giả quốc tế chia sẻ kinh nghiệm hợp tác, quản lý biên giới trên đất liền và trên biển

Học giả quốc tế chia sẻ kinh nghiệm hợp tác, quản lý biên giới trên đất liền và trên biển

Ngày 8/10/2024, Hội thảo Quốc tế “Hợp tác vì biên giới, biển, đảo hoà bình và phát triển” đã diễn ra thành công tại Hà Nội.
Hàng hóa mua bán qua biên giới của thương nhân, cư dân phải đáp ứng tiêu chuẩn nước nhập khẩu

Hàng hóa mua bán qua biên giới của thương nhân, cư dân phải đáp ứng tiêu chuẩn nước nhập khẩu

Chính phủ ban hành Nghị định số 122/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23/1/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới. Trong đó nêu rõ, hàng hóa trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân, cư dân biên giới phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, chất lượng, quy định về truy xuất nguồn gốc và các điều kiện khác theo quy định pháp luật của nước nhập khẩu.
Khai mạc Hội thảo quốc tế “Hợp tác vì biên giới, biển, đảo, hòa bình và phát triển”

Khai mạc Hội thảo quốc tế “Hợp tác vì biên giới, biển, đảo, hòa bình và phát triển”

Sáng ngày 8/10, Hội thảo quốc tế “Hợp tác vì biên giới, biển, đảo, hòa bình và phát triển” đã khai mạc tại Hà Nội.
infographics 70 nam giai phong thu do ha noi danh gan 100 ty dong tham hoi tang qua doi tuong chinh sach
infographics viet nam dong gop tich cuc chu dong trach nhiem trong cong dong phap ngu
inforgraphics phong chong dich benh mua mua bao
thong diep chuyen du dai hoi dong lhq cua tong bi thu chu tich nuoc to lam
inforgraphics bao ve tre em trong truong hop xay ra thien tai
inforgraphics 11 dai hoc viet nam dat tieu chuan nuoc ngoai
video su doan ket cua nguoi viet trong con bao yagi gay an tuong voi ban be quoc te
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Phiên bản di động