Từ vụ Trương Thế Vinh đòi phí quảng cáo 25 triệu, cá nhân có quyền gì với hình ảnh của mình?
Ngày hôm nay, cộng đồng mạng xôn xao xung quanh chuyện Trương Thế Vinh yêu cầu một nhãn hàng thời trang phải trả 25 triệu đồng vì sử dụng hình ảnh của anh mà không xin phép.
Theo Trương Thế Vinh, trước đó anh được tặng một chiếc áo và anh đã mặc chiếc áo đó để đi ghi hình cho một chương trình. Sau đó, nhãn hiệu lấy hình của nam nghệ sĩ này để PR cho sản phẩm mục đích thương mại mà không xin phép khiến anh bức xúc.
Trong đoạn tin nhắn giữa Trương Thế Vinh và đại diện hãng thời trang được chia sẻ, Trương Thế Vinh bức xúc yêu cầu shop gỡ bỏ hình ảnh của mình và bồi thường 25 triệu đồng vì sử dụng hình ảnh từ ngày 18/7.
Về phía nhãn hàng cho biết, họ lấy ảnh trên báo mạng, không thuộc độc quyền và không lấy từ Facebook cá nhân thì không vi phạm gì cả. Thậm chí, nhãn hàng này còn khẳng định, tất cả nhãn hiệu trên thế giới đều được lấy hình ảnh của người nổi tiếng sử dụng sản phẩm của họ để quảng cáo chứ không riêng gì nhãn hiệu này.
Trương Thế Vinh và chiếc áo được tặng bị một shop thời trang tự ý lấy ảnh để quảng cáo |
Tuy nhiên, sau khi nhận được phản hồi và trao đổi với Trương Thế Vinh, nhãn hàng này đã lên tiếng xin lỗi và tháo gỡ những hình ảnh của Trương Thế Vinh nhưng không đồng tình trước yêu cầu trả khoản tiền 25 triệu đồng cho 5 ngày sử dụng hình ảnh mà nam nghệ sĩ đưa ra.
Vụ việc lập tức nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng và nhiều nghệ sĩ. Nhiều người đồng tình với cách giải quyết của nam ca sĩ và khẳng định phía nhãn hàng sai luật khi sử dụng hình ảnh chưa xin phép.
Điều 32 Bộ luật dân sự năm 2015, có hiệu lực từ 1/1, quy định:
1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.
Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:
a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này, người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật”.
Với quy định trên, việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại (như sử dụng hình ảnh để quảng cáo, viết báo… nhằm phát sinh thu nhập và lợi nhuận) thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh và phải được sự đồng ý - nếu các bên không có thỏa thuận khác.
Facebook sao Việt hôm nay (25/7): Trương Thế Vinh tố nhãn hàng tự ý sử dụng hình ảnh để quảng cáo trái phép Facebook sao Việt hôm nay (25/7): Mới đây, vụ việc nam ca sĩ Trương Thế Vinh và nhãn hàng thời trang đồng loạt đấu tố ... |
"Sẽ rất vô duyên nếu nghệ sĩ tự xưng mình là diva" 'Vì diva là danh hiệu cần phải có rất nhiều người thừa nhận chứ không một ai có quyền phong diva hoặc tự nhận mình ... |
Liên hoan âm nhạc ASEAN 2019: 60 nghệ sĩ ASEAN hội ngộ tại thành phố hoa phượng đỏ Đây là sự kiện văn hóa nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật giữa Việt Nam và ... |