Trung Quốc hạ thủy 1 tàu đổ bộ và 2 khinh hạm trong cùng ngày
Khinh hạm Đức tới Biển Đông "chỉ là bước dạo đầu" trong kế hoạch Việc triển khai khinh hạm Bayern tại Biển Đông là dấu hiệu cho thấy Đức đang tiếp tục các hoạt động của nước này trong khu vực theo từng bước nhỏ. |
Xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Quốc có thể đạt 1 tỷ USD trong năm 2021 Chiếm 17 – 18% lượng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam trong 2 năm qua với trên 1,4 tỷ USD, Trung Quốc nằm trong top 3 thị trường xuất khẩu lớn của thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên, do xuất khẩu sang thị trường này sụt giảm liên tục từ đầu năm đến nay, nên 3 quý đầu năm 2021, xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ còn chiếm 11% tổng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. |
South China Morning Post ngày 25/12 dẫn lại thông tin từ Cục Hải sự Trung Quốc cho biết một tàu đổ bộ Type 071E và hai khinh hạm Type 054 - đã được hạ thủy tại bãi đóng tàu Hỗ Đông - Trung Hoa gần Thượng Hải.
Tàu đổ bộ Type 071E được Thái Lan đặt hàng vào tháng 9.2019, hợp đồng xuất khẩu đầu tiên của loại tàu này. Tàu Type 071E có thể được sử dụng để triển khai máy bay trực thăng và có thể tham gia các nhiệm vụ tuần tra, hậu cần và hoạt động cứu trợ thảm họa.
Tàu đổ bộ Type 071E đã được hạ thủy ngày 23/12. Ảnh: SOUTH CHINA MORNING POST/TNO |
Khinh hạm Type 054A được xem là xương sống của hạm đội tàu chiến mặt nước Trung Quốc với 30 chiếc đang ở trong biên chế.Theo trang tin Chiang Rai Times, Thái Lan sẽ sử dụng tàu đổ bộ Type 071E để thực hiện các nhiệm vụ vận tải hải quân. Tàu cũng có thể được sử dụng cho các mục đích dân sự, chẳng hạn như các nhiệm vụ cứu trợ thiên tai và cứu hộ nhân đạo.
Trung Quốc có hơn 20 bãi đóng tàu mặt nước cũng như hàng chục nhà máy đóng tàu thương mại, vượt qua các nhà máy đóng tàu lớn nhất của Mỹ về quy mô và tốc độ sản xuất.
Các cơ sở này đóng vai trò quan trọng trong quá trình hiện đại hóa quân đội được triển khai từ năm 2015 của Trung Quốc. Bắc Kinh đã chi hàng triệu USD vào việc nghiên cứu và phát triển thiết bị.
Lượng ngân sách lớn Trung Quốc chi cho hải quân đã thúc đẩy tốc độ đóng tàu và mở rộng hạm đội hải quân của Trung Quốc.
Trong một diễn biến khác, hình ảnh được công bố trên mạng xã hội Trung Quốc hôm 23/12 cho thấy chiếc đầu tiên trong lô 20 hộ vệ hạm cỡ nhỏ lớp Type-056 của hải quân nước này đã hoàn thành quá trình cải hoán và sơn màu trắng để trang bị cho lực lượng hải cảnh.
Những hình ảnh trước đó cho thấy con tàu này từng là hộ vệ hạm cỡ nhỏ Bảo Định mang số hiệu 511. Trong quá trình cải hoán tại cảng, con tàu được tháo ống phóng tên lửa và ngư lôi để thay lắp vòi rồng. Bảng đèn LED được lắp ở hai bên tháp chỉ huy tàu có thể được dùng để hiển thị thông điệp và cảnh báo của lực lượng hải cảnh Trung Quốc.
Theo “Báo cáo sức mạnh quân sự Trung Quốc năm 2020” của Lầu Năm Góc, Trung Quốc có lực lượng hải quân lớn nhất thế giới với khoảng 350 tàu nổi và tàu ngầm đang biên chế, trong đó có hơn 130 tàu chủ lực tác chiến mặt nước. Trong khi đó, Hải quân Mỹ có 293 tàu.
Truyền thông Trung Quốc đưa tin nước này đã đưa vào biên chế ít nhất 8 tàu khu trục và 6 tàu hộ tống trong năm nay.
Úc và Ấn Độ tập trận chung trong bối cảnh Trung Quốc muốn “làm luật” ở Biển Đông Úc và Ấn Độ vừa điều động chiến hạm đến Biển Đông để tập trận cùng nhau giữa bối cảnh Trung Quốc có nhiều động thái nhằm tìm cách áp đặt quyền kiểm soát ở Biển Đông. |
Trung Quốc: Tàu chở 1 triệu thùng dầu bị va chạm khi đang neo đậu tại Thanh Đảo, dầu tràn ra biển Tàu A Symphony có thể chở theo 1 triệu thùng dầu tại thời điểm xảy ra sự cố và các chuyên gia đã có mặt tại hiện trường để bắt đầu hoạt động thu dọn, xử lý vụ tràn dầu. |