Trang chủ Chính trị - Xã hội Chuyện tuần này
08:51 | 07/11/2018 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Từ chức - khuyến khích tự nguyện hay cần luật hóa?

Việc có hành lang pháp lý về từ chức sẽ nhắc nhở, tạo sự chủ động trong ứng xử của lãnh đạo quản lý, nhất là ứng xử với trách nhiệm của mình

Câu chuyện "văn hóa từ chức - chủ động từ chức" một lần nữa lại làm nóng nghị trường tuần qua, trong phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa IV; một lần nữa đặt ra vấn đề chủ động từ chức hay phải luật hóa. Chuyện không mới, nhưng cho thấy sự mong mỏi đổi mới về tư duy nhận thức, cho thấy sự cần thiết nêu cao tính tiên phong, gương mẫu, xây dựng văn hóa ứng xử, kỷ luật kỷ cương trong đội ngũ cán bộ của Đảng, cho thấy quyết tâm thiết lập Chính phủ kiến tạo, liêm chính, Chính phủ hành động, vì lợi ích chung của người dân, cho thấy yêu cầu mọi hoạt động phải được thực hiện trong khuôn khổ luật pháp.

Từ chức, văn hóa từ chức đã được xã hội quan tâm nhiều. Tại nghị trường của kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV, một số đại biểu Quốc hội rất mạnh mẽ nêu ra vấn đề văn hóa từ chức. Sau 2 năm, tại kỳ họp thứ 6, vấn đề này lại được xới lên cùng việc thực hiện Quy định trách nhiệm nêu gương của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII là chủ động từ chức khi thấy mình không đủ điều kiện, năng lực và uy tín.

tu chuc khuyen khich tu nguyen hay can luat hoa

Văn hóa từ chức được xã hội quan tâm nhiều. Ảnh minh hoạ: KT.

Từ chức vốn là việc rất bình thường, có trách nhiệm là không tiếp tục nắm giữ chức vụ trước khi hết nhiệm kỳ. Từ chức còn được Hiến pháp năm 1946 đặt ra khi Bộ trưởng không được nghị viện tín nhiệm trong việc cân bằng quyền lực, tổ chức quyền lực thể hiện vai trò hoặc trách nhiệm cá nhân. Điều ấy còn xuất phát từ thực tiễn cuộc sống khi liên tiếp có nhiều sự kiện xảy ra khiến dư luận phải đặt câu hỏi vì sao một số người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức chưa thực hiện tốt nhiệm vụ, bị nhắc nhở, bị dư luận phản ứng mà không dũng cảm thừa nhận thiếu sót việc làm sai hoặc có nhận nhưng không sửa, không giám xin thôi chức vụ. Vì sao việc từ chức lẽ ra rất bình thường thì lại bị coi là bất bình thường? Vì sao những người dũng cảm từ chức ở Việt Nam bị coi là lập dị, là không giống ai.

Trong lịch sử Việt Nam không hiếm bậc nho sĩ, hiền tài đã khảng khái trả ấn, trả áo mũ từ quan. Nhưng nay việc từ quan không dễ vì đó là hệ quả của chính sách bất bình thường trong công tác cán bộ, hệ quả của nạn chạy chức chạy quyền, nạn mua quan bán chức, nạn tham nhũng tiêu cực trong công tác cán bộ đã và đang trở thành nỗi nhức nhối của xã hội. Những cán bộ ấy lấy đâu ra năng lực, lấy đâu ra uy tín để lãnh đạo, để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Nhưng họ cũng không dễ “nhả” ra cái chức, cái quyền mà họ đã đầu tư tiền của , vận dụng mọi mối quan hệ, tiền tệ, hậu duệ mới giành giật được. Không dễ gì, họ chấp nhận mất đi những quyền lợi mà quyền lực đã mang lại cho họ; lại càng không thể đòi hỏi ở họ sự liêm sỉ, lòng tự trọng để chủ động từ chức.

Nhiều người có chức vụ quyền hạn, những ông quan cách mạng lâu nay đã quen với việc chỉ có lên chứ không có xuống; quen với việc ra lệnh, hưởng thành tích; người làm sai là cấp dưới, người thừa hành, chứ không thuộc trách nhiệm của người đứng đầu.

Một khi họ “né” trách nhiệm, một khi họ sợ mất uy quyền, tiền tài, danh vọng, thì chủ động từ chức đối với họ là điều quá xa xỉ.

Một thực tế nữa là sự định kiến của xã hội đối với những người từ chức, coi từ chức là việc đáng xấu hổ, đáng phê phán là sự sỉ nhục đối với người quyền cao chức trọng. Vậy nên, nếu như không có cơ chế ràng buộc trách nhiệm cá nhân; nếu như chỉ kêu gọi sự tự giác, lòng tự trọng, sẽ rất khó hình thành được văn hóa từ chức đối với một bộ phận cán bộ lãnh đạo và quản lý.

Vậy nên, cùng với quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, thì điều kiện cần và yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống là phải có cơ chế luật pháp xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, quy định rõ ràng, chi tiết về từ chức. Bởi có hành lang pháp lý về từ chức sẽ nhắc nhở, tạo sự chủ động trong ứng xử của lãnh đạo quản lý, nhất là ứng xử với trách nhiệm của mình, góp phần hình thành đội ngũ cán bộ có tự trọng, có văn hóa. Bởi sự ngay thẳng, chính trực, quang minh ở trên, từ những con người cụ thể sẽ giúp lan tỏa và nhân lên niềm tin trong nhân dân. Bởi việc từ chức là quyết định của một cá nhân giữ chức vụ nhưng lại tác động mạnh mẽ đến đạo đức, sự tuân thủ pháp luật của cả xã hội.

Theo VOV

Nguồn:

Tin bài liên quan

Đọc nhiều

VUFO, FES tiếp tục đẩy mạnh hợp tác hỗ trợ phát triển

VUFO, FES tiếp tục đẩy mạnh hợp tác hỗ trợ phát triển

Ngày 12/5 tại Hà Nội, ông Nguyễn Ngọc Hùng, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) đã tiếp đoàn đại biểu Viện Friedrich-Ebert-Stiftung (FES) do Tiến sỹ Sabine Fandrych, thành viên Ban Lãnh đạo của FES tại Berlin (Đức) làm trưởng đoàn. Hai bên đã thống nhất đẩy mạnh hợp tác phát triển trong thời gian tới.
Lễ ký các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Belarus

Lễ ký các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Belarus

Trưa 12/5 theo giờ địa phương, ngay sau hội đàm, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Aleksandr Lukashenko chứng kiến lễ ký các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam-Belarus.
Việt Nam hoan nghênh đề xuất nối lại đàm phán trực tiếp Nga - Ukraine

Việt Nam hoan nghênh đề xuất nối lại đàm phán trực tiếp Nga - Ukraine

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao, Việt Nam hoan nghênh đề xuất ngày 11/5 của Tổng thống Nga Vladimir Putin về nối lại đàm phán trực tiếp với Ukraine.
Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi chấm dứt chiến tranh

Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi chấm dứt chiến tranh

Ngày 11/5, trong buổi đọc kinh Truyền tin Chủ nhật đầu tiên trên cương vị người đứng đầu Giáo hội Công giáo, Giáo hoàng Leo XIV đã phát đi lời kêu gọi mạnh mẽ “Đừng để chiến tranh xảy ra nữa” trước sự chứng kiến của hàng chục ngàn tín hữu tại Quảng trường Thánh Phêrô.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Vun đắp tình hữu nghị Việt Nam-Belarus ngày càng bền chặt

Tổng Bí thư Tô Lâm: Vun đắp tình hữu nghị Việt Nam-Belarus ngày càng bền chặt

Tổng Bí thư nhấn mạnh Việt Nam trước sau như một coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống với Belarus; mong muốn tăng cường hợp tác giữa 2 nước trên tất cả các lĩnh vực, vì lợi ích chung của hai nước.

Multimedia

Xem trên
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới