Trang chủ Instant Article (Facebook)
09:47 | 29/12/2020 GMT+7

Trung Quốc tung dự Luật Hải cảnh mới: Nên khởi kiện ra Tòa án quốc tế

aa
Chính phủ Trung Quốc vừa công bố dự thảo luật hải cảnh và dự định sẽ sớm thông qua dự luật này. Đây có thể là dấu hiệu báo trước các vụ xâm phạm vùng biển của các quốc gia ven Biển Đông và Biển Hoa Đông do tàu Trung Quốc thực hiện sẽ tăng lên trong thời gian tới đây.
Tàu hải quân Malaysia đối đầu tàu hải cảnh Trung Quốc ở Biển Đông Tàu hải quân Malaysia đối đầu tàu hải cảnh Trung Quốc ở Biển Đông
Theo báo cáo của một trung tâm nghiên cứu Mỹ, công bố hôm 25/11, tàu Trung Quốc và Malaysia đang gặp thế bế tắc liên quan việc thăm dò dầu khí ở Biển Đông.
Trung Quốc ra dự thảo luật cho phép hải cảnh dùng vũ khí chống tàu nước ngoài Trung Quốc ra dự thảo luật cho phép hải cảnh dùng vũ khí chống tàu nước ngoài
Dự thảo luật sửa đổi cho phép lực lượng hải cảnh dùng vũ khí chống tàu nước ngoài trong cái gọi là vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc, giữa lúc Bắc Kinh củng cố tuyên bố chủ quyền phi pháp ở Biển Đông.
Yêu cầu Trung Quốc làm rõ việc tàu hải cảnh ngang nhiên xâm phạm biển Indonesia Yêu cầu Trung Quốc làm rõ việc tàu hải cảnh ngang nhiên xâm phạm biển Indonesia
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Indonesia, Teuku Faizasyah hôm qua tuyên bố Bộ Ngoại giao Indonesia đã liên hệ trực tiếp với Đại sứ quán Trung Quốc tại Jakarta để yêu cầu Trung Quốc giải thích và làm rõ vụ việc một tàu tuần duyên Trung Quốc xâm phạm vùng biển của Indonesia.

Lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc lớn nhất thế giới

Trung Quốc xây dựng lực lượng cảnh sát biển lớn nhất thế giới. Nhiều tàu cảnh sát biển của Trung Quốc giờ đây đã vượt xa các tàu chiến lớn nhất trong các lực lượng hải quân nhỏ nhất của khu vực. Ví dụ tàu lớp Zhaotou (Chiêu Đầu) của cảnh sát biển Trung Quốc là một tàu có trọng lượng 12.000 tấn. Đây là tàu lớn nhất thế giới được chế tạo cho mục đích như vậy. Boong tàu rộng, chứa được 2 trực thăng, 1 khẩu pháo 76mm và 1 kho vũ khí. Trung Quốc có 2 chiếc tàu như vậy. Một tàu được triển khai trên bờ biển phía đông.

Trung Quốc tung dự Luật Hải cảnh mới: Nên khởi kiện ra Tòa án quốc tế

Một tàu hải cảnh của Trung Quốc. Ảnh: Sina

Chiếc tàu mới nhất, CCG 3901 (viết tắt của Cảnh sát biển Trung Quốc”), bắt đầu hoạt động vào năm 2017 trong chuyến tuần tra đầu tiên trên Biển Đông, đây là khu vực hoạt động của tàu này. Sự xuất hiện của con tàu khổng lồ này nhằm một mục đích: hậu thuẫn các tuyên bố chủ quyền của nước này trong khu vực trên bằng “khối thép” như vậy.

Trung Quốc sử dụng cảnh sát biển không chỉ để thực thi luật hàng hải thông thường như bắt những kẻ buôn lậu mà còn để phô trương sức mạnh. Năm 2019, khi Trung Quốc cử tàu khảo sát Hải Dương 8 đến vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, nước này cử một đội tàu cảnh sát biển đi hỗ trợ, trong đó có cả tàu CCG 3901. Một số tàu Trung Quốc đã ngăn chặn tàu cảnh sát biển của Việt Nam tiếp cận giàn khoan.

Hồi tháng 4/2020, khi tàu Hải Dương 8 được cử đến vùng biển kinh tế Malaysia, tàu CCG 3901 lại được cử đi kèm. Một báo cáo do Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington công bố năm 2019 cho biết 14 tàu cảnh sát biển Trung Quốc tuần tra các thực thể có tranh chấp ở Biển Đông đã phát sóng vị trí của mình trên Hệ thống nhận dạng tự động, một mạng lưới theo dõi tàu quốc tế, để chứng tỏ “sự hiện diện thường xuyên, rõ ràng của Trung Quốc”.

Dự luật hải cảnh này trao quyền cho lực lượng hải cảnh Trung Quốc, bao gồm cả việc sử dụng vũ khí, khi chủ quyền quốc gia, quyền chủ quyền và quyền tài phán bị các tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài xâm phạm bất hợp pháp trên biển hoặc đối mặt với nguy cơ sắp bị xâm phạm bất hợp pháp. Dự thảo cũng đưa các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã bồi lấp, cải tạo và xây dựng trên Biển Đông (trong đó có 7 thực thể tại quần đảo Trường Sa và một số thực thể tại quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam) vào trong phạm vi bảo vệ của lực lượng hải cảnh.

Ở biển Hoa Đông, năm nay, các tàu cảnh sát biển có số ngày hoạt động nhiều kỷ lục ở gần Senkaku. Vào tháng 10, hai tàu của Trung Quốc đã đi vào vùng lãnh hải của quần đảo này (tức là cách bờ chưa đầy 12 hải lý) và ở lại lâu hơn 39 giờ đồng hồ của lần kỷ lục trước đó.

Đôi khi cảnh sát biển Trung Quốc được huy động để hỗ trợ “lực lượng dân quân biển” của Trung Quốc, gồm các tàu đánh cá có vũ trang mà nước này sử dụng để thiết lập sự hiện diện ở các vùng biển tranh chấp. Vào tháng 4/2020, lực lượng cảnh sát biển của Trung Quốc đã đâm chìm một tàu cá Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Đây là lần thứ 2 xảy ra sự việc như vậy ở khu vực này trong vòng chưa đầy một năm.

Ngoại giao pháo hạm của Trung Quốc

Nhiều quốc gia lo lắng về vai trò ngày càng lớn của cảnh sát biển Trung Quốc nhằm tăng cường sức mạnh biển của họ, trong số đó có Mỹ. Năm 2019, một đô đốc Mỹ đã ám chỉ rằng, trong trường hợp xảy ra đụng độ, hải quân Mỹ sẽ đối xử với các tàu thuộc lực lượng cảnh sát biển và dân quân biển Trung Quốc không khác gì các tàu của hải quân nước này.

Với việc tiến tới sẽ công bố Luật Hải cảnh mới như vậy giống như một hành động “leo thang” và sẽ khiến an ninh trong khu vực Biển Đông thời gian tới sẽ tiếp tục tình trạng căng thẳng, bất ổn.

Trung Quốc tung dự Luật Hải cảnh mới: Nên khởi kiện ra Tòa án quốc tế

Tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá QNg 90617 TS hồi tháng 4/2020 tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam

Trong khuôn khổ hội thảo quốc tế về Biển Đông vừa qua, một số học giả Trung Quốc nói rằng đây là vấn đề nội bộ của Trung Quốc và Bắc Kinh luôn theo đuổi chính sách hữu nghị truyền thống với các nước láng giềng trong vấn đề Biển Đông. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là Bắc Kinh theo đuổi chính sách ngoại giao pháo hạm” hay hữu nghị truyền thống?

Chính sách “ngoại giao pháo hạm” là việc phô trương sức mạnh quân sự và thông qua đó đạt được các mục tiêu của chính sách đối ngoại, như buộc quốc gia bị đe dọa phải nhượng bộ quyền lợi trong các vấn đề lãnh thổ hay thương mại. Những hành động của Trung Quốc lâu nay đã làm các nước khác liên tưởng tới việc nước này đang sử dụng hình thức ngoại giao đó.

Đơn phương tuyên bố chủ quyền để áp dụng luật?

Các nước trong khu vực đang rất lo ngại về các tiêu chí Trung Quốc sẽ đưa ra để sử dụng trong tương lai về việc trong những hoàn cảnh nào, tình thế nào hải cảnh được sử dụng vũ khí. Nhất là việc một số khu vực trên Biển Đông là vùng biển quốc tế nhưng Trung Quốc lại nhận là vùng biển của mình. Hơn nữa, việc Trung Quốc không nói rõ ở khu vực biển nào sẽ áp dụng dự luật nói trên sẽ làm nảy sinh vấn đề quốc tế nghiêm trọng.

Một số nước ven biển cũng cho phép lực lượng cảnh sát biển sử dụng vũ khí trong một số tình huống nhất định, nhưng Trung Quốc lại có cách hành xử tùy tiện đối với ngư dân và tàu thuyền các nước khác trong những năm gần đây. Và chính sự không rõ ràng trong quan điểm của Trung Quốc đang làm dấy lên quan ngại sâu sắc đến các quốc gia liên quan.

Trung Quốc tung dự Luật Hải cảnh mới: Nên khởi kiện ra Tòa án quốc tế

Tác giả Hoàng Việt

Cụ thể, điều 22 của dự luật đã thể hiện việc Trung Quốc trao quyền cho hải cảnh “xác định khu cảnh giới trên biển tạm thời” ở Biển Đông. Điều này có nghĩa hải cảnh Trung Quốc có thể “hạn chế hoặc cấm tàu thuyền và người qua lại, neo đậu” khi họ viện cớ “thuộc trường hợp cần thiết”.

Bên cạnh đó, điều 19 của dự luật cho phép lực lượng hải cảnh Trung Quốc có quyền “sử dụng vũ khí” để đối phó với các tàu thuyền nước ngoài. Như vậy, nếu hải cảnh Trung Quốc thực thi luật trên vùng biển theo phạm vi đường chín đoạn phi pháp thì tàu thuyền, đảo nhân tạo, công trình biển, an ninh và tự do hàng hải các nước khác sẽ bị ảnh hưởng.

Xuyên suốt dự luật này, chúng ta có thể thấy cụm từ “vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc” được lặp đi lặp lại ít nhất 12 lần để nói về phạm vi hoạt động của lực lượng hải cảnh nước này. Điều đáng nói là khái niệm “vùng biển của Trung Quốc” không được dự luật định nghĩa, mà nước này chỉ “lập lờ”.

Nếu soi chiếu với các công hàm mà Trung Quốc đệ trình lên Liên Hợp Quốc (LHQ), cũng như quan điểm chính thức của chính phủ nước này thì có thể hiểu dự luật này được Bắc Kinh đưa ra hòng áp đặt đường lưỡi bò - gần nhất Trung Quốc gọi là “yêu sách Tứ Sa” - với phạm vi ôm lấy hơn 90% Biển Đông.

Như vậy, nếu hải cảnh Trung Quốc có thẩm quyền theo quy định của Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) mà Trung Quốc cũng là thành viên thì không có gì để bàn về dự luật này. Tuy nhiên, Trung Quốc quá lập lờ trong yêu sách của họ, tuyên bố yêu sách gần hết khu vực Biển Đông và cả khu vực biển Hoa Đông. Như vậy, dự luật của Trung Quốc sẽ trao cho hải cảnh nước này thẩm quyền ở hầu hết khu vực biển nói trên, tức là liên quan trực tiếp đến tuyên bố chủ quyền của nhiều nước khác. Cho nên không thể nói rằng dự luật là chuyện riêng của Trung Quốc.

Đối phó thế nào với dự luật phi lý

Để đối phó với các hành động của lực lượng hải cảnh Trung Quốc trên vùng biển quốc tế hoặc thuộc quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển như Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Philippines thì một mặt, các quốc gia này cũng cần tăng cường sức mạnh của lực lượng cảnh sát biển của mình để có thể bảo vệ được ngư dân của mình.

Mặt khác, nếu các tàu của lực lượng Hải cảnh Trung Quốc xâm phạm vùng biển thuộc quyền chủ quyền của các quốc gia này thì các quốc gia này có thể sử dụng biện pháp pháp lý là khởi kiện ra Toà án quốc tế để khẳng định rõ quyền của Hải cảnh Trung Quốc tới đâu theo luật quốc tế.

Đây là biện pháp hoà bình để giải quyết tranh chấp, không làm leo thang tình trạng xung đột vũ lực tại khu vực biển này.

Năm 2013, Trung Quốc hợp nhất một số cơ quan thực thi pháp luật hàng hải dân sự thành một cơ quan thống nhất mới, gọi là Cục Cảnh sát biển Trung Quốc. 5 năm sau, lực lượng này được đặt dưới quyền kiểm soát của Cảnh sát Vũ trang Nhân dân, một lực lượng bán quân sự báo cáo cho Quân ủy Trung ương, cơ quan quân sự tối cao của Trung Quốc. Trên thực tế, việc này đã biến lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc thành một nhánh của lực lượng vũ trang, giống như Mỹ và Ấn Độ.
Hiện tại, lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc có hơn 500 tàu, đứng đầu về tiềm lực trong khu vực và vượt xa nước đứng thứ hai là Nhật Bản (373 tàu). Các nước khác có tiềm lực rất xa so với Trung Quốc. Đài Loan có 161 tàu, Philippines 86 tàu và Indonesia chỉ 41 tàu. Các tàu của Trung Quốc cũng mạnh hơn. Một thập kỷ trước, Trung Quốc chỉ có 10 tàu, có lượng giãn nước ít nhất 1.500 tấn (tương đương với quy mô của một tàu chiến nhỏ). Nhưng đến năm 2015, Trung Quốc đã có 51 tàu như vậy. Viện nghiên cứu Chiến lược quốc tế (tổ chức tư vấn có trụ sở tại London) cho biết, hiện tại, Trung Quốc đã có 87 tàu.

Nhận diện mối nguy từ việc quân sự hóa hải cảnh của Trung Quốc Nhận diện mối nguy từ việc quân sự hóa hải cảnh của Trung Quốc
Việc dự kiến sửa luật để hải cảnh có thể cùng quân đội tham gia các chiến dịch chung nếu xảy ra chiến tranh cho thấy ý đồ tăng cường vai trò của lực lượng này trong việc mở rộng năng lực trên biển của Trung Quốc.
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc xử lý nghiêm vụ tàu hải cảnh đâm chìm tàu cá Quảng Ngãi Việt Nam yêu cầu Trung Quốc xử lý nghiêm vụ tàu hải cảnh đâm chìm tàu cá Quảng Ngãi
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trao công hàm phản đối, yêu cầu phía Trung Quốc điều tra, xử lý nghiêm đối với nhân viên công vụ và tàu hải cảnh đâm chìm tàu cá Quảng Ngãi ở Hoàng Sa, đồng thời bồi thường thỏa đáng các thiệt hại cho ngư dân Việt Nam.
Hoàng Việt Giảng viên Đại học luật TP.HCM, thành viên Ban nghiên cứu luật biển và Hải đảo, liên đoàn luật sư Việt Nam
Nguồn:

Tin bài liên quan

Tàu 467 Vùng 4 Hải quân cứu nạn thành công tàu cá Bình Định

Tàu 467 Vùng 4 Hải quân cứu nạn thành công tàu cá Bình Định

Ngày 21/11, Tàu 467 Vùng 4 Hải quân đã cứu nạn thành công tàu cá Bình Định bị hỏng máy tại khu vực đảo Phú Quý.
Việt Nam kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để thực thi chủ quyền

Việt Nam kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để thực thi chủ quyền

Việt Nam tôn trọng quyền của các quốc gia ven biển trong việc ban hành nội luật và các quy định liên quan đến biển phù hợp với UNCLOS 1982; đồng thời, Việt Nam cũng đề nghị các quốc gia khác tôn trọng đầy đủ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và các quyền của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam được xác lập phù hợp với UNCLOS 1982.
2 cơn bão xuất hiện trên biển Đông, không khí lạnh sắp tràn về miền Bắc

2 cơn bão xuất hiện trên biển Đông, không khí lạnh sắp tràn về miền Bắc

Biển Đông liên tiếp đón 2 cơn bão số 7 (bão Yinxing) và số 8 (bão Toraji). Đáng chú ý, đã có những thời điểm 2 cơn bão này hoạt động cùng lúc trên Biển Đông, gây ra hiện tượng bão đôi.

Các tin bài khác

Hòa tiếc nuối Thái Lan, ĐT Việt Nam trở thành cựu vương AFF Cup 2020

Hòa tiếc nuối Thái Lan, ĐT Việt Nam trở thành cựu vương AFF Cup 2020

Thi đấu áp đảo cả trận đấu nhưng ĐT Việt Nam đã không thể lật ngược thế cờ trước Thái Lan. Thua 0-2 sau 2 lượt bán kết, đoàn quân HLV Park Hang-seo chính thức trở thành cựu vương AFF Cup.
Link xem trực tiếp Việt Nam vs Thái Lan (19h30, 26/12) - AFF Cup 2020

Link xem trực tiếp Việt Nam vs Thái Lan (19h30, 26/12) - AFF Cup 2020

Link xem trực tiếp trận đấu Việt Nam vs Thái Lan thuộc trận bán kết lượt về AFF Cup 2020. Trận đấu được cập nhật mới và đầy đủ nhất từ các kênh truyền hình và kênh phát trực tuyến vào lúc 19h30 ngày 26/12/2021.
Việt Nam vs Campuchia (19h30, 19/12): HLV Park Hang-seo thận trọng

Việt Nam vs Campuchia (19h30, 19/12): HLV Park Hang-seo thận trọng

Phát biểu trước trận đấu gặp Campuchia, HLV Park Hang-seo khẳng định ĐT Việt Nam sẽ chơi bóng tổng lực để giành chiến thắng trước đối thủ. Ông Park cũng cho biết, ĐT Việt Nam vẫn còn chưa quyết định được việc vào bán kết.
Link xem trực tiếp Juventus vs Atalanta (00h00, 28/11) - vòng 14 Serie A 2021/22

Link xem trực tiếp Juventus vs Atalanta (00h00, 28/11) - vòng 14 Serie A 2021/22

Link xem trực tiếp trận đấu thuộc vòng 14 Serie A 2021/22 giữa Juventus vs Atalanta được cập nhật mới và đầy đủ nhất từ các kênh truyền hình và kênh phát trực tuyến vào lúc 00h00 ngày 28/11/2021.

Đọc nhiều

Việt Nam khuyến cáo người Việt ở Ukraine sẵn sàng phương án tốt nhất để giữ an toàn

Việt Nam khuyến cáo người Việt ở Ukraine sẵn sàng phương án tốt nhất để giữ an toàn

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân, cộng đồng người Việt Nam đang ở Ukraine cần sẵn sàng phương án tốt nhất để giữ an toàn.
Các Liên hiệp hữu nghị Cụm 5: Vận động gần 300 tỷ đồng viện trợ trong năm 2024

Các Liên hiệp hữu nghị Cụm 5: Vận động gần 300 tỷ đồng viện trợ trong năm 2024

Ngày 20/11, tại Cà Mau, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị các tỉnh, thành (Cụm 5) gồm: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh và thành phố Cần Thơ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác đối ngoại nhân dân năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
World Vision cùng Việt Nam bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

World Vision cùng Việt Nam bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

“Trong nỗ lực xây dựng môi trường mạng an toàn, hiệu quả cho trẻ em, World Vision International tại Việt Nam luôn tập trung vào phương pháp tiếp cận lấy trẻ em làm trung tâm. World Vision đặc biệt chú trọng chương trình giáo dục kỹ năng số toàn diện để trẻ em có thể vừa biết cách tự bảo vệ mình, vừa có thể sử dụng internet sáng tạo. Đồng thời tự ý thức vai trò chủ động của mình trong việc xây dựng môi trường internet an toàn, hiệu quả”.
Cựu sinh viên Campuchia tại Việt Nam: tiếp tục nối những nhịp cầu vun đắp tình hữu nghị hai nước

Cựu sinh viên Campuchia tại Việt Nam: tiếp tục nối những nhịp cầu vun đắp tình hữu nghị hai nước

Chương trình “Ươm mầm hữu nghị” do Hội hữu nghị Việt Nam – Campuchia khởi xướng và triển khai đã hỗ trợ thiết thực, hiệu quả cho hàng trăm sinh viên Campuchia đang học tập tại Việt Nam. Từ sự hỗ trợ đó, sinh viên Campuchia có thêm nền tảng tốt khi đi làm, nhiều cơ hội phát triển và đóng góp tích cực cho tình hữu nghị hai nước. Thạc sĩ Uch Leang, Phó Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu Á - Phi và Trung Đông, Hàn lâm Hoàng gia Campuchia (RAC), Chủ tịch Hội cựu sinh viên Campuchia tại Việt Nam cho biết như vậy khi trao đổi với phóng viên tạp chí Thời Đại.
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Phiên bản di động