Trung Quốc nhập khẩu lượng dầu kỷ lục trong nửa đầu năm
Quý 2/2023, kinh tế Trung Quốc: Chịu lực cản bởi sự chững lại của kinh tế toàn cầu
Quá trình phục hồi kinh tế Trung Quốc thời kỳ hậu đại dịch COVID-19 chịu gián đoạn bởi sự chững lại của kinh tế toàn cầu cũng như nhu cầu nội địa đi xuống.
|
Giá dầu bật tăng mạnh nhờ kỳ vọng vào Trung Quốc
Sau khi công bố số liệu tăng trưởng GDP thấp vào đầu tuần này, giới chức quản lý kinh tế hàng đầu Trung Quốc công bố sẽ đưa ra chính sách nhằm khôi phục và đẩy mạnh tiêu dùng.
|
Trung Quốc nhập khẩu lượng dầu kỷ lục bất chấp bối cảnh kinh tế yếu kém. Trung Quốc tranh thủ mua gom dầu thô Nga giá rẻ để xây dựng dự trữ, cùng lúc đó xuất khẩu các sản phẩm được tinh chế tăng mạnh, theo nội dung bài báo mới được Financial Times đăng tải.
Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc lập kỷ lục trong năm nay khi mà nền kinh tế lớn thứ hai thế giới hồi phục.
Những gì đang diễn ra cho thấy các biện pháp trừng phạt áp dụng với Nga đang định hình lại thị trường dầu toàn cầu như thế nào. Trung Quốc hưởng lợi khi mua được dầu thô rẻ cũng như có cơ hội để tăng xuất khẩu dầu.
Trong nửa đầu năm 2023, Trung Quốc nhập khẩu ước tính 11,4 triệu thùng dầu/ngày, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm trước và tăng 15,3% so với ngưỡng trước COVID-19, theo tính toán của Financial Times dựa trên số liệu của hải quan Trung Quốc.
“Câu trả lời ngắn gọn ở đây chính là dự trữ dầu thô tại Trung Quốc đã không ngừng tăng lên. Họ đang nhập khẩu nhiều dầu cho tương lai cũng như chuẩn bị sẵn sàng cho việc sẽ có gói kích cầu được tung ra. Nhiều người đang nói về khả năng kinh tế sẽ phục hồi tốt hơn trong nửa sau của năm”, trưởng bộ phận giao dịch dầu tại tổ chức Rystad Energy – ông Mukesh Sahdev phân tích.
Trung Quốc nhập khẩu ước tính 2,57 triệu thùng dầu thô Nga trong tháng trước, cao hơn so với ngưỡng kỷ lục từng thiết lập trong tháng 5/2023, theo các số liệu thống kê chính thức.
Nửa đầu năm 2023, Trung Quốc nhập khẩu ước tính 2,13 triệu thùng dầu Nga/ngày, cao hơn mức 1,88 triệu thùng dầu/ngày từ Saudi Arabia. Nga vì vậy trở thành nước cung cấp dầu thô lớn nhất cho Trung Quốc trong năm nay.
Các biện pháp trừng phạt của phương Tây áp dụng với Nga đã khiến cho giới chức Trung Quốc quan tâm nhiều hơn đến tình hình an ninh năng lượng.
Tính từ khi căng thẳng Nga - Ukraine bắt đầu, nhập khẩu dầu từ Nga có chi phí thấp hơn so với nhiều nước khác trong OPEC+ khá nhiều.
So với giá nhập khẩu dầu thô từ Saudi Arabia, giá dầu nhập từ Nga thấp hơn khoảng 9USD/thùng vào thời điểm cuối năm 2022 và khoảng 11USD/thùng vào tháng 6/2023.
Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích cũng chỉ ra mức hạ của dầu Nga thấp hơn so với dầu Iran hay Venezuela.
Giá dầu tăng trong phiên giao dịch ngày thứ Năm bởi thông tin dự trữ dầu thô Mỹ giảm đi cũng như nhập khẩu dầu củ Trung Quốc tăng lên, tuy nhiên triển vọng nhu cầu yếu vẫn khiến nhà đầu tư thận trọng.
Đóng cửa phiên giao dịch, giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai tháng 9/2023 tăng 18 cent tương đương 0,2% lên 79,64USD/thùng trên thị trường London.
Thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ giao hợp đồng tương lai tháng 9/2023 tăng 36 cent lên 75,65USD/thùng.
Các số liệu kinh tế tích cực, thất nghiệp thấp và lạm phát hạ nhiệt trong vòng 1 năm qua đã giúp cho nhu cầu dầu tại Mỹ tăng trong thời gian gần đây.
Fed dự kiến sẽ nâng lãi suất cho vay qua đêm thêm 25 điểm cơ bản lên ngưỡng 5,25% đến 5,5% trong tuần tới.
Trong cuộc họp bàn về định hướng chính sách tiền tệ vào tháng 6/2023, gần như phần lớn các quan chức thuộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phát đi thông điệp rằng việc tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ là điều hoàn toàn cần thiết, tuy nhiên ở tốc độ chậm hơn so với mức tăng của lãi suất vốn đã phổ biến từ đầu năm 2022, theo biên bản cuộc họp vào ngày thứ Tư.
Các nhà hoạch định chính sách kinh tế Mỹ đã không nâng lãi suất trong lần họp mới đây bởi lo lắng về triển vọng tăng trưởng kinh tế dù rằng phần lớn các thành viên nghĩ rằng sẽ vẫn còn thêm các đợt điều chỉnh lãi suất khác.
Nói đến hiệu ứng độ trễ của chính sách và nhiều mối lo khác, họ nhìn thấy dư địa để có thể không cần nâng lãi suất trong tháng 6/2023 sau 10 lần điều chỉnh lãi suất liên tiếp.
Theo giới chức quản lý Mỹ, việc không thay đổi lãi suất mục tiêu ở cuộc họp lần vừa rồi sẽ giúp họ có thêm thời gian nhằm đánh giá diễn biến của nền kinh tế dưới tác động của những lần điều chỉnh lãi suất trước đây, đồng thời là cân đối với mục tiêu tối đa hóa việc làm cũng như ổn định giá cả.
Nhiều thành viên thuộc Ủy ban Thị trường Mở thuộc Fed (FOMC) đã thể hiện quan điểm băn khoăn về nhiều vấn đề.
Họ nói rằng việc hãm phanh chính sách tiền tệ sẽ giúp cho FOMC có thêm thời gian đánh giá tác động của những lần nâng lãi suất. Lãi suất cơ bản đồng USD hiện ở mức khoảng 5 điểm phần trăm, ngưỡng cao nhất tính từ đầu thập niên 1980.
Rủi ro lạm phát toàn cầu từ việc Ấn Độ tính cấm xuất khẩu nhiều loại gạo
Nếu quy định cấm này được áp dụng, ước tính khoảng 80% gạo xuất khẩu của Ấn Độ sẽ bị ảnh hưởng.
|
Giá dầu tăng vọt khi lạm phát Mỹ hạ nhiệt
Dữ liệu lạm phát mới nhất đã khiến đồng USD hạ giá xuống mức thấp nhất tính từ tháng 4/2022, yếu tố này nhờ vậy hỗ trợ được cho giá dầu.
|