TP.HCM sẽ xét nghiệm COVID-19 toàn thành phố
TP.HCM giãn cách xã hội toàn thành phố 15 ngày, từ 0h ngày 31/5 TP.HCM yêu cầu giãn cách xã hội trên toàn thành phố theo chỉ thị 15, riêng quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc (quận 12) theo chỉ thị 16. Quyết định có hiệu lực từ 0h ngày 31/5, kéo dài 15 ngày. |
Bí thư Hà Nội: Chưa xem xét giãn cách toàn thành phố Dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phúc tạp, nhưng Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng khẳng định, thành phố chưa xem xét phương án giãn cách xã hội ở thời điểm hiện tại. |
Sáng 30/5, tại TP.HCM đã diễn ra cuộc họp khẩn về phòng chống dịch COVID-19. Chủ trì cuộc họp có Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong. Cùng tham dự gồm lãnh đạo Thành ủy, UBND TP và các sở, ngành, quận huyện, TP Thủ Đức.
Báo cáo tại cuộc họp, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết, tại TP.HCM đã có 379 trường hợp mắc COVID-19, trong đó 177 ca nhiễm trong cộng đồng. Đến nay có 266 trường hợp đã được điều trị khỏi, hiện đang điều trị cho 142 trường hợp. Sức khỏe của các bệnh nhân đều ổn định, không có trường hợp chuyển biến nặng, trừ trường hợp được chuyển đến từ An Giang
Từ 26/5 đến nay, liên quan đến 2 ổ dịch mới được phát hiện (ổ dịch tại Hội thánh truyền giáo Phục Hưng và ổ dịch liên quan đến 2 vợ chồng được phát hiện khi đến khám tại BV Hoàn Mỹ Sài Gòn) thành phố đã phát hiện 136 tường hợp nhiễm COVID-19. Riêng tại thành phố là 133 trường hợp, 3 trường hợp còn lại là F1 tại các tỉnh Long An, Bạc Liêu, Tây Ninh.
Trên địa bàn thành phố, có tổng cộng 16/22 địa phương có liên quan đến các ca bệnh, gồm: TP Thủ Đức (quận Thủ Đức, quận 2 cũ), Q.Bình Thạnh, Q.Gò Vấp, Q.Phú Nhuận, Q.Tân Bình, Q.Tân Phú, Q.Bình Tân, các quận 1, 3, 4, 5, 10, 12, huyện Bình Chánh, huyện Hóc Môn, huyện Nhà Bè.
Có 2.199 F1 đã được truy vết, trong đó 1.151 mẫu âm tính, 1.048 mẫu chờ kết quả. Về F2, thành phố đã truy vết được 60.209 người, trong đó 34.567 mẫu âm tính, 25.642 đang chờ kết quả.
Thành phố đã tiến hành giải mã gene 136 mẫu virus SARS-CoV-2 của 136 người mắc mới, kết quả tất cả các mẫu đều xác định là biến thể của Ấn Độ. Trước đó, giải mã gene các mẫu virus từ chuỗi lây nhiễm ở quận 3 xác định biến thể của Anh. Như vậy, hiện nay, TP.HCM đã ghi nhận sự lưu hành đồng thời của hai biến thể được cho là có khả năng lây lan nhanh ở các ca bệnh trong cộng đồng.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đánh giá, trước các chuỗi lây nhiễm COVID-19 vừa qua phát hiện trên địa bàn, các cấp, ban, ngành TP.HCM đã phản ứng kịp thời, ngăn chặn khá kịp thời việc dịch bệnh lây lan. Tuy nhiên, các cấp cần đặt ra câu hỏi còn lại bao nhiêu ca bệnh trong cộng đồng. Cần xử lý triệt để dịch bệnh, không để lây lan vào nhà máy, xí nghiệp, trường học. Trách nhiệm của cả hệ thống chính trị cần quyết liệt vào cuộc, kiểm tra lại toàn bộ các hoạt động, các nguy cơ còn tồn tại. Cần đưa ra các quyết định kịp thời làm thế nào để chống dịch chủ động, đảm bảo được “mục tiêu kép” vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế. Đối với sản xuất, phải cố gắng duy trì, không để đứt gãy sản xuất, nhưng phải tổ chức chặt chẽ, không để dịch bệnh xâm nhập. Theo Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình, toàn thành phố cần thực hiện nghiêm 5K, ngoài ra, vắc xin cũng đặc biệt quan trọng. Trong thời điểm hiện nay, ngoài các đối tượng ưu tiên, cần mở rộng tiêm vắc xin đối với công nhân trong các khu công nghiệp, khu vực sản xuất được miễn dịch mới đảm bảo được phát triển kinh tế. Thành phố cần dự phòng đầy đủ những nhu yếu phẩm thiết yếu, đảm bảo an sinh cho người dân trong trường hợp giãn cách xã hội. Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đã tiếp thu những đánh giá của Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình. Kết luận chỉ đạo, ông cho biết sáng 30/5, Thủ tướng đã gọi điện chỉ đạo, đề nghị thành phố khẩn trương xét nghiệm trên diện rộng tại thành phố, khẩn trương khoanh vùng dập dịch quyết liệt. Bên cạnh mở rộng xét nghiệm trên toàn thành phố, trước tình hình diễn biến phức tạp, Chủ tịch UBND TP.HCM chỉ đạo: “Chúng ta giãn cách xã hội theo chỉ thị 15". Chỉ thị này quy định không tụ tập 10 người nhưng ông Nguyễn Thành Phong đề nghị ngành y tế nghiên cứu chỉ tập trung dưới 5 người. Việc giãn cách áp dụng từ 0h ngày 31/5. Riêng đối với Q.Gò Vấp và phường Thạnh Lộc (quận 12), từ 0h ngày 31/5, áp dụng giãn cách theo chỉ thị 16. Theo đó, nhà giãn cách nhà, khu phố giãn cách khu phố, phường giãn cách phường. |
Lực lượng chức năng phong toả tại một con hẻm trên phường 15, quận Gò Vấp. Ảnh: H.T |
Để chủ động đối phó với dịch bệnh, TP.HCM đã tăng cường cách ly tập trung, mở rộng, chuẩn bị sẵn cơ sở vật chất cho việc cách ly hơn 10.000 người, nâng tổng công suất cách ly tập trung trên địa bàn thành phố lên 19.000 người. Các phương án điều trị cho bệnh nhân COVID-19 đã được săn sàng từ thấp đến cao, công suất điều trị cao nhất đã lên tới 5.000 người bệnh. Công tác sàng lọc vẫn đang được tiếp tục thực hiện liên tục tại 16/22 quận, huyện, thành phố. Để phục vụ công tác mở rộng lấy mẫu trong cộng đồng, ngoài nhân lực từ y tế cơ sở, các bệnh viện trên địa bàn, ngành y tế đã huy động lực lượng là sinh viên từ các trường đại học y dược.
Hiện nay, theo tỷ lệ bệnh nhân trong cộng đồng, ước tính có 13 ca bệnh COVID-19/ 1 triệu dân. Đây là con số đáng báo động. Sở Y tế TP.HCM đề nghị, các biện pháp tiếp theo là phong tỏa khu vực. Theo đó, Sở Y tế đề xuất phong tỏa triệt để 6 phường tại Q.Gò Vấp: tại các phường 3, 14, 15, 9, 11 và phường Thạnh Lộc Q.12. Ở những quận, huyện khác, TP Thủ Đức có ca bệnh ít, thì đề xuất cách ly phong tỏa theo khu phố có ca bệnh.
Thực hiện giãn cách toàn Q.Gò Vấp theo chỉ thị 15. Ngưng mọi hoạt động không cần thiết khác, nếu có tổ chức phải dưới 20 người và tuân thủ 5K. Ngưng toàn bộ các hoạt động tôn giáo. Ngưng hoạt động cửa hàng, siêu thị (trừ các hoạt động thiết yếu), cấm tụ tập ngoài công cộng (dưới 5 người). Khuyến khích các công ty, đơn vị làm việc trực tuyến, làm việc tại nhà.
Các bệnh viện nếu phát hiện ca bệnh trong nội trú thì phải phong tỏa toàn bộ bệnh viện cho đến khi kiểm soát được tình hình. Các bệnh viện phát hiện ca bệnh dương tính được sàng lọc từ đầu ngưng tiếp nhận bệnh để khử khuẩn, vệ sinh toàn bộ khu vực người bệnh đến. Triển khai khai báo y tế điện tử cho tất cả các phòng khám trên địa bàn. Tạm ngưng tổ chức thi đầu vào lớp 10 cho đến khi tình hình dịch bệnh ổn định. Ngưng hoạt động xe buýt trong thành phố (chỉ hoạt động dưới 30 chỗ).
Những trường hợp không đeo khẩu trang cần nghiêm xử phạt chứ không nhắc nhở như trước đây.
Bắc Ninh cách ly xã hội toàn huyện Yên Phong để phòng, chống dịch Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 tại 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, một số địa phương của 2 tỉnh này đã phải áp dụng cách ly xã hội từ chiều 19/5. |
Từ 6h ngày 18/5, giãn cách xã hội toàn bộ TP. Bắc Ninh và huyện Quế Võ Nhằm tăng cường công tác phòng chống dịch COVID-19, tỉnh Bắc Ninh quyết định giãn cách xã hội toàn bộ TP. Bắc Ninh và toàn bộ huyện Quế Võ, bắt đầu từ 6h ngày 18/5. |
Bắc Giang giãn cách xã hội 4 huyện để phòng dịch COVID-19 Tỉnh Bắc Giang quyết định giãn cách xã hội 4 huyện: Việt Yên, Lạng Giang, Lục Nam, Yên Dũng và yêu cầu công nhân trong các khu công nghiệp ở lại tỉnh để tăng cường các biện pháp phòng chống dịch COVID-19. |