Trung Quốc cùng lúc làm dậy sóng 3 vùng biển châu Á
Nhiều nước lên tiếng bác bỏ đòi hỏi vô lý của Trung Quốc trên Biển Đông |
Nhiều nước đồng loạt quan ngại về nguy cơ Trung Quốc thiết lập ADIZ trên Biển Đông |
Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng và cải tạo bất hợp pháp. (Nguồn: CSIS) |
Trong những năm gần đây, Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN) đã thường xuyên thực hiện các cuộc tập trận quân sự lớn ở vùng biển ngoài khơi đảo Hải Nam và họ cũng thường thiết lập các vùng cấm đi lại trên biển để thực hiện các cuộc tập trận này.
Các hình ảnh vệ tinh cho thấy, tàu trực thăng đổ bộ Type 071 đã đậu ở cảng Phú Lâm ngày 27/6, cùng với 3 tàu nhỏ khác. Tàu Type 071 xuất hiện có nghĩa là sẽ có các chiến dịch tấn công đổ bộ và 3 tàu nhỏ hơn có thể là các tàu quét mìn. Dữ liệu theo dõi các tàu thuyền cho thấy, các cuộc tập trận đang diễn ra không chỉ có sự tham gia của PLAN mà còn có cả Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Trung Quốc.
Ngày 1/7, PLAN đã bắt đầu tập trận ở Biển Đông tập trung vào các hoạt động tấn công đổ bộ. Trước khi cuộc tập trận diễn ra, một tàu tấn công đổ bộ của PLAN đã xuất hiện ở Đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam).
Một tàu khu trục mang tên lửa và 2 trực thăng diễn tập bắt giữ một tàu lạ ở biển Hoa Đông, theo Đài CCTV. Cuộc tập trận này có thể được thiết kế cho các vùng biển gần Đài Loan và quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Nhật Bản.
Bên cạnh đó, Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) còn tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông và Hoàng Hải, khi Trung Quốc ngang ngược cấm các tàu dân sự đến gần khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ ngày 1-5.7.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc ngang nhiên gọi 3 vùng biển diễn ra đồng loạt các cuộc tập trận này là “3 chiến khu chính”, bao gồm cuộc tập trận phi pháp ở Biển Đông diễn ra tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Trong những năm gần đây, lực lượng Bảo vệ Bờ biển Trung Quốc đã và đang tăng cường hoạt động ở Biển Đông, thậm chí còn liên quan tới nhiều vụ va chạm với tàu thương mại và tàu hải quân của các nước khác, bao gồm cả những quốc gia có tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông.
Ngày 2/7, Lầu Năm Góc đã bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc tiến hành các cuộc tập trận quân sự ở Biển Đông, nói rằng, động thái này sẽ khiến tình hình khu vực thêm bất ổn. Tuyên bố của Bộ Quốc phòng Mỹ có đoạn: "Tiến hành các cuộc tập trận quân sự ở khu vực tranh chấp tại Biển Đông không có lợi cho những nỗ lực nhằm xoa dịu căng thẳng và duy trì ổn định".
Bộ Quốc phòng Mỹ nêu rõ: "Các cuộc tập trận quân sự này là động thái mới nhất trong một chuỗi các hoạt động của Trung Quốc nhằm khẳng định những tuyên bố chủ quyền hàng hải trái với luật pháp và đặt các nước láng giềng Đông Nam Á vào tình thế bất lợi ở Biển Đông". Mỹ cáo buộc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông và tìm cách đe dọa các nước láng giềng châu Á.
Trước đó, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì đến Hawaii để gặp Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tại Hawaii vào ngày 17.6, nhưng dường như cuộc hội đàm không giúp cải thiện mối quan hệ song phương được nhiều.
Sau đó, căng thẳng song phương tiếp tục gia tăng và Trung Quốc thực thi luật an ninh quốc gia đối với Hồng Kông. Thượng viện Mỹ thông qua dự luật cho phép Washington cấm vận các quan chức Trung Quốc liên quan.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines, Delfin Lorenzana, đã phát biểu rằng, các cuộc tập trận của Trung Quốc tại vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam - PV) là động thái "gây khiêu khích cao độ", gây bất lợi cho quan hệ Bắc Kinh với ASEAN.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Lorenzana nói, việc Trung Quốc tổ chức tập trận ở ngoài phạm vi vùng biển của họ là điều không thể chấp nhận được.
Nhiều nước trong khu vực đã lên tiếng phản đối việc Trung Quốc vươn quá xa tại Biển Đông và không tôn trọng các đường biên giới được quy định theo luật pháp quốc tế.
Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền tại Nhật Bản ngày 3.7 ra nghị quyết kêu gọi chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe hủy cuộc gặp dự kiến với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Tàu hộ vệ Hàng Dương (phải) và tàu khu trục Vũ Hán trên Biển Đông ngày 18.6. Ảnh: PLA |
Trong cuộc họp báo ngày 2.7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng tuyên bố: “Việc Trung Quốc tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình, không có lợi cho quá trình đàm phán hiện nay giữa Trung Quốc và ASEAN về Bộ quy tắc ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (COC) và việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông”.
Bà Hằng cho biết Việt Nam “đã giao thiệp, trao công hàm phản đối và yêu cầu Trung Quốc không lặp lại những hành vi tương tự trong tương lai”.
Trung Quốc gia tăng hành vi sai trái “chưa từng có” ở Biển Đông Trung Quốc đang lợi dụng dịch bệnh Covid-19 để đẩy mạnh một loạt các hành vi sai trái ở mức độ “chưa từng có tiền ... |
Việt Nam kiên quyết bác bỏ yêu sách phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông Trước các kiến nghị của cử tri, Bộ Ngoại giao khẳng định Việt Nam kiên quyết bác bỏ yêu sách phi lý, hoạt động vi phạm ... |
"Trung Quốc đang làm cho tình hình Biển Đông trở nên nghiêm trọng hơn" Luật sư Nga Alexander Molotnikov nhận định Trung Quốc “không cho thấy mong muốn để có được giải pháp tích cực” với các vấn đề ... |