Trao sinh kế cho phụ nữ nghèo vùng biên
Bình Yên (t/h) 23/05/2022 19:44 | Cuộc sống vùng biên
"Tiếp sức” phụ nữ nghèo biên cương
Phủ xanh đất trống, giúp người dân thoát nghèo, giữ vững biên cương
Những chiếc lò đốt rác mini ở Ngọc Côn
Năm 2018, xã Ngọc Côn, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng là một trong các xã biên giới được chọn để nhận sự hỗ trợ, giúp đỡ từ Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”.
Theo đó, các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Cao Bằng, Bộ Chỉ huy BĐBP Cao Bằng đã phối hợp với Hội LHPN và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thái Nguyên tham gia giúp đỡ hội viên, phụ nữ xã Ngọc Côn bằng những việc làm cụ thể, thiết thực như tập huấn, hỗ trợ xây nhà “Mái ấm biên cương”, hỗ trợ cây, con giống, kỹ thuật chăn nuôi, di dời chuồng trại, vốn sinh kế... Đặc biệt, hoạt động xây lò đốt rác, bếp đun cải tiến ít khói, tiết kiệm chất đốt cho người dân Ngọc Côn và đào tạo thợ chuyên trách vận hành lò là một điểm sáng trong bảo vệ môi trường trên vùng biên giới này.
![]() |
Cán bộ Đồn Biên phòng Ngọc Côn, BĐBP Cao Bằng phối hợp với chính quyền địa phương giúp đỡ hội viên phụ nữ xã Ngọc Côn, huyện Trùng Khánh làm bếp đun cải tiến. Ảnh: Báo Biên phòng |
Chị Hứa Thị Châu Giang, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Thái Nguyên cho biết: “Chúng tôi quyết định đầu tư xây dựng bếp đun cải tiến ít khói và lò đốt rác cho bà con xã Ngọc Côn là bởi nhận thấy ở đây không có bãi rác tập trung và xe thu gom rác thải. Người dân vứt rác thải sinh hoạt bừa bãi dọc đường, ở mương thoát nước, hồ ao, suối... gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước. Dự án ý nghĩa này có sự cộng tác, giúp đỡ của chuyên gia trong nghiên cứu lò đốt rác mini, bếp đun cải tiến là ông Đỗ Đức Khôi, Giám đốc Trung tâm Dân số, môi trường và phát triển thuộc Liên hiệp các Hội khoa học Việt Nam”.
Từ những chiếc lò đốt rác mini đầu tiên ấy, ngay sau đó, nhóm thợ “quân dân kết hợp” của Ngọc Côn lại tiếp tục tay bay, tay gạch để xây bếp đun cải tiến ít khói, tiết kiệm nhiên liệu cho 10 hộ dân trong xã. Với nhiều ưu điểm như giảm được từ 40 đến 70% khói bụi, 40 đến 50% lượng chất đốt, thời gian đun nấu nhanh hơn, loại bếp này đã được người dân đón nhận rất nhiệt tình.
Chị Hứa Thị Mạnh ở xóm Pò Peo - Phia Muông chia sẻ: “Sau những buổi tuyên truyền, bà con đã có ý thức thu gom rác và mang đến lò đốt rác tập trung, không đốt cạnh nhà như xưa, giúp cho đường làng, ngõ xóm sạch hơn. Bên cạnh đó, từ ngày được Hội LHPN và BĐBP làm cho bếp đun cải tiến thì tiết kiệm củi mà đun nấu nhanh. Quan trọng nhất là ít khói, tránh ô nhiễm môi trường”.
Năm 2021, xã Ngọc Côn đã cán đích “nông thôn mới”. Từ các hoạt động hỗ trợ ý nghĩa của Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, các xóm, bản đều có lò đốt rác mi ni. Đáng mừng nhất là nhận thức của người dân đã được nâng lên, môi trường sống ở Ngọc Côn được cải thiện rõ rệt khi rác thải sinh hoạt được tập kết, xử lý thường xuyên. Vui hơn nữa là trong mỗi nếp nhà, khu bếp nấu nướng được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, hạn chế khói bụi rất nhiều.
Người dân biên giới vươn lên
Thực hiện chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, Hội LHPN tỉnh Thanh Hoá phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh và các đơn vị triển khai nhiều mô hình thiết thực, hiệu quả, sẻ chia khó khăn, giúp hội viên phụ nữ ở địa bàn biên giới. Chương trình không chỉ tạo động lực, tiếp sức để chị em phụ nữ có ý chí vươn lên, mà còn tạo sinh kế, giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, góp phần bảo vệ vững chắc biên giới.
Xã Yên Khương, huyện Lang Chánh là địa phương đã được các đơn vị đồng hành hỗ trợ cơ sở vật chất, các điều kiện cần thiết cho cán bộ, hội viên phụ nữ và nhân dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập với tổng trị giá trên 1,2 tỷ đồng. Trong đó Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa hỗ trợ gần 700 triệu đồng trao con giống và xây dựng các tổ hợp tác chăn nuôi bò, dê sinh sản; Hội LHPN huyện Lang Chánh hỗ trợ 15 tấn xi măng làm đường giao thông liên thôn; hỗ trợ dê giống cho 10 hộ gia đình hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn.
![]() |
Hội LHPN tỉnh phối hợp với Đồn Biên phòng Bát Mọt trao gà giống cho Hội viên phụ nữ thôn Đục, xã Bát Mọt (Thường Xuân) trong chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương". Ảnh: Báo Thanh hoá |
Đồn Biên phòng Yên Khương nhận đỡ đầu 5 học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; hỗ trợ 500 con vịt giống, thức ăn chăn nuôi, 5 tấn xi măng làm các công trình nước sạch, vệ sinh, 370 ngày công lao động hỗ trợ hộ nghèo xây, sửa nhà; tổ chức khám bệnh miễn phí cho 209 người... Từ nguồn hỗ trợ theo chương trình đồng hành, Hội LHPN xã Yên Khương đã đoàn kết, nỗ lực khắc phục khó khăn, vươn lên thoát nghèo.
Mô hình tổ hợp tác chăn nuôi bò sinh sản của phụ nữ Mường Chanh được triển khai từ năm 2015 với 25 thành viên là hội viên phụ nữ nghèo thuộc bản Chai. Ngay sau khi thành lập, tranh thủ từ nguồn vốn hỗ trợ hội viên của Trung ương Hội, tổ hợp tác đã mua 16 con bò sinh sản, với tổng trị giá 250 triệu đồng, trao cho 16 thành viên trong tổ.
Theo thống kê, trong 3 năm từ năm 2018-2020, các cấp hội phụ nữ tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với các đơn vị huy động được gần 11 tỷ đồng để triển khai các hoạt động như: tổ chức 10 lễ ký kết thực hiện chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương, giai đoạn 2018-2020” tại 5 huyện biên giới trên địa bàn tỉnh; 4 chương trình “Xuân Đoàn kết – Tết Biên cương”; 3 chương trình “Tết Sa Ná - ấm lòng dân bản”, “Tết biên phòng, ấm lòng dân bản”, “Tết nhân ái”.
Đồng thời, tổ chức các lớp tập huấn, truyền thông nâng cao kiến thức, các lớp xóa tái mù chữ; xây dựng 30 mô hình sinh kế, 5 mô hình “Đội mũ bảo hiểm cho trẻ em”, 59 mái ấm tình thương; tặng gần 10.000 suất quà, 45 suất học bổng “Nâng bước em đến trường” cho các em học sinh; hỗ trợ khám chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho hội viên, phụ nữ và nhân dân các xã biên giới...
Các cấp hội đã chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong huy động nguồn lực xã hội hóa đạt tổng trị giá trên 4 tỷ đồng xây dựng các mô hình kinh tế tập thể gồm: 22 tổ hợp tác chăn nuôi bò sinh sản, 6 tổ hợp tác chăn nuôi dê sinh sản, 1 tổ hợp tác chăn nuôi lợn nái đen bản địa, 1 tổ hợp tác chăn nuôi vịt với 500 thành viên là hội viên phụ nữ nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.


Đáng chú ý
WHO xếp biến chủng BA.5 Omicron ở mức đáng lo ngại


Việt Nam đứng thứ 2 về lạm phát nhiên liệu trong khối các nước Asean

Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ làm công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới
Bài viết mới
Ngăn chặn 21 công dân nhập cảnh trái phép về nước qua đường biên giới

Thanh long và vải thiều Việt Nam xuất khẩu thí điểm qua cửa khẩu Lào Cai

Chuyên đề

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đã đồng hành hàng trăm năm với lịch sử văn hóa và đời sống dân tộc Việt. Một trong những giá trị quan trọng nhất của hoạt động tín ngưỡng này chính là âm nhạc. Sự hòa trộn của yếu tố bác học với dân gian; sự giao thoa văn hóa các vùng miền, các dân tộc; sự tiếp biến của văn hóa các giai đoạn lịch sử… đạt đến độ hoàn hảo. Đặc biệt nhất là tính thống nhất cực kỳ cao độ giữa cảm xúc, tâm tưởng của những thành phần tham dự là chủ sự, nghệ nhân, khán thính giả; của đời sống hiện thực với đời sống tâm linh thiêng liêng đã được âm nhạc, diễn xướng ở đây tạo nên một giá trị hiếm có. |

50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ: Hương sen tỏa ngát bao gồm tất cả những bài viết về quan hệ của hai nước một cách toàn diện, sâu sắc và độc đáo nhất.