Trang chủ Kinh tế Tài chính - Ngân hàng
09:34 | 06/07/2024 GMT+7

Trước khi “chia tay” đối tác ngoại, ABBank kinh doanh ra sao?

aa
Sau cuộc “hôn nhân” với IFC hồi 2011, với nguồn vốn mới cùng hậu thuẫn lớn từ phía đối tác ngoại, ABBank được kỳ vọng sẽ sớm có sự bứt phá lớn trong nhóm các ngân hàng nhỏ trong hệ thống...
Quý I/2024, ABBANK báo lợi nhuận trước thuế 192 tỷ đồng, giảm 68,5% so với cùng kỳ
Ai vừa bán gần 8,2% vốn điều lệ ABBank?
Trước khi “chia tay” đối tác ngoại, ABBank kinh doanh ra sao?

Trong phiên 22/5, cổ phiếu ABB của ngân hàng ABBank ghi nhận khối lượng giao dịch cao kỷ lục, đạt hơn 100 triệu đơn vị, trong đó, gần 84,9 triệu cổ phiếu bị khối ngoại bán thỏa thuận với tổng giá trị giao dịch đạt gần 883 tỷ đồng, tương ứng mức giá bình quân là 10.400 đồng/cổ phiếu.

Bên thực hiện giao dịch thỏa thuận trên chính là Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC, thành viên thuộc nhóm Ngân hàng Thế giới), một trong hai cổ đông nước ngoài lớn của ngân hàng. Theo đó, IFC đã bán toàn bộ số cổ phiếu ABB đang nắm giữ, tương đương 8,2% vốn và chính thức không còn là cổ đông của ABBank.

Về phía ngân hàng, ABBank cho biết, lộ trình thoái vốn của IFC tại ngân hàng đã được hoạch định từ trước và được IFC thực hiện trong tháng 5/2024.

Như vậy, giao dịch này đã đánh dấu sự chấm dứt mối quan hệ kéo dài gần 14 năm giữa ABBank và thành viên thuộc nhóm Ngân hàng Thế giới

Quay trở về trung tuần tháng 10/2010, trang web của IFC bất ngờ phát đi thông tin về dự án đầu tư dự kiến vào ABBank. Bản tin trên được chú ý bởi rất hiếm khi một tổ chức nước ngoài công khai chi tiết dự án đầu tư của mình như vậy trong lĩnh vực tài chính tại Việt Nam.

Song song, đặt trong bối cảnh thị trường khan hiếm nguồn vốn, ảnh hưởng sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới vẫn đang hạn chế các dòng đầu tư mới khi đó, đây được coi là một thành công lớn của ngân hàng Việt nói chung và ABBank nói riêng.

Cuối tháng 12/2010, ABBank chính thức công bố phát hành 480 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi cho IFC, tương ứng với 10% vốn điều lệ sau khi chuyển đổi (dự kiến thời điểm 30/12/2012).

Ngoài trái phiếu chuyển đổi, ABBANK cũng đồng thời phát hành 390 tỷ mệnh giá trái phiếu thường, kỳ hạn 24 tháng, trong đó IFC mua 312 tỷ đồng và một cổ đông chiến lược nước ngoài khác hiện có là Maybank mua 78 tỷ đồng.

Với ABBank, đó là một thành công. Bởi theo ông Vũ Văn Tiền, Chủ tịch Hội đồng Quản trị ngân hàng khi đó, ABBank phải hội đủ được các điều kiện về quản trị, hiệu quả hoạt động, chiến lược và tiềm năng phát triển… phù hợp với các tiêu chí của nhà đầu tư để họ quyết định rót vốn.

Đi cùng với khoản đầu tư lớn là sự song hành với tư cách là cổ đông lớn, tham gia tư vấn, quản trị điều hành. Ở định hướng cụ thể, IFC nhấn mạnh ở hướng tăng cường hỗ trợ cho ABBank trong các lĩnh vực quản trị công ty và tài trợ tiết kiệm năng lượng. Đồng thời, tham gia hỗ trợ trong việc xây dựng và triển khai chiến lược nhằm đưa ABBank trở thành ngân hàng chuyên biệt dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Ở chiều ngược lại, ABBank lúc đó cũng tham gia vào tài trợ chương trình thương mại toàn cầu của IFC nhằm hỗ trợ thêm nguồn vốn bảo lãnh thương mại cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam.

Hậu “hôn nhân”, ABBank kinh doanh ra sao?

Sau cuộc “hôn nhân” với IFC, với nguồn vốn mới cùng hậu thuẫn lớn từ phía đối tác ngoại, ABBank đã có đủ nguồn để tăng vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu theo lộ trình, được kỳ vọng sẽ sớm có sự bứt phá lớn trong nhóm các ngân hàng nhỏ trong hệ thống.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hoạt động kinh doanh của ABBank trong những năm qua chưa có nhiều bước tiến, kết quả kinh doanh vẫn chưa tương xứng với tiềm lực, quy mô vốn.

Đặc biệt, giai đoạn 2013 – 2015 có thể coi là “vùng trũng” trong hoạt động kinh doanh của ABBank khi lợi nhuận liên tục sụt giảm mạnh. Tất nhiên, cũng cần đặt trong bối cảnh khó khăn chung của toàn ngành khi đó, khi tăng trưởng tín dụng giảm tốc mạnh trong khi các thành viên phải dốc sức giải quyết khối nợ xấu lớn tồn đọng sau giai đoạn tăng trưởng nóng trước đó.

Kết quả kinh doanh của ABBank những năm sau đó dần có sự cải thiện, tuy nhiên, vẫn nằm trong top dưới trong nhóm các ngân hàng có quy mô vốn tương đương.

2023 đánh dấu một năm đặc biệt khó khăn với ABBank khi lợi nhuận trước thuế riêng lẻ chỉ đạt 513 tỷ đồng, giảm mạnh tới gần 70% so với năm trước và chỉ hoàn thành hơn 18% kế hoạch năm.

Lý giải về kết quả kinh doanh giảm mạnh, ông Phạm Duy Hiếu, Quyền Tổng Giám đốc ABBank cho biết, lợi nhuận trước thuế năm 2023 sụt giảm do ngân hàng phải thoái dự thu lãi trái phiếu đầu tư đáo hạn chưa được thanh toán, thoái lãi dự thu các khoản cho vay do phát sinh nợ quá hạn trong khi dự phòng rủi ro tín dụng phải trích lập tăng cao. Ngoài ra, trong năm qua, ngân hàng cũng dành nhiều nguồn lực để thực hiện chuyển đổi nâng cao hiệu quả hoạt động.

Nhận trách nhiệm trước cổ đông về lợi nhuận năm 2023 chư đạt kế hoạch theo Nghị quyết ĐHĐCĐ giao, ông Đào Mạnh Kháng, Chủ tịch HĐQT ABBank thừa nhận, kết quả kinh doanh của ngân hàng sụt giảm mạnh một phần cũng do công tác dự báo, lập kế hoạch chưa sát thực tế.

Cũng theo Chủ tịch ABBank, trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, một số ngân hàng lớn vẫn giữ được nhịp tăng trưởng, nhưng ABBank là một ngân hàng nhỏ, sức cạnh tranh chưa cao, sản phẩm không cạnh tranh, năng lực còn yếu, tỷ lệ CASA trong nhóm thấp của hệ thống khiến áp lực chi phí vốn tăng cao.

Sang năm 2024, kết quả kinh doanh của ABBank vẫn chưa có nhiều tín hiệu khả quan khi phần lớn các mảng kinh doanh tiếp tục đi xuống. Kết thúc quý đầu tiên của năm, ngân hàng ghi nhận lợi nhuận trước thuế 192 tỷ đồng, giảm tới 68,5% so với kết quả đạt được trong quý I/2023.

Đáng chú ý, quy mô của ngân hàng có dấu hiệu suy giảm mạnh khi tổng tài sản chỉ còn 144,8 nghìn tỷ đồng, giảm tới 10,68% so với đầu năm, trong đó, số dư cho vay khách hàng sụt giảm tới 19,34% chỉ sau 3 tháng, tiền gửi khách hàng của giảm mạnh tới16,5% so với đầu năm.

Chất lượng tài sản cũng cho thấy dấu hiệu đi xuống khi tỷ lệ nợ xấu/cho vay tăng mạnh lên 3,91%, so với mức 2,91% hồi đầu năm. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu của ngân hàng khá mỏng, hiện chỉ ở mức 40,3%.

Kết quả kinh doanh đi xuống, ABBank liên tục có sự thay đổi nhân sự cao cấp trong suốt những năm qua. Chỉ tính trong 6 năm trở lại đây (từ 2018), ABBank đã có tới 6 lần thay Tổng giám đốc. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới định hướng phát triển chung của nhà băng.

Với mục tiêu vượt qua “vùng trũng”, ABBank đang phối hợp với hãng tư vấn hàng đầu thế giới là McKinsey để thiết kế và triển khai lộ trình phát triển 5 năm 2024 – 2008 với kỳ vọng đưa ngân hàng bứt phá trở lại.

Theo đó, mục tiêu của ngân hàng là đạt 3 tỷ USD vốn hóa, ROA hơn 2% và tổng tài sản 15 tỷ USD vào năm 2028.

Còn kế hoạch thu hút thêm vốn của nhà đầu tư nước ngoài sau sự ra đi của IFC vẫn đang còn bỏ ngỏ. Lãnh đạo ABBank cho biết, trong tương lai, việc thu hút thêm vốn của nhà đầu tư nước ngoài cũng có thể là phương án mà ABBank sẽ xem xét khi có cơ hội tốt, đối tác chiến lược phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững của ngân hàng.

ABBank miễn nhiệm thêm một Phó Tổng giám đốc ABBank miễn nhiệm thêm một Phó Tổng giám đốc
Như vậy, với quyết định này, hiện Ban điều hành của ngân hàng ABBank chỉ còn 7 người, trong đó ông Phạm Duy Hiếu giữ chức Quyền Tổng giám đốc.
Đại hội đồng cổ đông ABBank: Chưa thể chuyển sàn trong năm nay! Đại hội đồng cổ đông ABBank: Chưa thể chuyển sàn trong năm nay!
Trong năm nay, đánh giá chung nền kinh tế, Hội đồng Quản trị ABBank cho rằng chưa thể niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE.
Trần Thúy
Nguồn:

Tin bài liên quan

Dự kiến cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách vay bị ảnh hưởng bởi bão Yagi

Dự kiến cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách vay bị ảnh hưởng bởi bão Yagi

Nhằm hỗ trợ các khách hàng bị ảnh hưởng bởi hậu quả của bão số 3 (Yagi), NHNN đã ban hành dự thảo thông tư mới về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Lãi suất huy động khó tiếp tục tăng

Lãi suất huy động khó tiếp tục tăng

Xu hướng tăng của lãi suất huy động trong những tháng còn lại của năm 2024 được kỳ vọng sẽ khó có thể tiếp diễn và có sự phân hóa giữa các ngân hàng.
Nhân tố nào giúp đẩy tín dụng những tháng cuối năm?

Nhân tố nào giúp đẩy tín dụng những tháng cuối năm?

Nhu cầu tín dụng được dự báo sẽ tăng tốc trong nửa sau năm 2024 khi mặt bằng lãi suất duy trì ở mức thấp giúp thúc đẩy nhu cầu vay và nền kinh tế hồi phục.

Các tin bài khác

Thị trường đưa nhà đầu tư lên "tàu lượn"

Thị trường đưa nhà đầu tư lên "tàu lượn"

Phiên giao dịch với biên độ dao động lớn đã xuất hiện trên thị trường khiến nhà đầu tư đã phải trải qua những thái cực trái ngược trong cảm xúc.
Chưa có thêm động lực bứt phá, thị trường lại "thử lòng" nhà đầu tư

Chưa có thêm động lực bứt phá, thị trường lại "thử lòng" nhà đầu tư

Thiếu sự quyết liệt trong việc chinh phục mốc 1.300 điểm đã dẫn đến thị trường phải trở lại kiểm tra cung cầu trong phiên 02/10.
Nhận định xu hướng: Thị trường đi lên chậm mà chắc

Nhận định xu hướng: Thị trường đi lên chậm mà chắc

Hoạt động chốt lời đã cản trở nỗ lực chinh phục mốc 1.300 điểm của thị trường thêm một lần nữa. Dù vậy, nhiều CTCK vẫn đưa ra quan điểm tích cực về xu hướng thị trường.
Sau nhịp rướn, thị trường lại thêm lần "lỡ hẹn" mốc 1.300 điểm

Sau nhịp rướn, thị trường lại thêm lần "lỡ hẹn" mốc 1.300 điểm

Hoạt động chốt lời lại xuất hiện ngay chỉ số VN-Index rướn lên 1.302 điểm trong phiên giao dịch. Kết quả, chỉ số VN-Index chưa thể đóng cửa trên ngưỡng kháng cự mạnh.

Đọc nhiều

Những bước tiến của Việt Nam trong bảo vệ quyền con người theo cơ chế UPR

Những bước tiến của Việt Nam trong bảo vệ quyền con người theo cơ chế UPR

Việt Nam đang nỗ lực bảo vệ quyền lợi cho các nhóm dễ bị tổn thương trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi xã hội. Thông qua cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR), những cải cách và chính sách đang được triển khai không chỉ nhằm đáp ứng các cam kết quốc tế mà còn vì sự phát triển bền vững và nhân văn cho mọi người dân.
Ông Lê Xuân Tuấn: Luật Điện lực cần cân bằng lợi ích của tất cả các bên

Ông Lê Xuân Tuấn: Luật Điện lực cần cân bằng lợi ích của tất cả các bên

Nhân sự kiện cơ quan chức năng đang lấy ý kiến về dự Luật Điện lực sửa đổi, Thời Đại đã có cuộc trao đổi với ông Lê Xuân Tuấn, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Hà Đô (doanh nghiệp đầu tư nhiều dự án thuỷ điện, điện gió và điện mặt trời) về những vấn đề cần quan tâm đến nội dung của luật.
Đại sứ Đinh Toàn Thắng: Việt Nam khẳng định cam kết cao nhất đối với sự phát triển của cộng đồng Pháp ngữ

Đại sứ Đinh Toàn Thắng: Việt Nam khẳng định cam kết cao nhất đối với sự phát triển của cộng đồng Pháp ngữ

Nhân dịp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 tại thủ đô Paris của Pháp từ ngày 4-5/10, phóng viên TTXVN tại Paris đã phỏng vấn Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Pháp, Đinh Toàn Thắng, về quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF). Sau đây là nội dung cuộc trao đổi:
Nâng cao kỹ năng đưa tin cho 30 phóng viên ASEAN về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Nâng cao kỹ năng đưa tin cho 30 phóng viên ASEAN về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Từ ngày 3-5/10/2024, tại Hà Nội, Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức Khoá đào tạo ASEAN “Nâng cao kỹ năng đưa tin cho đội ngũ phóng viên các nước ASEAN về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng”.
Triển lãm số về Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam đến với học sinh Bình Thuận

Triển lãm số về Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam đến với học sinh Bình Thuận

Trong 2 ngày 3 và 4/10, tại trường Trung học Phổ thông Lý Thường Kiệt và Trung học Phổ thông Nguyễn Trường Tộ, thị xã La Gi (Bình Thuận), Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh, Ủy ban Nhân dân thị xã La Gi tổ chức Triển lãm số "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý."
Kiên quyết phản đối cách hành xử thô bạo của lực lượng Trung Quốc với ngư dân Việt Nam

Kiên quyết phản đối cách hành xử thô bạo của lực lượng Trung Quốc với ngư dân Việt Nam

Ngày 2/10, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng thông tin về vụ việc lực lượng thực thi pháp luật Trung Quốc trấn áp, đánh bị thương, tịch thu tài sản của ngư dân Việt Nam thuộc tàu cá QNg 95739 TS (tỉnh Quảng Ngãi) trong khi đang hoạt động tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào ngày 29/9.
Vùng 5 Hải quân: rút kinh nghiệm, nâng cao chất lượng công tác bảo đảm an toàn

Vùng 5 Hải quân: rút kinh nghiệm, nâng cao chất lượng công tác bảo đảm an toàn

Chiều 1/10, tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm công tác bảo đảm an toàn trong học tập, công tác và tham gia giao thông năm 2024. Chuẩn Đô đốc Nguyễn Hữu Thoan, Chính ủy Vùng dự hội nghị; Đại tá Lục Đức Tiên, Phó Tư lệnh Vùng chủ trì.
infographics viet nam dong gop tich cuc chu dong trach nhiem trong cong dong phap ngu
inforgraphics phong chong dich benh mua mua bao
thong diep chuyen du dai hoi dong lhq cua tong bi thu chu tich nuoc to lam
inforgraphics bao ve tre em trong truong hop xay ra thien tai
inforgraphics 11 dai hoc viet nam dat tieu chuan nuoc ngoai
video su doan ket cua nguoi viet trong con bao yagi gay an tuong voi ban be quoc te
video ca nuoc huong ve dong bao vung bao lu
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Phiên bản di động