Giá dầu bật tăng mạnh nhờ kỳ vọng vào Trung Quốc
Lý do IEA lần đầu tiên trong năm nay hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu
Báo cáo vào ngày thứ Năm được công bố ở thời điểm mà lạm phát và các số liệu kinh tế Mỹ khiến nhiều người hy vọng vào khả năng Fed có thể đang tiến đần điểm cuối của chu kỳ nâng lãi suất.
|
Nhà đầu tư bán mạnh dầu sau loạt diễn biến mới
Sản lượng dầu đá phiến của Mỹ được dự báo hạ xuống gần 9,4 triệu thùng/ngày trong tháng 8/2023, đồng thời đây sẽ là tháng giảm đầu tiên tính từ tháng 12/2022.
|
Giá dầu tăng hơn 1% trong phiên giao dịch ngày thứ Ba sau khi giới chức Trung Quốc cho biết sẽ hành động để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế tại nước nhập khẩu dầu lớn nhất và bởi kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ ngừng nâng lãi suất và dự báo sản lượng kinh tế Mỹ suy giảm.
Đóng cửa phiên giao dịch, giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai tăng 1,13USD/thùng tương đương 1,4% lên 79,63USD/thùng trên thị trường London.
Chênh lệch giữa dầu Brent và dầu WTI hiện đang ở ngưỡng thấp nhất tính từ tháng 5/2023. Mức chênh lệch thấp này cũng đồng nghĩa các doanh nghiệp năng lượng sẽ giảm bớt động lực trong việc gửi tàu đến Mỹ mua dầu.
Tại Mỹ, thông tin kinh tế trong tuần qua cho thấy doanh số bán lẻ tháng 6/2023 tăng thấp hơn so với kỳ vọng của các chuyên gia. Thực tế này không khỏi khiến cho nhiều người kỳ vọng vào khả năng Fed sẽ ngừng nâng lãi suất sau khi đã tăng lãi suất 25 điểm cơ bản trong cuộc họp vào ngày 25 và 26/7/2023.
“Khi mà lĩnh vực sản xuất tăng trưởng yếu đi, lạm phát chững lại, đợt nâng lãi suất vào tháng 7/2023 của Fed có thể là cuối cùng”, các chuyên gia phân tích tại ngân hàng ING nhấn mạnh.
Lãi suất cao làm tăng chi phí vay tiền, nó có thể hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế và làm giảm nhu cầu dầu.
Sau khi công bố số liệu tăng trưởng GDP thấp vào đầu tuần này, giới chức quản lý kinh tế hàng đầu Trung Quốc công bố sẽ đưa ra chính sách nhằm khôi phục và đẩy mạnh tiêu dùng trong thời gian sớm nhất.
Các chuyên gia trên thị trường năng lượng dự báo thị trường dầu sẽ vẫn khó khăn, thiếu nguồn cung khi cung từ phía Nga giảm và Trung Quốc chuẩn bị có biện pháp hỗ trợ người tiêu dùng”, chuyên gia phân tích thị trường cao cấp tại quỹ OANDA – ông Edward Moya phân tích.
Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), bà Kristalina Georgieva, tuy nhiên nói với nhà lãnh đạo nhóm các nền kinh tế công nghiệp phát triển thuộc nhóm G20 rằng triển vọng trung hạn vẫn ở mức thấp.
Nhìn từ góc độ nguồn cung, sản lượng dầu đá phiến của Mỹ trong tháng 8/2023 nhiều khả năng sẽ giảm lần đầu tiên tính từ tháng 12/2022, theo dự báo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA).
Trong tuần này, thị trường dầu đang chờ số liệu về tồn kho tại Mỹ do Viện Xăng dầu Mỹ (API) công bố.
Nếu đúng theo kỳ vọng của thị trường, tuần vừa qua sẽ là tuần dự trữ dầu giảm thứ 4 trong 5 tuần gần nhất.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (IEA) đã hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu lần đầu tiên trong năm nay, IEA viện dẫn đến việc triển vọng kinh tế xấu đi gây sức ép nhiều lên các nước giàu, theo nội dung bài báo mới được CNBC đăng tải.
IEA dự báo nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng ước tính 1,2 triệu thùng dầu/ngày trong năm 2023 và lên ngưỡng trung bình 102,1 triệu thùng dầu/ngày.
Trung Quốc dự kiến chiếm khoảng 70% tăng trưởng nhu cầu dầu của toàn cầu.
Dự báo về nhu cầu dầu của thế giới đã được điều chỉnh giảm 220.000 thùng dầu/ngày so với báo cáo từ trước đó khi mà IEA dự báo mức tăng 2,4 triệu thùng dầu/ngày trên toàn thế giới.
“Yếu tố kinh tế vĩ mô còn nhiều thách thức dai dẳng thể hiện trong sản xuất toàn cầu sụt giảm đã khiến cho IEA phải hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu lần đầu tiên trong năm nay”, IEA nhấn mạnh trong báo cáo vào ngày thứ Năm.
“Nhu cầu dầu thế giới hiện đang chịu nhiều sức ép từ bối cảnh kinh tế vĩ mô có nhiều thách thức chứ không phải chỉ bởi ảnh hưởng từ các biện pháp siết chặt tiền tệ tại nhiều nền kinh tế phát triển và mới nổi trong 12 tháng qua”, IEA phân tích.
Nhận định về năm sau, IEA cho rằng tăng trưởng nhu cầu sẽ chững lại chỉ còn khoảng 1,1 triệu thùng dầu/ngày khi mà quá trình phục hồi kinh tế chững lại và nhiều biện pháp tiết kiệm nhiên liệu được áp dụng.
Vào tháng trước, IEA khẳng định nhu cầu dầu toàn cầu sẽ chững lại và lập đỉnh trước thời điểm cuối thập kỷ khi mà nền kinh tế dịch chuyển từ sử dụng năng lượng hóa thạch sang nhiên liệu xanh.
Báo cáo vào ngày thứ Năm được công bố ở thời điểm mà lạm phát và các số liệu kinh tế Mỹ khiến nhiều người hy vọng vào khả năng Fed có thể đang tiến đần điểm cuối của chu kỳ nâng lãi suất.
Tổng sản lượng xăng dầu của Mỹ trong năm nay nhiều khả năng sẽ lập kỷ lục mới, nó giúp cho giá năng lượng ổn định bất chấp việc Saudi Arabia và nhiều nước xuất khẩu dầu lớn của thế giới nỗ lực để đẩy giá dầu tăng cao hơn, theo nội dung bài báo mới được Wall Street Journal đăng tải.
Tác động của sự suy giảm của kinh tế Trung Quốc đến toàn cầu
Không ít chuyên gia hiện đang lo ngại về khả năng kinh tế Trung Quốc có thể hướng đến khoảng thời gian suy giảm tệ hại kéo dài giống kiểu Nhật suốt 3 thập kỷ vừa qua.
|
Quý 2/2023, kinh tế Trung Quốc: Chịu lực cản bởi sự chững lại của kinh tế toàn cầu
Quá trình phục hồi kinh tế Trung Quốc thời kỳ hậu đại dịch COVID-19 chịu gián đoạn bởi sự chững lại của kinh tế toàn cầu cũng như nhu cầu nội địa đi xuống.
|