Từ 2021, TP.HCM được phép tổ chức chính quyền không cần thí điểm
Hơn 350.000 tỷ đồng bổ sung ngân sách cho các địa phương |
Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn nhân sự 5 tỉnh thành |
Quốc hội thông qua Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM ( Ảnh: Quốc hội) |
Sáng 16/11, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM với 420/428 đại biểu bấm nút tán thành, đạt tỷ lệ 87,14% tổng số đại biểu Quốc hội.
Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ 01/01/2021 và việc tổ chức chính quyền đô thị quy định tại nghị quyết này được thực hiện từ ngày 01/7/2021.
Theo nghị quyết, chính quyền địa phương ở TP.HCM gồm HĐND và UBND. Thường trực HĐND thành phố gồm chủ tịch HĐND, 2 phó chủ tịch và các ủy viên là trưởng ban của HĐND thành phố. Chủ tịch HĐND thành phố có thể là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách; Phó Chủ tịch HĐND là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách.
Tại quận và phường của TP.HCM sẽ không có HĐND, chỉ có UBND. Việc tổ chức chính quyền địa phương ở các huyện, thành phố, xã, thị trấn của TP.HCM được thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương (tức có cả HĐND và UBND).
Về cơ cấu tổ chức, UBND quận gồm Chủ tịch, không quá 3 Phó Chủ tịch. Các cơ quan chuyên môn, cơ quan hành chính khác và đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND quận.
UBND phường gồm Chủ tịch, không quá 2 Phó Chủ tịch và các công chức khác của UBND phường.
HĐND và UBND quận, phường nhiệm kỳ 2016-2021 kết thúc nhiệm vụ vào ngày 30/6/2021. Kể từ ngày 01/7/2021, UBND quận, UBND phường thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại nghị quyết này.
Cũng từ 01/7/2021, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND phường, công chức cấp xã ở phường được bầu hoặc tuyển dụng trước thời điểm này được chuyển thành công chức làm việc tại phường đang công tác. Trường hợp chuyển sang vị trí việc làm mới, công chức phải bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn phù hợp vị trí việc làm theo quy định của Chính phủ.
Nghị quyết cũng quy định, bổ sung các nhiệm vụ, quyền hạn cho HĐND, UBND thành phố thuộc thành phố tương tự như đối với HĐND, UBND TP.HCM.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến xem xét Đề án đề nghị thành lập thành phố Thủ Đức thuộc TP.HCM tại phiên họp tháng 12/2020. Nếu đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định sẽ ban hành nghị quyết thành lập thành phố Thủ Đức để bảo đảm có hiệu lực thi hành từ đầu năm 2021.
Luật Biên phòng có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2022 Tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội Khóa XIV, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật Biên phòng Việt Nam với tổng số ... |
Ông Nguyễn Văn Nên đắc cử Bí thư Thành ủy TP. HCM với số phiếu 100% Tối 17/10, tại phiên họp đầu tiên, Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM khóa XI đã bầu ông Nguyễn Văn Nên làm Bí thư Thành ... |
Ông Nguyễn Thiện Nhân được phân công tiếp tục theo dõi, chỉ đạo Đảng bộ TP.HCM Bộ Chính trị, Ban Bí thư, phân công ông Nguyễn Thiện Nhân (Bí thư Thành ủy TP. HCM khóa X) tiếp tục theo dõi, chỉ ... |